Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Hình ảnh Trịnh Xuân Thanh bị hỏi cung tại Hà Nội; Bộ Ngoại giao VN lấy làm tiếc về phát biểu của CHLB Đức vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh; Trịnh Xuân Thanh đáng bị chịu tội hay bảo vệ?; ĐBQH Dương Trung Quốc: Trịnh Xuân Thanh đầu thú là cơ hội để làm rõ “ô dù” to nhỏ đến đâu



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định tại họp báo thường kỳ chiều 3-8 về vụ việc Trịnh Xuân Thanh: "Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra".


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Ảnh: Bộ Ngoại giao Việt Nam
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ - “Đề nghị Người phát ngôn cho biết thông tin và phản ứng về vụ việc chính phủ Đức yêu cầu tuỳ viên quân sự Việt Nam phải rời khỏi nước này trong vòng 48 giờ do cáo buộc liên quan tới đến một vụ việc được cho là bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức” - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói:

“Liên quan đến phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2-8".

Hãng tin AFP cũng đặt câu hỏi: "Việt Nam có xác nhận lời cáo buộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh không? Và liệu bà có nghĩ vụ việc này có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao hai nước không? Hiện giờ ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?"

Hãng tin DPA của Đức thì hỏi: "Bà phản ứng như thế nào về thông tin của luật sư ông Trịnh Xuân Thanh cho biết ông này đang xin tị nạn ở Đức?"

Bà Lê Thị Thu Hằng trả lời: "Theo thông báo ngày 31-7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Đức.

Trước đó, theo hãng tin AP, ngày 2-8, chính phủ CHLB Đức cáo buộc tình báo Việt Nam liên quan đến một vụ việc được cho là bắt cóc một nguyên lãnh đạo dầu khí Việt Nam (Trịnh Xuân Thanh - PV) ở thủ đô Berlin, đồng thời yêu cầu tùy viên quân sự của Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức rời nước này trong vòng 48 giờ.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đức ra thông cáo chính thức trên website yêu cầu chính phủ Việt Nam đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức ngay lập tức để xem xét yêu cầu dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh của Việt Nam và đơn xin tị nạn ở Đức của ông này.

Trước đó, ngày 31-7, Bộ Công an cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để đầu thú. Ông Trịnh Xuân Thanh đã bị truy nã toàn quốc và truy nã quốc tế từ tháng 9-2016.

Ông Trịnh Xuân Thanh là nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), đã bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản.

(Tuổi Trẻ)

(Chính trị) - Trịnh Xuân Thanh cái tên nổi lên trong dư luận lần thứ 2 xoay quanh việc tên tội phạm bị truy nã quốc tế này bị bắt cóc hay ra đầu thú. Thật kì lạ, trước đây khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn dư luận trong và ngoài nước đã rất phẫn nộ yêu cầu mang y về xử lý ngay lập tức ấy vậy mà, sau một năm trốn chui trốn nhủi nơi xứ người, khi y đã quay về thì dư luận dường như lại quên mất cái mục đích ban đầu là bắt y chịu tội, thay vào đó lại tranh cãi y về bằng cách nào.

Một tên tội phạm tham nhũng mang dáng vẻ nhàn nhã khi bỏ trốn ở nước không kí hiệp ước dẫn độ như thách thức pháp luật Việt Nam.
Một tên tội phạm tham nhũng mang dáng vẻ nhàn nhã khi bỏ trốn ở nước không kí hiệp ước dẫn độ như thách thức pháp luật Việt Nam.
Đón nhận thông tin một tên tội phạm tham nhũng bỏ trốn nay quay về chịu tội, thay vì niềm vui mừng về tính nghiêm minh của pháp luật đã được thực thi thì liên tiếp trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin gây bất lợi cho phía Việt Nam. Những thông tin này chủ yếu xuất phát từ các đối tượng phản động trong và ngoài nước với nguồn dẫn từ báo nước ngoài.
Họ đều cho rằng, Việt Nam đã cử người đến để “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh ngay trên lãnh thổ nước Đức. Vấn đề lúc này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng công an Việt Nam mà nghiêm trọng hơn những câu chuyện xuất phát từ một phía này đang ảnh hưởng đến ngoại giao giữa 2 quốc gia Việt Nam và Đức. Nghiêm trọng hơn, dường như việc tranh cãi này đang mang ý nghĩa bảo vệ cho một tên tội phạm tham nhũng bỏ trốn, sau khi làm thất thoát hàng nghìn tiền ngân sách của nhà nước.
Những thông tin Huỳnh Ngọc Chênh đăng tải trái ngược mang ý chí trái ngược nhau trên facebook của mình.
Những thông tin Huỳnh Ngọc Chênh đăng tải trái ngược mang ý chí trái ngược nhau trên facebook của mình.
Còn nhớ cách đây hơn một năm khi Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn thì hàng loạt các thuyết âm mưu bánh vẽ liên quan các lãnh đạo cấp cao được bung ra cho rằng đã có ai đó chống lưng, tạo điều kiện cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn. Và các thông tin đó tất nhiên xuất phát từ các đối tượng phản động trong và ngoài nước? Ấy vậy mà, khi có thông tin Trịnh Xuân Thanh quay về thì chính các đối tượng như Thuy Trang Nguyen, Vu Hai Tran, Lê Luân, Nguyễn Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyen Lan Thang… này lại một lần nữa kêu gào kiểu “mèo khóc chuột” rằng ông ta bị bắt cóc, thậm chí còn so sánh khập khiễng sự việc của Trịnh Xuân Thanh với Kim Jong Nam – anh họ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Nói vậy để hiểu rằng, thực ra vụ việc Trịnh Xuân Thanh chỉ là một cái cớ, dù ông ta có bỏ trốn hay đã quay về hay không, thì vẫn sẽ xuất hiện những thuyết âm mưu xuyên tạc về chính quyền. Bởi đối tượng chúng nhắm đến là phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, ly gián lòng dân nhằm lật đổ nhà nước ta, để dựng lên một đảng phái do chúng làm chủ.
Chính vì vậy, những nút share hồ hởi của người dùng mạng xã hội, đặc biệt là facebook khi biết một thông tin nào đó qua những đối tượng phản động trong và ngoài nước về Trịnh Xuân Thanh đã vô tình lột vào cái bẫy của chúng. Chính những nút share đó sẽ trở thành những con virut mang mã độc lây lan, làm suy yếu hệ thống tin tức của chúng ta. Đây là một cách tấn công mạng xã hội bằng “thông tin mang mã độc” mà chúng ta không ngờ tới. Cho tới thời điểm hiện tại, những thông tin mang đầy mã độc này vẫn lây lan rất mạnh, điều này sẽ khiến cho các đối tượng phản động càng phấn khích hơn để đi tìm và bới móc, cập nhật thông tin về vụ này.
Xoay quanh những thông tin được cho là Đức đang phản đối việc Trịnh Xuân Thanh bị mất tích khi đang ở nước này, gây ảnh hưởng cho mối quan hệ 2 nước thì rõ ràng có thể thấy nếu thực sự Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc thì phản ứng của nước Đức là điều đương nhiên. Bởi điều này liên quan đến “sự tự ái” của một quốc gia về vấn đề an ninh. Tuy nhiên, nếu bắt cóc thì phải có nạn nhân, chỉ cần Trịnh Xuân Thanh khẳng định, “tôi không bị bắt cóc” thì mọi cáo buộc của Đức sẽ vô tác dụng. Và tất nhiên những luận điệu của các đối tượng phản động lúc này cũng trở nên lố bịch.
Việc bắt cóc một đối tượng phạm tội đang trở thành vấn đề nóng ở Việt Nam, tuy nhiên nó không hề lạ lẫm với thế giới. Việc bắt cóc những người phạm tội là hình thức được các nước áp dụng từ rất lâu và nó cũng được cho rằng gây ra mối căng thẳng cho nhiều nước. Tuy nhiên, cũng đã có một số ý kiến khẳng định, việc lên tiếng chỉ là hình thức bởi nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ các nước sở tại thì việc bắt cóc người phạm tội ở các nước sở tại cũng khó có thể tiến hành suôn sẻ.
Một ví dụ điển hình là cách đây, 14 năm sự việc một chức sắc người Ai Cập đã bị CIA bắt cóc tại MiLan và đưa đến một nước khác giam giữ, đã khiến cho Tòa án Italia ra quyết định ra lệnh bắt giữ 13 nhân viên Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đang hoạt động trên đất nước này. Tuy quá trình bắt cóc đã được cảnh sát Italia điều tra khá rõ, nhưng cho đến nay người ta vẫn không rõ liệu chính phủ Italia có biết trước và có bật đèn xanh cho CIA tiến hành hay không?
Trong vấn đề này, trong ngành kiểm sát Italia đã chia thành 2 phe rõ rệt. Một phe cho rằng không có chứng cứ cho thấy chính phủ Italia đã biết trước và dính vào vụ này, song cũng có những người khẳng định chính phủ Italia đã biết trước và phê chuẩn vụ bắt cóc. Chứng cứ rõ nhất là vụ bắt cóc được tiến hành ngang nhiên giữa ban ngày ngay trên đường phố và các đặc vụ CIA chả hề tỏ ra sợ sệt điều gì. Trước và sau khi bắt cóc, các nhân viên CIA đã ngang nhiên sử dụng mạng điện thoại di động Italia liên lạc liên tục suốt mấy giờ liền mà không sợ bị truy tìm dấu vết, thậm chí còn gọi đến một số số máy nhạy cảm, trong đó có Tổng bộ CIA ở Virginia. Chưa hết, giấy tờ họ dùng để thuê xe đều ghi tên tuổi thật.
Hơn nữa, phản ứng trước lệnh truy nã của người Italia, phía Mỹ vẫn giữ im lặng. Người phát ngôn của CIA từ chối bình luận về lệnh bắt nhân viên của họ, còn Sứ quán Mỹ ở Roma và Lãnh sự quán ở Milan thì cũng tuyệt đối im lặng. Quan chức CIA ở Washington cũng không hề lên tiếng.
CIA cho rằng đây là biện pháp hợp pháp, trực tiếp, có hiệu quả
CIA cho rằng đây là biện pháp hợp pháp, trực tiếp, có hiệu quả
Theo “Thời báo New York” cho biết, từ sau vụ 11/9 đến nay đã có hơn 100 kẻ tình nghi khủng bố bị bắt đưa sang Ai – cập, Jordani, Ma – rốc, Pakistan, Uzbeckstan…tra tấn. Và sự kiện bắt cóc Abu Omar chỉ là một trong không biết bao nhiêu vụ “dẫn độ bất bình thường” (extraordinary rendition) – chỉ việc CIA tuỳ tiện bắt người trên lãnh thổ nước khác bất chấp luật pháp nước sở tại rồi đưa người bị bắt sang nước thứ ba thẩm vấn.
Tất nhiên, những kẻ phạm tội sẽ luôn chọn những quốc gia an toàn để lẩn trốn và đây là một kế hoạch luôn được tính toán kĩ càng, nó sẽ căn cứ vào luật pháp các nước sở tại. Để đối phó với những âm mưu cáo già này thì CIA luôn chọn hình thức bắt cóc, thậm chí là thủ tiêu để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. CIA cho rằng đây là biện pháp hợp pháp, trực tiếp, có hiệu quả.
Trở lại vấn đề Trịnh Xuân Thanh, rõ ràng tên tội phạm tham nhũng này đã tính toán rất kĩ càng khi chọn lựa Đức làm nơi hạ cánh khi bỏ trốn của mình, bởi nước này không kí kết hiệp định dẫn độ với Việt Nam. Những tên cáo già ấy đã biết lách luật như thế, chẳng lẽ chúng ta khoanh thay đứng nhìn. Việc làm thất thoát, tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng của những đối tượng này đang làm bớt đi những cây cầu, những chén cơm của những đứa trẻ vùng cao và cũng đang làm cho lưng người dân thêm nặng vì ngân sách nhà nước. Chính vì thế, những đối tượng này cần phải chịu tội trước pháp luật, để thu hồi số tiền bất chính, bên cạnh đó cũng là lời răn đe cho những đối tượng tham nhũng đang nhăm nhe hạ cánh an toàn ở nước ngoài.
Rõ ràng vấn nạn tham nhũng đang gây nhức nhối, nó như con sâu đục khoét bào mòn niềm tin của người dân. Vậy Trịnh Xuân Thanh đáng bị chịu tội hay bảo vệ?
Bạn đọc Băng Băng
(Bài viết không thể hiện quan điểm của Ban biên tập)
( Nguyentandung.org)

ĐBQH Dương Trung Quốc: Trịnh Xuân Thanh đầu thú là cơ hội để làm rõ “ô dù” to nhỏ đến đâu

LĐO XÃ HỘI Nguyễn Hà - Phạm Dung 
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú không chỉ giúp cho các cơ quan chức năng làm rõ những sai phạm của bản thân Trịnh Xuân Thanh mà đây cũng là điều kiện tốt để rà soát lại những thế lực “ô dù” – Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm về việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sau hơn 300 ngày lẩn trốn.




Việc nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) ra đầu thú đang nhận được sự quan tâm lớn của dư luận. Về vấn đề này, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng, “Thứ nhất, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú đã cho thấy quyết tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh đã trở thành hiện thực. Thứ hai, việc Trịnh Xuân Thanh đích thân ra đầu thú là một kết quả đáng ghi nhận.
Thứ ba, việc bắt giữ được Trịnh Xuân Thanh là cơ hội để làm sáng tỏ những tội danh để xử lý theo pháp luật. Thứ tư, với cương vị của mình, Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến cả những vụ việc khác thì đây sẽ là cơ sở, nhân chứng trong cuộc để làm sáng tỏ tất cả những gì có liên quan, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang muốn làm rõ ràng tất cả những sai sót dẫn đến sự thất thoát tài sản của nhà nước để xử lý đúng người, đúng tội theo đúng quy định của pháp luật.
Một điều nữa có thể thấy rằng, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú đã cho thấy sự quyết tâm, chúng ta làm đến cùng những hiện tượng gây bức xúc trong dân”.
Chia sẻ về việc sử dụng và quản lý cán bộ, ông Dương Trung Quốc bày tỏ mong muốn rằng chúng ta không nên để xảy ra những trường hợp tương tự như vụ việc của Trịnh Xuân Thanh. Không nên để mất cán bộ vì cách quản lý lỏng lẻo của chúng ta, một người với những sai phạm rất rõ ràng nhưng vẫn thăng tiến thì rõ ràng sẽ tạo nên bức xúc trong xã hội về việc sử dụng cán bộ.
Thứ hai, cần thiết phải quản lý cán bộ chặt chẽ, vì nếu cứ để tội phạm trốn thoát thì chúng ta lại càng mất nhiều công sức hơn trong việc tìm kiếm, dẫn độ và khiến lòng tin của nhân dân bị tổn hại. “Tôi cho rằng việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú cũng đã mang lại niềm tin cho mọi người rằng nếu đã làm sai thì chỉ có một con đường là thành khẩn để hưởng sự phán xét khoan hồng của pháp luật” – ĐBQH Dương Trung Quốc cho biết.
Trước ý kiến của dư luận về việc nếu như Trịnh Xuân Thanh không được nâng đỡ, che chắn bằng hệ thống “ô dù” thì khó có thể có những hành vi như vậy, ĐBQH Dương Trung Quốc thẳng thắn cho rằng “tốt nhất nhân cơ hội này chúng ta phải làm cho rõ xem ô dù to nhỏ đến đâu, sơ hở về pháp lý ở điểm nào và trách nhiệm của những người liên đới là ở chỗ nào. Rõ ràng trong nhiều vụ việc của cuộc sống chúng ta vẫn thấy rằng có sự xuất hiện của “ô dù”, cần làm rõ xem quyền lực này ở đâu để chúng ta rà soát lại. 

Không có nhận xét nào: