Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Putin cáo buộc Lenin đặt “bom hẹn giờ” lên Nga ( một hành động khủng bố); Chủ tịch nước thăm Chiến hạm Rạng Đông ở Nga; Tình anh em Nga – Việt sau 67 năm thắt chặt trong cái ôm nồng ấm

Print Friendly
KP_1501273_crop_1200x720
Nguồn: “Vladimir Putin accuses Lenin of placing a ‘time bomb’ under Russia”, The Guardian, 25/01/2016.
Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Tổng thống Nga phê phán chủ nghĩa liên bang của nhà cách mạng đã làm Liên Xô tan rã và tạo ra căng thẳng về mặt sắc tộc trong khu vực.
Vladimir Putin đã tố cáo Lenin và chính quyền Bolshevik tiến hành những cuộc đàn áp tàn bạo và buộc tội Lenin đã đặt một “quả bom hẹn giờ” lên quốc gia này.
Việc phê phán Lenin, một nhân vật vẫn nhận được sự tôn kính từ các nhà cộng sản và nhiều người dân Nga, là một hành động khá bất thường của vị tổng thống Nga, người trong quá khứ vẫn luôn cân nhắc cẩn trọng các nhận xét về lịch sử quốc gia nhằm tránh làm mất lòng một số cử tri. Cùng lúc đó, ông cũng ra hiệu rằng chính phủ không có ý định đưa di hài Lenin ra khỏi lăng của ông trên Quảng trường Đỏ, và cảnh báo chống lại “bất cứ hành động nào gây chia rẽ xã hội”.
Đánh giá của Putin về vai trò của Lenin trong lịch sử Nga trong cuộc gặp mặt hôm thứ Hai với các nhà hoạt động ủng hộ điện Kremlin tại thành phố phía nam Stavropol tiêu cực hơn hẳn so với quan điểm của ông trước đây. Ông lên án Lenin và chính quyền của ông ta đã hành quyết dã man vị Sa hoàng cuối cùng cùng với toàn bộ gia đình và người phục vụ, giết hại hàng ngàn linh mục và đặt một quả bom hẹn giờ lên nước Nga bằng cách vẽ ra các giới hạn hành chính dựa trên sắc tộc.
Lấy ví dụ về di sản mang tính phá hoại của Lenin, Putin chỉ ra Donbass, khu vực công nghiệp phía đông Ukraine, nơi một lực lượng nổi loạn li khai ủng hộ Nga đã trỗi dậy một vài tuần sau khi Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3 năm 2014. Hơn 9.000 người đã bị giết hại trong cuộc xung đột từ tháng 4 năm 2014, và các đụng độ vẫn tiếp tục bất chấp thỏa thuận hòa bình tháng 2 năm 2015.
Putin nói rằng chính phủ của Lenin đã ngây thơ vẽ ra ranh giới giữa các phần của Liên Xô, đặt Donbass dưới quyền tài phán của Ukraine nhằm tăng tỉ lệ giai cấp vô sản trong một bước đi mà Putin gọi là “điên rồ”.
Phê phán của Putin đối với Lenin có thể là một phần trong nỗ lực nhằm biện minh cho chính sách của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng nó cũng phản ánh mối quan ngại của Kremlin về các mong muốn ly khai có khả năng xuất hiện tại các tỉnh của Nga.
Putin đặc biệt phê phán khái niệm quốc gia liên bang của Lenin mà trong đó các thực thể có quyền được ly khai, nói rằng khái niệm này góp phần lớn vào sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Ông thêm vào rằng Lenin đã sai lầm trong cuộc tranh luận với Joseph Stalin, người ủng hộ mô hình nhà nước đơn nhất. Putin trong quá khứ đã từng tố cáo Stalin về các cuộc thanh trừng vốn đã giết chết hàng triệu người, nhưng ông cũng công nhận vai trò của Stalin trong việc đánh bại Phát xít trong Thế chiến II.
Trong bình luận hôm thứ hai, Putin cũng chỉ trích những người Bolshevik vì đã khiến Nga thua trận dưới tay Đức trong Thế chiến I và nhượng lại các phần lãnh thổ lớn vài tháng trước khi Đức thua trận. “Chúng ta mất đất vào tay bên thua cuộc, quả là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử”, Putin nói.
Putin nói rằng ông tin tưởng chân thành vào lý tưởng cộng sản khi còn phục vụ trong hàng ngũ KGB, nói thêm rằng dù các hứa hẹn của chủ nghĩa cộng sản về một xã hội công bằng và đúng đắn “rất giống như trong Kinh Thánh”, nhưng thực tế lại khác. “Đất nước chúng ta không giống như Thành phố Mặt trời” như những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng mường tượng nên, ông nói.
(http://nghiencuuquocte.org/2016/01/27/putin-cao-buoc-lenin-dat-bom-hen-gio-len-nga/)

Chủ tịch nước thăm Chiến hạm Rạng Đông ở Nga

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lên chiến hạm biểu tượng của nước Nga khi tới thăm chính thức nước này.


chu-tich-nuoc-tham-chien-ham-rang-dong-o-nga
Chủ tịch nước thăm Chiến hạm Rạng Đông. Ảnh: TTXVN
Lãnh đạo Việt Nam sáng nay đến thăm Chiến hạm Rạng Đông ở thành phố Saint Peterburg trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Nga, TTXVN đưa tin.
Đây là chiến hạm từng tham gia Thế chiến I và Thế chiến II, là một biểu tượng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga khi nổ phát súng báo hiệu cho cuộc tấn công cuối cùng vào Cung điện Mùa Đông tại Petrograd​ vào tháng 11/1917.
Hiện chiến hạm được bảo tồn và hoạt động như một tàu bảo tàng tại Saint Petersburg.
Trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao đổi với ông Georgy Pontavchenko, Thống đốc Saint Petersburg, trao đổi về các cơ hội hợp tác giữa Saint Petersburg với các địa phương ở Việt Nam.
Sau lịch trình ở Saint Petersburg, Chủ tịch nước Trần Đại Quang kết thúc chuyến thăm Nga kéo dài từ ngày 28/6.
Khánh Lynh
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/chu-tich-nuoc-tham-chien-ham-rang-dong-o-nga-3607554.html

Tình anh em Nga – Việt sau 67 năm thắt chặt trong cái ôm nồng ấm
(Thời sự) - Cuộc gặp Tổng thống Putin và Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã mở đầu một cách đầy biểu tượng – không phải là cái bắt tay xã giao truyền thống mà là với vòng ôm siết chặt thân tình. Ôm vai nhau, Tổng thống Nga và Chủ tịch nước Việt Nam bày tỏ những thiện cảm sâu sắc tốt đẹp nhất của tình hữu nghị, tình anh em, sự cảm thông và ủng hộ mà các dân tộc của hai nước dành cho nhau.
Có 1 điểm thú vị trong chuyến công du thân tình này là Chủ tịch nước Trần Đại Quang thường đứng ở vị trí bên phải trong các bức ảnh bắt tay Tổng thống Putin – vị trí thông thường chỉ dành cho chủ nhà trong thông lệ ngoại giao. Điều này thể hiện sự gần gũi giữa 2 vị nguyên thủ quốc gia và vai trò chủ – khách có vẻ như không còn quan trọng. Bên cạnh đó, điều này cũng thể hiện vị thế của Việt Nam cũng như sự coi trọng của Nga đối với Việt Nam.
Tổng thống Liên bang Nga V. Putin đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại điện Kremlin.
Tổng thống Liên bang Nga V. Putin đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại điện Kremlin.
Trước đó, để chuẩn bị cho chào đón chuyến công du của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới Nga, hàng loạt các sự kiện hợp tác đã được tổ chức.
Đầu tiên là triển lãm “Việt Nam: đất nước và con người” đã khai mạc ở trung tâm Moskva. Hơn một trăm tấm ảnh được trưng bày do Thông tấn xã Việt Nam cung cấp. Người xem triển lãm chiêm ngưỡng những tòa nhà cao tầng hiện đại của Thành phố Hồ Chí Minh, cuộc diễu binh của các chiến hạm Hải quân Việt Nam, nhà máy thủy điện Sơn La, giàn khoan dầu Vietsovpetro, toàn cảnh thiên đường du lịch Mũi Né, lễ múa lân tại Hà Nội, đua voi ở Đắk Lắk, đấu bò tại An Giang, lễ hội Katê của người Chăm. Khi nhìn những hình ảnh này, nhiều người Nga phải thốt lên, họ phải thay đổi cách nhìn về Việt Nam.
Triển lãm ảnh "Việt Nam. Đất nước và con người".
Triển lãm ảnh “Việt Nam. Đất nước và con người”.
Những bức ảnh về Việt Nam đặc biệt thu hút ông Nikolay Kolesnik, một người từng tham gia hoạt động chiến sự tại Việt Nam thời kỳ 1965 – 1966. “Tôi nhận ra nhiều địa danh đã từng là nơi bố trí các bệ phóng tên lửa Liên Xô bảo vệ bầu trời và mặt đất của Việt Nam. Tuy nhiên, đó không phải là dễ ,Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, đẹp hơn lên. Sau chiến tranh, tôi đã có không ít dịp đến đó và tôi khẳng định: Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, nhưng tình cảm tôn trọng dành cho nước Nga không hề suy chuyển”.
Thứ hai, một kí kết kinh tế nổi bật là Tổng công ty CP khoan và dịch vụ dầu khí (PV Drilling) Việt Nam đã ký với TNK Việt Nam B.V. (một công ty con của Rosneft Nga) sáu hợp đồng với tổng trị giá 42 triệu đô la. Đặc biệt, là việc ký kết hợp đồng cung cấp giàn khoan, dịch vụ khoan cho một số dự án thăm dò khai thác của các công ty Nga. Đây là thỏa thuận đầu tiên ký giữa PV Drilling và Rosneft, một trong những nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Thứ ba, trước thềm sự kiện này tại Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàm Lâm Khoa học Nga sẽ tổ chức cuộc họp báo và hội thảo bàn tròn với sự tham gia của các chuyên gia Nga về Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà Viện này đã trở thành địa điểm lựa chọn để tổ chức hoạt động này, bởi vì ở Nga, Viện Viễn Đông là cơ sở khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu Việt Nam cũng như trong sự hợp tác với nước này trong lĩnh vực khoa học xã hội.
 ngày 26/6, tại thủ đô Moskva, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức buổi họp báo và Hội thảo bàn tròn với chủ đề “Thực trạng và triển vọng quan hệ Nga-Việt Nam” nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ 28/6-1/7.
ngày 26/6, tại thủ đô Moskva, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức buổi họp báo và Hội thảo bàn tròn với chủ đề “Thực trạng và triển vọng quan hệ Nga-Việt Nam” nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ 28/6-1/7.
Trong năm 2008, tại đây đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN. Các chuyên gia của Trung tâm phân tích quá trình phát triển chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam hiện đại, các vấn đề trong mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, nghiên cứu những kinh nghiệm của mối quan hệ giữa Liên Xô và Nga với Việt Nam, thực trạng mối quan hệ của Việt Nam với ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, và những nước khác và các tổ chức quốc tế. Mỗi năm Viện Viễn Đông đều tổ chức những hội nghị quốc tế với sự tham gia của các nhà khoa học Việt Nam, phát hành các tập sách “Nghiên cứu Việt Nam “. Trong 8 năm qua, Trung tâm đã xuất bản 7 bộ sách chuyên khảo của các nhà khoa học Việt Nam bằng tiếng Nga và tiếng Việt.
Thứ tư là việc Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin tuyên bố rằng lượng xuất khẩu ngũ cốc từ Nga sang Việt Nam đã tăng hơn 15 lần kể từ đầu năm nay. “Nga sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thức ăn gia súc ở Việt Nam. Cung cấp ngũ cốc từ Nga sang thị trường Việt Nam đã tăng hơn 15 lần” – Bộ trưởng Oreshkin nhấn mạnh.
Quan hệ Việt Nam – Nga là quan hệ truyền thống, có từ gần 1 thế kỷ nay, dựa trên nền tảng quan hệ hữu nghị Việt Nam – Liên Xô trước đây. Tuy nhiên, sau gần 42 năm dường như mối quan hệ này chỉ tồn tại ở mức duy trì mức độ cao trong sự hợp tác kỹ thuật – quân sự, còn trong tất cả các lĩnh vực khác, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, nếu so với Mỹ, Châu Âu và Châu Á, thì Nga còn thua kém rất nhiều.
Thế nhưng, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực Á-Âu , khi Mỹ và EU áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, Moskva đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường hợp tác với Việt Nam. Bởi, Việt Nam giờ đây là một thành viên có ảnh hưởng của cộng đồng quốc tế, một trong những nước phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN, hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới và có vai trò đối tác đầy đủ trong quan hệ với các cường quốc lớn. Đó là lý do vì sao Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh đề cao Việt Nam như đối tác quan trọng nhất của Nga ở châu Á bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ.
 Ôm vai nhau, Tổng thống Nga và Chủ tịch nước Việt Nam bày tỏ những thiện cảm sâu sắc tốt đẹp nhất của tình hữu nghị, tình anh em, sự cảm thông và ủng hộ mà các dân tộc của hai nước dành cho nhau.
Ôm vai nhau, Tổng thống Nga và Chủ tịch nước Việt Nam bày tỏ những thiện cảm sâu sắc tốt đẹp nhất của tình hữu nghị, tình anh em, sự cảm thông và ủng hộ mà các dân tộc của hai nước dành cho nhau.
Nga và Việt Nam đang trở lại với nhau – đó là mệnh lệnh tự nhiên của thời đại, Tổng thống Putin nhấn mạnh. Nhà lãnh đạo Nga không quên nhắc lại năm 2019 sẽ đánh dấu kỷ niệm 25 năm thiết lập Hiệp ước hữu nghị song phương giữa hai dân tộc, chính vì vậy ông đề nghị “Nếu được, hai nước có thể tổ chức chéo năm Nga tại Việt Nam và năm Việt Nam ở Nga”.
Đối với Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) liên tục kéo dài các lệnh cấm vận kinh tế chống Nga nhưng điều này dường như không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế Nga, kinh tế Nga vẫn tăng trưởng và thu nhập thực tế của người Nga đã được cải thiện đáng kể so với trước. Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maksim Oreshkin nhấn mạnh rằng thu nhập thực tế của người dân Nga trong tháng 1/2017 đã gia tăng thêm 8,1%- mức độ cao nhất trong vòng 2 năm qua. Tiềm năng của Nga về vũ khí và an ninh lương thực là rất lớn. Nhận thấy tiềm năng và chiến lược của Nga trong bối cảnh có lợi cho Việt Nam, trong buổi tiếp Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga ngày 21 tháng 5, Chủ tịch Việt Nam tuyên bố ông coi sự phát triển quan hệ với Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại. Và chuyến công du tại thời điểm này là rất thích hợp để tiến tới những hợp tác chiến lược và toàn diện khi Nga đang dang rộng vòng tay chào đón Việt Nam.
Trong cuộc hội đàm cấp cao diễn ra tại điện Kremlin với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang, nhà lãnh đạo Nga bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm của người đồng nhiệm Việt Nam đến Liên bang Nga “sẽ là một tác nhân tốt kích thích sự phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt và các mối quan hệ chiến lược giữa hai nước”.
Trong tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thì nỗ lực gắn bó giữa các quốc gia với nhau để giữ vững ổn định, an ninh trong từng khu vực, trong đó có tăng trưởng kinh tế nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kéo dài trong nhiều năm qua ở nhiều châu lục… thì quan hệ Việt Nam – Nga lúc này, hơn lúc nào hết, chúng ta phải nhìn vào thực tế tiềm năng của hai nước.
Phải chăng đã đến lúc chúng ta phải thay đổi chính sách của mình?— bình luận viên Georgy Zotov, người mới đến Việt Nam gần đây đã viết như vậy trên tờ báo Nga nổi tiếng “Luận chứng và Sự kiện”.
Thu An
No Post Link
http://nguyentandung.org/tinh-anh-em-nga-viet-sau-67-nam-that-chat-trong-cai-om-nong-am.html

Không có nhận xét nào: