Lực lượng Không quân Trung Quốc đã đáp máy bay ném bom trên các đảo và các rạn san hô tại Biển Đông như một phần cuộc diễn tập trong khu vực bị tranh chấp, Trung Quốc tuyên bố hôm thứ Sáu (18/5), theo Nikkei.
“Một bộ phận của Không lực Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAAF) mới đây đã tổ chức cho nhiều máy bay ném bom như H-6K tiến hành đào tạo cất và hạ cánh trên các đảo và rạn san hô tại Biển Đông nhằm nâng cấp khả năng của chúng ta trong việc tiếp cận tất cả lãnh thổ, tiến hành các cuộc tấn công bất cứ lúc nào và tấn công theo tất cả mọi hướng”, Trung Quốc tuyên bố hôm thứ Sáu.

Phi công của máy bay ném bom H-6K tiến hành huấn luyện tấn công trên một mục tiêu biển đã được chỉ định và sau đó tiến hành cất và hạ cánh tại sân bay trong khu vực, mô tả bài tập như một sự chuẩn bị cho “Tây Thái Bình Dương và trận chiến vì Biển Đông”.
Thông báo này, được công bố trên tài khoản blog của PLAAF, không cung cấp chính xác vị trí của cuộc diễn tập.
Hoa Kỳ đã cử các tàu chiến tới các khu vực tranh chấp tại Biển Đông trong nỗ lực thách thức tuyên bố chủ quyền rộng lớn của Trung Quốc trên vùng lãnh thổ đang có sự tranh chấp giữa các nước bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei, và Malaysia.
“Hoa Kỳ vẫn duy trì cam kết tự do và mở cửa Ấn Độ – Thái Bình Dương”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Trung tá Christopher Logan cho biết, theo Reuters.
“Chúng tôi đã xem những bản tin tương tự và sự gia tăng quân sự liên tiếp của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp tại Biển Đông chỉ nhằm tăng căng thẳng và mất ổn định khu vực”.
Triệu Hằng
https://www.dkn.tv/the-gioi/tin-tuc-the-gioi/may-bay-nem-bom-cua-trung-quoc-dien-tap-tren-bien-dong.html


Trung Cộng lần đầu đáp oanh tạc cơ có khả năng nguyên tử ở Hoàng Sa


Trung Cộng lần đầu đáp oanh tạc cơ có khả năng nguyên tử ở Hoàng Sa


Ảnh: Reuters
Trung Cộng đã đáp một oanh tạc cơ có khả năng mang bom nguyên tử xuống đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa chiếm đóng của Việt Nam.
Truyền thông Trung Cộng hôm Thứ Sáu 18/05 công bố một đoạn phim về vụ đáp oanh tạc cơ lần đầu, và cho rằng bước đi này gia tăng “một cách lớn lao” khả năng của Trung Cộng đáp trả mọi đe dọa trên biển.

Washington cho rằng bước đi này sẽ gia tăng căng thẳng và tiếp tục gây mất ổn định khu vực. Một phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, Trung tá Christopher Logan nói với báo chí rằng, cuộc diễn tập nằm trong khuôn khổ của tiến trình tiếp tục quân sự hóa các thực thể tranh chấp ở Biển Đông.
Trung Cộng tuyên bố đến nay nước này có ít nhất bốn phi trường ở Biển Đông có khả năng đáp những máy bay lớn. Đó là các phi trường trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và trên các bãi đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Oanh tạc cơ vừa đáp xuống đảo Phú Lâm thuộc loại H-6K với tầm hoạt động 3,500km.
Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng dẫn lời chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Và Quốc Tế CSIS ở Washington, cho biết từ phi trường trên đảo Phú Lâm, oanh tạc cơ đường dài của Trung Cộng có thể bay tới được tất cả các nước Đông Nam Á. Các nhà phân tích cho rằng oanh tạc cơ H-6K cũng sẽ sớm hạ cánh tại các phi đạo xây dựng trên những bãi đá thuộc Trường Sa. Từ đó, H-6K có thể bay đến phía bắc Úc và đảo Guam.
Huy Lam / SBTN

Dồn dập kéo tên lửa, máy bay xuống Biển Đông: Trung Quốc sắp lập vùng nhận diện phòng không?


VietTimes -- Bước đầu là các cơ sở hạ tầng như đường băng, nhà chứa máy bay, kế đến là các hệ thống radar, gây nhiễu sóng, tên lửa chống hạm và phòng không, rồi đến phi cơ vận tải quân sự, và chẳng mấy chốc sẽ là chiến đấu cơ. Trung Quốc dường như sắp sửa tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ngay trên Biển Đông, báo Philippine Daily Inquirer dẫn chuyên gia nhận định.

Phú Lộc - /
Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo phi pháp với đường băng, cầu cảng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố tại quần đảo Trường SaĐá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp thành đảo nhân tạo phi pháp với đường băng, cầu cảng, nhà chứa máy bay và các công trình quân sự kiên cố tại quần đảo Trường Sa
Chuyên gia Richard Heydarian thuộc Đại học De La Salle ở Manilanhiều kinh nghiệm về Biển Đông phân tích: «Hiện Trung Quốc đã phát triển bộ khung của một vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở quần đảo Trường Sa, có khả năng cho phép họ áp đặt một vùng cấm trong tương lai… Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Tôi cho rằng chúng ta đang tiến tới thời điểm Trung Quốc tuyên bố».

Nhận xét của ông Heydarian được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện nhiều thông tin dồn dập về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh việc quân sự hóa 3 thực thể địa lý lớn nhất mà Bắc Kinh đã bồi đắp trái phép thành tiền đồn quân sự ở Trường Sa bao gồm Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, và Đá Xu Bi.
Đầu tháng 5/2018, kênh truyền hình Mỹ NBC đã đưa tin về việc các tên lửa phòng không và tên lửa hành trình chống hạm được bố trí trên ba đảo nhân tạo phi pháp nói trên. Không đầy một tháng sau khi có tin thiết bị gây nhiễu quân sự được cài đặt trên Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn.
Tiếp theo đó là những hình ảnh chụp được cho thấy máy bay vận tải quân sự Trung Quốc đậu trên đường băng của hai đảo đá kể trên. Và tại một diễn đàn an ninh hàng hải ở Manila vào tuần trước, chuẩn đô đốc Hải quân Philippines Rommel Jude Ong đã dự báo rằng sau máy bay vận tải quân sự, Trung Quốc sẽ sớm điều các chiến đấu cơ đến các căn cứ ở Trường Sa, nhất là sau khi hệ thống tên lửa bảo vệ đảo đã được cài đặt xong: «Bước hợp lý tiếp theo sẽ là việc triển khai máy bay tiêm kích trên biển J-11… Với tầm hoạt động 1.500 km, loại chiến đấu cơ này có khả năng vươn tới mọi nơi trên quần đảo Philippines».
Nhận xét của chuẩn đô đốc Hải quân Philippines cũng phù hợp với dự đoán mới đây của cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington. Theo đó tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc như đang áp dụng trình tự của kế hoạch quân sự hóa Hoàng Sa, với máy bay vận tải quân sự đi trước, rồi sau đó là chiến đấu cơ.
Về khả năng Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, trên trang blog của Học Viện Hải Quân Mỹ USNI ngày 12/3/2018, chuyên gia Colin Raunig - một sĩ quan Hải quân dự bị Mỹ cho rằng có rất nhiều khả năng vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông sẽ được Trung Quốc sẽ thiết lập theo mô hình ADIZ ở biển Hoa Đông mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt vào năm 2013.
Theo mô hình đó, máy bay bay qua vùng này phải báo cáo vị trí cho chính quyền Trung Quốc, điều mà máy bay quân sự của Mỹ, hay Nhật Bản từng không tuân thủ. Gần đây hơn, ngày 23/3/2017, Trung Quốc đã lại cảnh cáo Mỹ là phải tôn trọng vùng nhận dạng phòng không của họ, sau vụ một máy bay ném bom B-1 của Mỹ bay qua biển Hoa Đông.
Giới quan sát lo ngại nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ trên Biển Đông sẽ khiến căng thẳng tiếp tục leo thang và dẫn đến nguy cơ va chạm tăng lên.

TIN LIÊN QUAN

Có thể bạn quan tâm: