|
Những chương trình đào tạo tiến sỹ như thế lại phần nhiều là “hướng ngoại”, tức Bộ GDĐT hoặc những cơ sở do bộ này ủy quyền đã ký hợp đồng liên kết với một số trường đại học – nếu không được Hiệp hội các trường đại học quốc tế xếp vào loại 1 thì cũng phải là loại 2, loại 3… để đào tạo tiến sĩ cho Việt Nam.
Tuy nhiên, sau khoảng một chục năm đào tạo theo cách này và đã cho ra lò không ít tiến sỹ, phần lớn người tốt nghiệp trở về nước và được đưa về một số cơ quan để làm việc đã nhận phải thái độ đố kị lộ rõ từ dàn lãnh đạo của những cơ quan này. Khá nhiều trường hợp tiến sĩ “ngoại” đã chỉ được bố trí làm công việc văn thư, soạn thảo văn bản, đánh máy và… điếu đóm. Kể cả một số tiến sĩ ngoại về công tác ở Bộ GDĐT cũng lâm vào sự cám cảnh như thế.
Một thời gian sau, lâu là 4-5 năm, còn ngắn chỉ một vài năm hoặc sáu tháng, một số “tiến sỹ ngoại” đã bỏ luôn cơ quan nhà nước để vù ra khu vực tư nhân làm việc vì được ưu đãi hơn và công việc phù hợp với chuyên môn hơn. Trong khi đó, “rút kinh nghiệm sâu sắc” từ lớp đàn anh đi trước bị cho ngồi chơi xơi nước, nhiều người sau khi đã tốt nghiệp tiến sĩ ở nước ngoài đã không chịu quay trở về Việt Nam. Có thể cho rằng tình trạng trên là hậu quả từ nguồn cơn “đem con bỏ chợ” của Bộ GDĐT – cơ quan phát động phong trào đào tạo tiến sỹ nhưng cũng là một cơ quan thuộc loại vô trách nhiệm nhất, đặc biệt với những bộ trưởng thích hô hào hơn hành động như Nguyễn Thiện Nhân.
Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ. Hình internet |
Còn vào lần này, dự án đào tạo 9.000 tiến sĩ của Bộ GDĐT dưới thời bộ trưởng mới là Phùng Xuân Nhạ đã nhận được ưu ái bất ngờ từ Chính phủ và Quốc hội. Dự toán cho dự án này được trình cho Chính phủ là 12 ngàn tỷ đồng, nhưng Quốc hội đã vừa duyệt chi con số lên đến 14 ngàn tỷ đồng.
Ngay lập tức, giới chuyên gia phản biện và người dân đã lên tiếng phản bác quyết định đào tạo lẫn chi ngân sách bị xem là “lợi bất cập hại ấy”. Trong bối cảnh ngân sách cạn kiệt và chính quyền sôi sục đè đầu dân chúng để tróc thuế má mà đã khiến nhiều người dân phải thốt lên “thuế thời cộng sản còn dã man hơn cả thời thực dân”, cơ chế vung tiền cho những dự án trời ơi đất hỡi là một tội ác thật sự.
|
Cũng cần nhắc lại, vào năm 2016 nhiều dư luận đã đặt dấu hỏi về “thành tích” mà ông Phùng Xuân Nhạ đã đạt được, về văn bằng sau đại học của ông và ngày càng dấy lên những đòi hỏi về ông Nhạ phải từ chức. Một số người trên mạng xã hội đã truy tìm hồ sơ học vị của ông Phùng Xuân Nhạ và đặt ra nhiều dấu hỏi:
Năm 2002, ông Phùng Xuân Nhạ khai là “Sau Tiến sĩ” (Fulbright Scholar), Georgetown University (USA). Nhưng chỉ là được nhận vào chương trình học bổng Scholarship trao đổi học sinh, do Đại Sứ Quán Mỹ tổ chức tại Việt Nam. Ông Nhạ có tên được nhận chương trình Scholarship trao đổi học sinh của Đại Sứ Quán Mỹ, nhưng chưa bao giờ học tại Mỹ. Do đó, ông khai là “Sau Tiến sĩ” là khai man.
Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 2000: Tiến sĩ; Viện Kinh tế Thế giới; Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.Vào thời điểm này ông Nhạ chỉ là giáo viên ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (cũ), tức Đại Học Quốc Gia Hà Nội khi đã đổi tên. Trong năm 1999, ông được cấp bằng Tiến sỹ Kinh tế nhưng lại chưa học qua thạc sĩ?
Ông Phùng Xuân Nhạ khai năm 1994: Sau Đại học Manchester University (UK); Chuyên ngành: Kinh tế phát triển. Thực tế là năm 1994, ông Nhạ ghi danh học trường Manchester University (UK) chi nhánh ở Nga, chứ không phải ở UK. Ông không hề ra trường cử nhân tại Manchester University (UK), mà chỉ là ghi danh học với Transcript là bằng Cử Nhân ở Đại Học Hà Nội.
Ông học trường Manchester University (UK) với Certificate kinh tế tương đương cấp Trung Học “Graduate diploma in economy from Manchester University in the UK”.
Ông khai có bằng Sau Đại học Manchester University (UK). Sự thật ông chưa đậu bằng Cử Nhân nào ở Manchester University (UK), thì không thể gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở trường này. Ông chỉ có thể được gọi là “Postgraduate Diploma in Economics” ở Đại học Hà Nội mà thôi!
Vietfact
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét