TP.Yên Bái, ngày 10 tháng 7 năm 2017.
Em Phạm Sỹ Quý thân mến!
Mấy hôm nay cả nước đang xôn xao nể phục về tài làm kinh tế của em, nhiều người muốn lên Yên Bái để học tập, có người lại muốn xuất bản cả sách về cách làm giàu nữa. Vì một người từ buôn chổi đót, chè khô, lá chít mà vươn lên làm giàu... Những cách làm giàu để có tiền xây biệt phủ em đã kể với báo chí và đoàn thanh tra rồi, nhưng anh nghĩ rằng mấy cái em kể người ta khó tin, khó thuyết phục vì chẳng có chứng từ hóa đơn nào cả, thành thử cũng có người bán tín, bán nghi. Nhưng có lẽ em quên không kể đến một nghề tay trái mà em khá thành công, có cả bằng chứng thuyết phục , đó là ĐÁNH BẠC.
Em đánh nhiều lần, nhiều chỗ, nhiều năm đánh với đám khai thác khoáng sản cũng có, đánh với các đại gia bất động sản cũng có và quan chức cũng có và em lượm của người ta cũng nhiều.
Bằng chứng mà em dẫn ra cho mọi người thấy là vụ đánh bạc đêm 20/10/2005 có em (Phạm Sỹ Quý) cùng với Ngô Thành Long, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái, Nghiêm Trọng Tân, cán bộ Viên Kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái và 4 đối tượng khác. Em tranh thủ sang Công an Yên Bái có lẽ còn hồ sơ đấy, nếu mất rồi thì anh cung cấp cho em mấy bài báo đã từng đăng.
Cái hay, là vụ đánh bạc ấy bị bắt như thế mà không ai bị làm sao cả mà còn được thăng tiến. Ngày ấy anh còn nhớ chị Phạm Thị Thanh Trà của em đang làm Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy- Tưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái. Em (Phạm Sỹ Quý) còn là Phó văn phòng quản lý đất đai thuộc Sở Địa chính tỉnh Yên Bái. Không biết chị Trà giỏi, hay em giỏi mà từ đó cả chị cả em đều lên ào ào.
Dưới đây, anh đăng kèm mấy bài báo để em có tài liệu mà khoe với đoàn kiểm tra biết thành tích đánh bạc và khả năng vượt rào trên con đường quan lộ của em thế nào nhé.
Chào em, chúc em tiếp tục thăng.. thăng đường.
Tái bút: Hai ba hôm nay, thằng bạn của em có cái nick facebook là "Chính đạo" hay "chó đạo" gì đó anh nhớ không rõ, nó chê anh chẳng biết gì về em (Phạm Sỹ Quý) chẳng có tài liệu gì mà cứ ngồi một chỗ gõ bàn phím. Anh bực mình lục lọi ra molotj trời tài liệu Yên Bái luôn em ạ. Em cám ơn nó giúp anh nhé. Em cũng đừng quên cám ơn các anh Công an Yên Bái em nhé. Khi bắt thì rùm beng, rồi bảo đang tiếp tục điều tra..... đến giờ điều tra chưa xong luôn.
Nguyễn Huy Toàn
(FB Nguyễn Huy Toàn)
Cục trưởng
Chống tham nhũng: Cần hình sự hóa tài sản không rõ nguồn gốc
TP - Tới đây khi sửa
luật cần đề nghị phải hình sự hoá các tài sản bất hợp pháp, không giải trình rõ
nguồn gốc.
Theo Cục trưởng Cục
Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt, theo quy định, khi có
dấu hiệu kê khai bất hợp lý, tài sản tăng bất thường mới có căn cứ để xem
xét. Hoặc khi có đơn tố cáo về tài sản, có vấn đề gì trong việc bổ nhiệm,
đề bạt cán bộ mà cần xác minh, thẩm định để đánh giá cán bộ thì mới có căn cứ
để kiểm tra. Còn hầu hết việc kê khai tài sản đều do tự nguyện, tự giác, cho
nên không thể kiểm tra hết được.
Lâu nay, mỗi khi tài
sản của ai đó tăng, giảm bất thường mới yêu cầu phải giải trình nguồn gốc. Tuy
nhiên, dù vì lý do gì thì cũng phải giải trình rõ ràng, có căn cứ, và phải hợp
lý. Cán bộ, lãnh đạo có 10 tỷ đồng mà lại bảo do đi nuôi lợn, nuôi gà, lấy đâu
mà lắm thế? Cứ giải thích cho xong, giải thích bất hợp lý thì không ai chấp nhận
được.
Tới đây khi sửa luật,
chúng tôi đề nghị những diện cán bộ trước khi được bổ nhiệm bắt buộc phải xác
minh tài sản, coi đó là điều kiện để đề bạt, không để như trước kia nữa. Phải
xem xét cán bộ theo hướng nếu không trung thực trong kê khai tài sản thì không
đủ điều kiện để bổ nhiệm, đề bạt. Việc sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng đang
theo hướng tăng cường kiểm soát, quản lý đối tượng cần kê khai.
Cũng có nhiều ý kiến
đề xuất cần mở rộng đối tượng kê khai là vợ con, người thân của cán bộ công
chức, nhưng cũng lại có người nói rằng, mở rộng quá sẽ không quản lý được, nên
cần xem xét kỹ. Tôi cho rằng, phải quy định cả đối tượng người thân cán bộ cũng
phải kê khai tài sản, bởi thực tế đang có chuyện chuyển tài sản cho người thân.
Mặt khác, khi có tình
trạng kê khai tài sản không hợp lý, kê khai sai, ta vẫn chưa có hướng xử lý
triệt để. Chúng ta mới chỉ xử lý được về con người thôi, còn về tài sản rất khó
khăn trong xử lý, vì chưa có cơ chế pháp luật. Ở nước ngoài, với những tài sản
bất hợp lý, giải thích không rõ nguồn gốc sẽ bị tịch thu ngay, nhưng chúng ta
chưa làm được như thế.
Tới đây khi sửa luật
cần đề nghị phải hình sự hoá các tài sản bất hợp pháp, không giải trình rõ
nguồn gốc. Chưa làm được cái đó thì chưa thể kê khai chính xác được. Tuy nhiên,
đây là cái khó, cần phải nghiên cứu kỹ để chỉnh sửa.
THÀNH NAM (GHI)
10 ngày ‘điểm danh’ 3 cán bộ cấp cao giấu tài sản khủng
(PL)- Những quan chức này đều thuộc diện phải kê khai tài sản hằng năm nhưng khối tài sản trăm tỉ của họ vẫn “lọt lỗ kim” một cách tài tình.
Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều vụ lùm xùm về tài sản khủng có dấu hiệu bất thường của các quan chức được dư luận, báo chí phanh phui. Trong đó ba nhân vật được nhắc đến nhiều nhất là Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái Phạm Sỹ Quý, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh.
Ngày 27-6, đoàn công tác của Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra đột xuất các vấn đề liên quan đến nguồn gốc khối tài sản khủng của ông Quý. Trong đó, đồ sộ nhất là khu biệt phủ 13.000 m2 được chuyển đổi từ đất rừng thành đất ở bằng sáu văn bản được ký trong một ngày của các cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái.
Giải thích về tiền xây biệt phủ, ông Quý nói đã vay 20 tỉ đồng từ anh em và ngân hàng. Thế nhưng ngay trong bản khai tài sản cán bộ năm 2016, ông tự xác định bản thân không có các khoản nợ từ 50 triệu đồng trở lên. Một tài sản khác cũng được đánh dấu hỏi là căn chung cư cao cấp Mandarin Garden rộng 130 m2 (Cầu Giấy, Hà Nội) mà ông Quý khai trị giá 2,5 tỉ đồng, trong khi giá thị trường thực tế cao hơn rất nhiều lần.
Trường hợp Thứ trưởng Kim Thoa, trong ngày 3-7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận: Trong thời gian dài, bà Thoa nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định. Ngoài ra, bà Thoa còn có các sai phạm khác như vi phạm trình tự, thủ tục trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp; mua cổ phần vượt mức quy định… Ủy ban sẽ làm báo cáo gửi Ban Bí thư để xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với bà Thoa.
Gia đình bà Thoa giữ vai trò không nhỏ tại Công ty Bóng đèn Điện Quang khi sở hữu cổ phần có giá trị lên đến 718 tỉ đồng. Riêng thứ trưởng nắm gần 1,7 triệu cổ phiếu, có giá trị ước tính trên 100 tỉ đồng.
Điều đáng nói là mặc dù sở hữu lượng lớn cổ phần tại Công ty Điện Quang - và bản thân cho là hằng năm đều có kê khai tài sản - nhưng bà Thoa vẫn được Bộ phân công quản lý chính lĩnh vực có liên quan là ngành công nghiệp nhẹ. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tài sản, cổ phần từ đâu mà có, minh bạch hay không, có hay không việc lợi dụng chức vụ, vi phạm quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Phòng, chống tham nhũng?
Tương tự là trường hợp của Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh. Bà Thanh đã ký các văn bản chấp thuận cho Công ty Cường Hưng của chồng đầu tư nhiều dự án. Sai phạm của bà Thanh đều liên quan đến lợi ích của các doanh nghiệp do chồng bà nắm cổ phần chính và điều hành. Một số dự án Công ty Cường Hưng được chống lưng thực hiện là khu mỏ đá đứng tên HTX An Phát (diện tích gần 100 ha); đường chuyên dụng vận chuyển vật liệu xây dựng dài 7 km, vốn đầu tư khoảng 200 tỉ đồng; khu dân cư thương mại Phước Tân (diện tích 91,7 ha); khu bến thủy tại khu vực dự án khu dân cư Phước Tân.
Bà Thanh được xác định đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm khi kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định và bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Những sai phạm của Công ty Cường Hưng cũng được Thanh tra Chính phủ thanh tra để có kết luận cuối cùng.
NHÂN CHÍNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét