Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

TỔN THẤT CỦA HÀ GIANG & CÁC TỈNH PHÍA BẮC 2/1979 QUA NHẬT KÝ CỦA ĐẠI TÁ HOA CHÍ CƯỜNG VÀ CÁC TƯỚNG TRUNG QUỐC

16 chữ Vàng 4 Tốt: Phơi Bày Sự Thật cuộc Chiến 1979 (TC & 
VC)
17.06.2016



..."Mấy giờ liền tôi phỏng vấn tên Đại tá Hoa Chí Cường. Y trình bày về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979, mọi diễn biến tại chiến trường trong lãnh thổ Việt Nam rất tỉ mỉ, y là nguyên sĩ quan Tư lệnh phó Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14, y đón tiếp chúng tôi qua cung cách kính trọng. Phần tôi hình dung không khác nào tư cách đại diện của Bộ tư lệnh Quân ủy Vân Nam thuộc Quân khu Côn Minh, đang lắng nghe một thuộc cấp báo cáo về chiến trường...


Đại tá TQ Hoa Chí Cường:"Tôi ghi chép tỉ mỉ, có cả hình ảnh đính kèm, chỉ rõ từng sự việc tại chiến trường Hà Giang Việt Nam. Nhờ cuốn nhật ký này, tôi tự làm một thống kê tổn thất về phía Việt Nam và Trung Quốc, từ ngày 17 tháng 02 năm 1979 đến ngày 16 tháng 03 cùng năm, có thể nói rằng con số tổn thất chính xác 90%.” 


Sự thật về cuộc chiến 1979 giữa hai "đồng chí" 16 chữ vàng 4 tốt hay tội đồ nhân lọai : VC và TC được phơi bày do chính người trong cuộc kể lại


Cuộc xâm lược của 10 Quân đoàn, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc 
trong lãnh thổ Việt Nam, tháng 2/197917/20/1979. Nguồn: Hoa Chí Cường.
1 – Dân quân, thường dân Việt Nam cam chịu, kẹt trong cuộc chiến:
Ngày 17-12/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam bị sát hại. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Thường dân Việt Nam tị nạn chiến tranh, tạm trú trong các hang động miền núi. Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, đem ra hành quyết tập thể, vào ngày 24 tháng 2 năm 1979. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường. 
Ngày 25/02/1979. Bộ đội Trung Quốc hãm hiếp phụ nữ, già trẻ và bé gái. Cuối cùng họ bị hành quyết chôn vùi tập thể tại những hầm hố đạn đại pháo hai bên lề Quốc lộ 4C. Mỗi mồ từ 7 đến 20 tử thi. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
  
Ngày 27/02/1979, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc bắt 548 nông dân làm tù binh, thấy không lợi, lập tức hành quyết tập thể. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường. 
Ngày 25/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam, tử vong. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường

Ngày 20/02/1979, thường dân tử vong tại thị trấn Tam Sơn, trên Quốc lộ 4C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 23/02/1979. Một dân quân tử trận nằm kế bên mộ tập thể của 62 Bộ đội Việt Nam tử trận tại Vị Xuyên, trên Quốc lộ 2C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.

Ai đem bom đạn cày nát đất Tổ

Huỳnh Tâm - “...đất nước Việt Nam khéo có một biên giới thiên nhiên từ Đông qua Tây, nếu Trung Quốc chiếm cứ được núi cao tại biên giới, đương nhiên Việt Nam tự nó biến thành chư hầu... 
Mấy giờ liền tôi phỏng vấn tên Đại tá Hoa Chí Cường. Y trình bày về chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979, mọi diễn biến tại chiến trường trong lãnh thổ Việt Nam rất tỉ mỉ, y là nguyên sĩ quan Tư lệnh phó Sư đoàn 40 thuộc Quân đoàn 14, y đón tiếp chúng tôi qua cung cách kính trọng. Phần tôi hình dung không khác nào tư cách đại diện của Bộ tư lệnh Quân ủy Vân Nam thuộc Quân khu Côn Minh, đang lắng nghe một thuộc cấp báo cáo về chiến trường.
Tôi nhếch môi cười thầm, tự trách:
- Tại sao, bỗng dưng ăn theo Nhất Biến để trở thành nhân vật có tầm cở bành trướng Bác Kinh, thời gian này không đáng là bao, thế mà trong tôi phải chịu đựng tên Cường nói về đau đớn trên quê hương mình, ngồi đây chỉ còn hy vọng y tiết lộ vài bí mật "phản công tự vệ" tôi cần biết. Và sáng mai đương nhiên tôi trở về vị trí đời thường, mang theo nỗi buồn quê hương khói lửa, bị mất trộm phần đất biên giới của Ông Cha vào tay Trung Quốc! 
Xe tăng và Trung đội pháo binh 56 của Quân đoàn 14 Trung Quốc 
tiến qua đầu nguồn biên giới sông Lô thuộc tỉnh Hà Giang. Nguồn: Hoa Chí Cường.
Hoa Chí Cường đứng lên, đi đến kệ sách lấy một cuốn sổ dày cộm, luôn tay lấy một vò rượu và ba ống cây trúc, dài nhỏ, nói:
- Thưa quý anh, đây là vò rượu, cất bằng gạo cẩm của nông dân Việt Nam thường dùng trong dịp giao tế hay lễ lạt, quý anh, uống thử rượu đặc biệt mà người Việt Nam gọi rượu Cần nồng độ cao, uống vào cảm nhận được mọi hương vị cay, đắng, đậm đà, sau khi uống để lại một vấn vương thơm, kính mời hai anh.
Hoa Chí Cường vừa hút lên một ngụm rượu, uống ực một hơi vào miệng, khà... tay cằm cuốn nhật ký nói tiếp:
- Tôi ghi chép tỉ mỉ, có cả hình ảnh đính kèm, chỉ rõ từng sự việc tại chiến trường Hà Giang Việt Nam. Nhờ cuốn nhật ký này, tôi tự làm một thống kê tổn thất về phía Việt Nam và Trung Quốc, từ ngày 17 tháng 02 năm 1979 đến ngày 16 tháng 03 cùng năm, có thể nói rằng con số tổn thất chính xác 90%.
Sau ngày 16 tháng 03 năm 1979 đến 1987 con số tổn thất cao vòi vọi, vẫn tiếp tục chạy đua với thời gian trên chiến trường Việt Nam. Tôi cũng đã làm một thống kê khác trong nhật ký, nếu có dịp sẽ gửi tặng quý anh.
Cuộc xâm lược của 10 Quân đoàn, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc 
trong lãnh thổ Việt Nam, tháng 2/197917/20/1979. Nguồn: Hoa Chí Cường.
Miệng của Hoa Chí Cường liên tục nói, và đôi tay mở ra trang đầu nhật ký, đọc:
- Ngày 17/02/1979, Sư đoàn 40 tiến công vào lãnh thổ Việt Nam, trước mắt có những cản trở bởi dân quân các làng xã thuộc thị trấn Thanh Thủy, Hà Giang Việt Nam. Cùng ngày, trước sau 4 Quân đoàn gồm 10 Sư đoàn của Trung Quốc đồng tiến công.
Thương vong, thiệt hại của Việt Nam, từ ngày 17/02/1979 đến ngày 16/03/1979.
1 – Dân quân, thường dân Việt Nam cam chịu, kẹt trong cuộc chiến:
Ngày 17-12/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam bị sát hại. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Thường dân Việt Nam tị nạn chiến tranh, tạm trú trong các hang động miền núi. Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc, đem ra hành quyết tập thể, vào ngày 24 tháng 2 năm 1979. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
  
Ngày 25/02/1979. Bộ đội Trung Quốc hãm hiếp phụ nữ, già trẻ và bé gái. Cuối cùng họ bị hành quyết chôn vùi tập thể tại những hầm hố đạn đại pháo hai bên lề Quốc lộ 4C. Mỗi mồ từ 7 đến 20 tử thi. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường. 
Ngày 27/02/1979, Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc bắt 548 nông dân làm tù binh, thấy không lợi, lập tức hành quyết tập thể. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường. 
Ngày 25/02/1979. Dân quân Hà Giang Việt Nam, tử vong. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường
Ngày 20/02/1979, thường dân tử vong tại thị trấn Tân Sơn, trên Quốc lộ 4C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
Ngày 23/02/1979. Một dân quân tử trận nằm kế bên mộ tập thể của 62 Bộ đội Việt Nam tử trận tại Vị Xuyên, trên Quốc lộ 2C. Nguồn ảnh: Hoa Chí Cường.
2 – Những khu công nghiệp nhà máy bị phá hủy100%.
3 – Tỉnh Hà Giang có 196 đơn vị cấp xã, bao gồm 5 phường, 13 thị trấn bị phá hủy 84%.
4 – Tài sản tư nhân, 170.931 nhà cửa thường dân tại thành phố, do đại pháo phá hủy 75%..
5 – Tài sản tư thường dân nông thôn bị phá hủy 349.560 ngôi nhà 90%..
6 – Cánh đồng lúa cháy 100%.
7 – Núi rừng, Lâm nghiệp tổng số phá hủy 83%.
8 – Tư liệu sản xuất nông thôn, bị cướp 251.973 trâu, bò và các loại gia súc khác bị mất tổng số: 460.800 con 80%..
9 – Kinh tế, tài sản công cộng của thị xã, thị trấn bị phá hủy 350.760 ngôi nhà, cơ sở Giáo dục, Bệnh viện, Bệnh xá, Thương mại, Nông trường, Trang trại, Lâm trường, Xí nghiệp, Hầm mỏ, Điện lực, Văn hóa v.v... 98%.
10 – Dân số 4,5 triệu của 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sản xuất sinh sống. 
Tính trên tổn thất từ ngày 17/02/ đến 16/3/1979.
Nhất Biến cười nói:
- Tôi nghe anh đọc như một thực đơn bi ai, tôi ăn bằng cái đầu qua con số, người dân vô can gặp chiến tranh phải trả giá quá cao, ngoài trí lực của con người, con số mà anh Cường vừa đọc nó rất giá trị đối với chúng ta, nhưng không giá trị đối với những kẻ bàng quan, và hai đảng CSVN-TQ vô lương tâm, họ bịt mắt dư luận bằng những con số thấp nhất, do hành động dối trá.
Hoa Chí Cường thở dài phê phán:
- Chúng ta phải nói đảng CSVN-TQ lưu manh, không bao giờ công bố một tổng kết sự thật, họ sợ nói lên con số tổn thất, nghĩa là chỉ dấu thua trận, điểm yếu của một bè đảng CSVN-TQ là ở chỗ ấy, chiến tranh là như vậy, ai cũng cho mình thắng trận, địch tổn thất 10 (Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000), ta tổn thất khoảng 20.000 v.v... 
Tướng Ngũ Tu Quyền (伍修). Nguồn Ảnh: Hoa Chí Cường.
Một công bố khác của tên tướng Ngũ Tu Quyền (伍修), nguyên phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, phụ trách tình báo ngoại giao. Y lừa dối dư luận thế giới, công bố quân số của Trung Quốc có 20.000 tử vong. Nếu y làm số nhân: 20.000 x 4 = 800.000 tử vong, mới đúng sự thật. Tháng 4 năm 1979, "Tạp chí Quân đội Nhân dân" của Việt Nam loan tải, quân đội Trung Quốc có 62.500 người thương vong. Theo tôi con số này bất đắc dĩ chấp nhận được.
Ngũ Tu Quyền (伍修) còn công bố hư hao vũ khí có hơn 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy. Y lại một lần nữa lếu láo, thay vì phải nhân: 500 x 3 = 1.500.
Y còn khoe bắt được 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Trong khi ấy bộ tư lệnh Quân Khu Nam Ninh thống kê con số tù binh ngoạn mục: Tù binh Việt Nam gồm quân chủ lực 800, dân quân 200, thường dân 600. Cho thấy tên tướng Ngũ Tu Quyền (伍修) công bố tào lao "râu ông nọ, cắm cầm bà kia" không giống ai cả!
Hoa Chí Cường lại thở dài một lần nữa, đôi mắt ngó xuống nhật ký đọc tiếp:
Việt Nam công bố kết quả chiến đấu của họ như sau:
1 – Mặt trận Lai Châu: diệt 16.000 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp, 12 xe quân sự, và đánh thiệt hại nặng tương đương Sư đoàn, 38 khẩu pháo-cối.
2 – Mặt trận Lào Cai : diệt 17.000 lính TQ, phá hủy 41 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự, tiêu diệt 24 tiểu đoàn, thiệt hại nặng 52 khẩu pháo-cối.
3 – Mặt trận Hà Giang: diệt 11.000 lính TQ, phá hủy 32 xe tăng, thiết giáp, 45 xe quân sự, tiêu diệt 10 tiểu đoàn, thiệt hại nặng 14 khẩu pháo-cối.
4 – Mặt trận Lạng Sơn: diệt 13.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp, 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt 3 trung đoàn, thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
5 – Mặt trận Cao Bằng: diệt 12.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp, 23 xe quân sự, tiêu diệt 7 tiểu đoàn, thiệt hại nặng 61 khẩu pháo-cối.
6 – Mặt trận Quảng Ninh: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt 3 tiểu đoàn, thiệt hại nặng 32 khẩu pháo-cối.
Tổng kết: Trung Quốc tử vong 83.000, phá hủy xe tăng, thiết giáp 353, 188 xe quân sự, 292 khẩu pháo-cối.
Hoa Chí Cường nói tiếp:
- Phân thắng bại còn chờ ngày kết thúc chiến tranh.
Về lâu dài, đã hơn 8 năm xung đột vũ trang dọc theo biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, dấu hiệu hậu quả nền kinh tế xấu. Sản xuất của người dân vùng biên giới xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài ra, Trung Quốc chủ trương di chuyển hay phá hủy cột mốc biên giới, tương lai gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này. 
Điều đáng trách, kẻ xâm lăng không nên tạo sự căm phẫn trong lòng dân bản xứ, dù bất cứ người dân ở quốc gia nào cũng phải tôn trọng họ, không được cướp mạng sống hay vật chất của họ. Trừ phi nhà nước đương cuộc lấy thường dân làm lá chắn, đem dân ra thử đạn pháo, thì mình đành chịu thôi. Trường hợp này bất khả kháng theo qui luật chiến tranh không còn cách nào để từ chối.
Về người nghe, cảm nghĩ của tôi:
- Quân số Trung Quốc có hơn 3,5 triệu, chỉ có một Hoa Chí Cường mẫu người bản lĩnh, đứng thẳng trước thượng cấp không hề nao núng, cá tính sống vì mọi người, phân biệt thế nào là địch-thù, quan trọng không kéo thường dân vào chiến cuộc, tuy nhiên tôi có một suy nghĩ khác: ‒ Ngày nay Hoa Chí Cường quân hàm Đại tá, nếu mai này làm Đại tướng cũng không thể khác hai tên tướng Dương Đắc Chí và Hứa Thế Hữu, vì Hoa Chí Cường quên rằng trong người của ông ta có huyết thống Hán 100%. 
Nhất Biến tranh thủ thời gian, liền hỏi:
- Thưa, anh Cường tiếp tục phỏng vấn nhé?
- Vâng, tôi xin trình bày tiếp. Về chiến lược phải phù hợp với chiến thuật để khi thoái quân an toàn không bị tổn thất. Chính tên Đại tướng Dương Đắc Chí cũng hờ hững về chiến thuật thoái quân, chiến trường Việt Nam địa lý thiên nhiên có quá nhiều núi cao, hiểm trở khó tiến công, thoái quân cũng khó, tuy quân đội Trung Quốc lập được ba chiến lũy sâu trong lãnh thổ Việt Nam nhưng không giá trị, nếu địch thủ chọn những điểm núi cao kiểm soát ba chiến lũy, tức thì quân đội Trung Quốc như một con Hổ nhốt trong rọ, quân đội Việt Nam sẽ rót đại pháo xuống đầu, không có đường nào để thoái binh. Quả thực đất nước Việt Nam khéo có một biên giới thiên nhiên từ Đông qua Tây, trong chiến tranh nếu Trung Quốc chiếm cứ được núi cao tại biên giới, đương nhiên Việt Nam tự nó biến thành chư hầu.
Kéo đại pháo lên núi cao. Nguồn Ảnh: Hoa Chí Cường
Trước đây tôi chọn một đồi núi cao để hổ trợ cho Sư đoàn 40, thì ngay sau đó tên Dương Đức Chí ý thức được việc phối trí binh bị của tôi, ý có hỏi: "Nguyên nhân nào đưa đến cách phối trí đại pháo trên núi cao".      
Tôi trả lời: "Biên giới Việt Nam là nơi hiểm yếu, có khả năng chôn 40 Quân đoàn của ta, nếu không biết chiến thuật, tức là mình khinh địch, trước khi khởi binh tôi cho trinh sát đi trước vẽ họa đồ, tọa độ, lập tổ liên lạc, từ lúc khởi binh cho lúc đến điểm tập kết dùng mật mã nhiễu sóng truyền tin, và lập pháo đài trong thời gian nhanh nhất.
Những nguyên nhân vừa rồi đủ chứng cứ, cho phép tên Dương Đắc Chí đưa tôi vào phạm luật quân kỷ. Ấy mà nào ai biết trước, trong sự hung có sự lành, nhờ vậy tôi mới thoát chết qua kẽ tóc, về tội khinh quân kỷ trên chiến trường. Nói chung tôi được Quân ủy Vân Nam dùng lại xem như cố vấn.
Phần tôi, thấy độ dày cuốn nhật ký hơn 450 trang giấy A4, và có nhiều hình ảnh chú thích, Hoa Chí Cường đọc mới vài trang mà như trong tôi có cảm tưởng còn rất nhiều bí mật khác của chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc, tôi cần phải biết nội dung cuốn nhật ký này, nếu có điều kiện, bằng mọi cách làm chủ nó.
Đôi mắt của Nhất Biến cũng không rời cuốn nhật ký của Hoa Chí Cường, vừa ngó chăm chăm và hỏi:
- Thưa, anh Cường có thể nào cho tôi mượn cuốn nhật ký đọc tại chỗ được không ?
Hoa Chí Cường không suy nghĩ, cũng không ngạc nhiên, trên mặt có vẽ tự hào, nhếch môi cười, vui vẻ đáp:
- Đối với anh Cát Thuần, đúng là cuốn nhật ký của tôi đi tìm tri kỷ, anh chờ một chút nhé?
Hoa Chí Cường đi đến kệ sách lấy một gói, không biết loại sách gì mà bề ngoài bao lại bằng giấy dầu, trao cho Cát Thuần nói:
- Tôi xin tặng anh ba thực đơn tinh thần, nhật ký thứ nhất viết từ ngày 10/02/1979 đến 16/03/1979, cuốn thứ hai viết từ ngày 17/03/1979 đến năm 1986. Trong cuốn thứ hai nội dung quan trọng nhất là trận chiến 1984. Và một cuốn Bản đồ tự tay tôi vẽ cùng một số bạn bè cung cấp, quan trọng của nó là những điểm núi cao có chú thích tọa độ và ngày tháng chiến tranh tại 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh củaViệt Nam và biên giới Trung Quốc.
Tôi suy nghĩ thầm và tự hỏi:
- Tại sao trong tôi bị khích thích, tăng khao khát những gì vừa nghe và thấy, như một chứng nhân chiến tranh? Hay tôi đang cần một thứ lương thực chỉ no cái đầu? Cũng có thể thứ mà tôi đang sinh hoạt trong phiêu lưu, chính nó thôi thúc tôi tìm những gì của quê hương bị bào mòn, bởi thế tôi phải cần biết ba hồ sơ trên tay của Nhất Biến.
Nhất Biến cầm ba hồ sơ trên tay nói:
- Đa tạ anh Cường, tuy nhiên anh tặng như thế này thì mai sau khi cần tìm đâu ra?
- Anh, Cát Thuần cứ an tâm, tôi có đến hai bản, bản chính tặng anh, tôi giữ lại bản phụ, tặng anh bản chính xem như tôi là bạn thân thiết ở bên anh.
Nhất Biến cảm động nói:
- Quả nhiên tri kỷ có khác, một lần nữa đa tạ, ghi vào tim. À, thưa anh trong dân gian có nói "được voi đòi tiên", ngày mai tôi phải lên đường cho kịp thời gian, xin anh cho mượn một chiếc xe để di chuyển trong 10 ngày, tôi gửi ở đây chiếc xe đạp, hy vọng anh đồng ý.
- Tưởng mượn vợ, mượn con thì không được, còn mượn xe thì đương nhiên không có vấn đề, ngày mai anh Cát Thuần lấy xe BJ-212A của tôi mà di chuyển, bao giờ đưa về đây cũng được. Anh đừng đổi xe đạp lấy xe hơi là tin nhau rồi.
Mọi người đồng cười, một ngày trôi qua, đêm đã khuya mà cuộc phỏng vấn chưa kết thúc, Nhất Biến hỏi Hoa Chí Cường:
- Thưa, anh Cường còn thiếu nợ của tôi ba vấn đề đấy nhé, như "nguyên do nào Không quân Trung Quốc không tham chiến, đã từng trải qua bao lần kỹ luật, và dự kiến nào cho tương lai đời mình? ". Mười ngày sau chúng ta phỏng vấn tiếp, tuy nhiên nếu trong nhật ký của anh có ghi các điều trong câu hỏi, xem như cuộc phỏng vấn này đến đây là kết thúc.
Hoa Chí Cường đáp:
- Tôi trả lời những câu phỏng vấn của anh, đều có ghi hết trong ba nhật ký vừa tặng anh, tuy nhiên người được phỏng vấn trả lời mọi sự kiện, như được sống lại trong cuộc chiến tranh năm tháng ấy, bởi tất cả hiển nhiên hiện về trong trí nhớ. Còn nhật ký này xem như hồ sơ tham khảo.
- Anh, Cường nói thế chỉ đúng một phần, riêng tôi đọc mỗi chữ, anh viết trong nhật ký không khác nào chúng ta đang nói chuyện với nhau, và lúc nào tôi cũng đem theo bên mình, trước khi đọc một trang nhật ký phải niệm thần chú "Nam mô… đại ca Hoa Chí Cường".
Qua câu nói hài hước chân tình của Nhất Biến, mọi người và tôi đồng tham gia vào chuỗi cười thú vị. Đêm cũng đã khuya khoắt, chúng tôi chúc nhau an làn

Không có nhận xét nào: