Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

Bóng ma Trung Quốc ám ảnh Hội đàm Trump – Kim?; Các hoạt động do thám của Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều

Tổng thống Mỹ Donad Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay 12/6 đã bước vào bàn hội đàm, trong khi Trung Quốc được cho là đang tìm mọi cách để thu thập thông tin tình báo về cuộc hội đàm này.

trung cộng, Singapore, hội đàm trump kim,
trung cộng, Singapore, hội đàm trump kim,
Trung Quốc được cho là đang tìm mọi cách để thu thập thông tin tình báo về cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donad Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay 12/6. (Ảnh: internet)

Trong năm qua, thế giới phần lớn dành sự tập trung vào Triều Tiên. Điều này là dễ hiểu, vì cách đây chưa lâu, ‘gã tên lửa tí hon’ đã đe dọa phóng tên lửa hạt nhân vào Washington.

Cho tới nay, các chế tài hà khắc, cùng nhiều lời đe dọa quân sự của ông Trump đã đưa được ông Kim Jong-un tới bàn đàm phán. Do đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang bắt đầu cảm thấy mặt đất rung chuyển dưới chân mình.
Chuyên gia Mỹ về Trung Quốc Steven W. Mosher – tác giả cuốn sách “Bắt nạt tại Châu Á: Tại sao giấc mộng Trung Hoa là mối đe dọa mới tới trật tự thế giới” – cho rằng tại Singapore, ông Trump sẽ kết thúc chiến tranh Triều Tiên bằng cách thay thế thỏa thuận ngừng bắn năm 1953 bằng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn.
Ông Mosher thậm chí dự đoán rằng, ông Trump, trong hội nghị lần này và cần thêm các cuộc gặp tiếp theo, sẽ thuyết phục ông Kim xóa bỏ chương trình hạt nhân để đổi lại việc dỡ bỏ các chế tài đang bóp nghẹt nền kinh tế Triều Tiên, đồng thời bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại với Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.
Theo ông Mosher, tất cả những viễn cảnh khả quan đó đang khiến người Trung Quốc kinh hãi ở nhiều cấp độ.
Thật vậy, Trung Quốc đã nỗ lực để ngăn cản ông Kim Jong-un hội đàm với ông Trump. Ông Tập Cận Bình đã bỏ qua mối quan hệ lạnh nhạt suốt 6 năm với ông Kim Jong-un, để mời lãnh đạo Bắc Hàn hội đàm cấp cao hai lần chỉ trong gần hai tháng.
Đặc biệt, sau cuộc gặp lần hai với ông Tập tại thành phố cảng Đại Liên vào tháng Năm vừa qua, ông Kim Jong-un đã lại đổi sang giọng điệu thù địch chống Mỹ. Tuy nhiên, cuối cùng ông Kim Jong-un đã lựa chọn đàm phán với Mỹ và có thể đã từ chối những đề xuất từ Bắc Kinh.
Dù vậy, ngoại giới đánh giá Trung Quốc chắn chắn sẽ chưa bỏ cuộc trong việc gây ảnh hưởng tới hội đàm Trump-Kim.
Ngày 8/6, kênh truyền hình quốc gia Mỹ NBC đưa tin, gián điệp Trung Quốc đã sử dụng đủ mọi thủ đoạn đánh cắp thông tin tình báo, từ chìa khóa khách sạn đến “ghim cài hữu nghị” tặng cho khách Mỹ đều có thể trở thành công cụ gián điệp của chính quyền Trung Quốc.
Có quan chức Mỹ dự đoán, trong thời gian diễn ra “Hội đàm Trump – Kim”, Bắc Kinh sẽ phái một lượng lớn gián điệp tới Sigapore nhằm nghe ngóng thông tin về cuộc gặp lịch sử này. Về vấn đề này, phía Mỹ đã có sự chuẩn bị để ứng phó.
Bản tin dẫn lời quan chức Mỹ cho biết, dự đoán thủ đoạn đánh cắp thông tin tình báo của Trung Quốc tại “Hội đàm Trump – Kim” sẽ có những phương diện sau:
  • Các nhân viên phục vụ tại Khách sạn Capella, nơi diễn ra “Hội đàm Trump – Kim”, cũng như nhân viên phục vụ, nhân viên công tác tại các khách sạn, quán bar khác đều có thể bị Trung Quốc mua chuộc, nghe lén nội dung nói chuyện của khách Mỹ, sau đó chuyển các thông tin này cho người liên lạc của Trung Quốc.
  • Nơi diễn ra “Hội đàm Trump – Kim” có thể bị camera theo dõi, phía Mỹ sẽ cử người đến khách sạn Capella để kiểm tra kỹ xem có các thiết bị nghe lén được đặt trong các phòng hay không. Ngoài ra, phòng họp tại khách sạn sẽ lắp đặt thiết bị chống camera ghi hình, đề phòng việc các tài liệu mật bị tuồn ra ngoài.
  • Đơn vị tình báo Trung Quốc còn có khả năng lấy được thông tin khi đã tắt nguồn điện thoại. Do đó, quan chức Mỹ đã nhận được chỉ thị, nếu lo lắng bị nghe lén, thì cần tháo pin ra khỏi điện thoại đã tắt nguồn.
trung cộng, Singapore, hội đàm trump kim,
Khuôn viên khách sạn Capella ở Singapore. (Ảnh: Capella Singapore/Facebook)
Jeremy Bash, người từng đảm nhiệm chức trưởng trợ lý Cựu Giám đốc CIA Leon Panetta chỉ ra, phía Trung Quốc sẽ tăng cường các thủ đoạn thu thập tình báo trong thời gian diễn ra “Hội đàm Trump – Kim”, “mấy năm gần đây, họ liên tục sử dụng các thủ đoạn giám sát, về mặt công nghệ cũng có những tiến bộ rất lớn”.
Theo nguồn tin từ 3 quan chức Mỹ tiết lộ, mới đây, thẻ khách sạn của một quan chức cấp cao của Mỹ công tác tại Trung Quốc nhiều lần gặp vấn đề, không thể mở được cửa, khiến ông phải nhiều lần đổi thẻ khác. Vị quan chức này đem một chiếc thẻ về Mỹ, quan chức an ninh Mỹ tìm được một chiếc micro trong chiếc thẻ này.
Ngoài thẻ khách sạn, thẻ tín dụng, móc chìa khóa, vòng đeo tay, thậm chí là giấy phép tham gia sự kiện, đều có thể trở thành thiết bị nghe lén của gián điệp Trung Quốc.
Hiện Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo họ Kim đã bước vào hội nghị thượng đỉnh rất được chờ đợi. Tương lai của Triều Tiên phụ thuộc vào “cơ hội một lần” với ông Trump, nhưng chắc chắn cũng không thể bỏ qua yếu tố Trung Quốc – bóng ma ám ảnh hội đàm Trump-Kim và cả triển vọng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tú Văn (t/h

Các hoạt động do thám của Trung Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều

Tóm tắt bài viết

  • Mỹ đang chuẩn bị chống lại các hoạt động gián điệp của Trung Quốc, dự kiến sẽ được tiến hành tại Singapore vào tuần tới, để thu thập thông tin bên trong các cuộc đàm phán của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
  • Các quan chức Mỹ quan ngại về việc Trung Quốc: tuyển dụng những kẻ cung cấp thông tin trong số những nhân viên khách sạn/nhà hàng tại Singapore; theo dõi điện tử các địa điểm họp của hội nghị thượng đỉnh; và khả năng thâm nhập vào điện thoại di động của quan chức phái đoàn Mỹ.
  • Đặc vụ Trung Quốc thường đặt các ‘chip nghe lén và theo dõi’ nhúng vào các thẻ tín dụng, dây chuyền, đồ trang sức, và thậm chí cả tài liệu sự kiện, với ý đồ thu được các cuộc nói chuyện bí mật giữa các quan chức Mỹ.
  • Hiện Trung Quốc đặt ra mối đe dọa phản gián tinh vi nhất đối với Mỹ, hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Trung Quốc đã từng cài máy nghe trộm trên tất cả mọi thứ, từ chìa khóa khách sạn cho đến những ‘chiếc huy hiệu hữu nghị’ để theo dõi người Mỹ, tờ NBC trích lời các quan chức Mỹ hôm 8/6.
Trung Quốc có thể không có ghế tại bàn đàm phán trong hội nghị thượng đỉnh hạt nhân sắp tới giữa Tổng thống Donald Trump với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nhưng các quan chức Mỹ cho biết họ đang chuẩn bị chống lại các hoạt động gián điệp của Trung Quốc mà họ dự đoán sẽ được tiến hành trên khắp Singapore vào tuần tới, để thu thập thông tin bên trong các cuộc đàm phán. 
Các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Mỹ, đã trở nên phổ biến hơn so với bất kỳ một đối phương nào khác, và  Hội nghị thượng đỉnh Singapore là một cuộc chiến gián điệp – chống gián điệp mới nhất.
Nổi tiếng trong việc cài đặt máy nghe trộm trên tất cả mọi đồ vật, từ chìa khóa khách sạn cho đến những quà  tặng cho các quan khách Mỹ, đặc vụ Trung Quốc được dự đoán là sẽ triển khai các kỹ thuật thu thập thông tin tình báo ngày càng tinh vi của họ ở Hội nghị thượng đỉnh Singapore, bao gồm cả kỹ xảo của con người và điện tử. 
Các quan ngại của Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh bao gồm: 
  • Quan ngại về việc Trung Quốc đã tuyển dụng những kẻ cung cấp thông tin trong số những người bồi bàn và các nhân viên khác tại các nhà hàng và quán bar của Singapore, những người được trả tiền để nghe trộm khách hàng Mỹ, và báo cáo lại cho những đặc vụ Trung Quốc điều khiển họ. 
  • Quan ngại về việc Trung Quốc sẽ theo dõi điện tử các địa điểm họp của hội nghị thượng đỉnh. Vì vậy, các nhân viên an ninh Mỹ sẽ rà soát, loại bỏ các máy nghe trộm tại các phòng ở Khách sạn Capella [dự kiến sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh), những chỗ có thể được sử dụng cho các cuộc thảo luận bên lề. Mỹ có thể dựng các lều ở bên trong các phòng họp của khách sạn, nhằm ngăn chặn bất kỳ camera được giấu kín, quay phim các tài liệu mật. 
  • Quan ngại về việc các cơ quan tình báo Trung Quốc có khả năng thâm nhập vào điện thoại di động của quan chức phái đoàn Mỹ, thậm chí ngay cả khi điện thoại được tắt nguồn. Các quan chức Mỹ giờ đây được yêu cầu tháo pin ra khi khỏi điện thoại bởi vì họ lo ngại về việc bị nghe lén.
Khách sạn Capella trên hòn đảo Sentosa của Singapore được cho là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh hôm 12/6 tới giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Khách sạn Capella trên hòn đảo Sentosa của Singapore được cho là địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh hôm 12/6 tới giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trước các nhà báo, ông Jeremy Bash, một nhà phân tích của tờ NBC, đồng thời là tham mưu trưởng cho Giám đốc CIA Leon Panetta, cho biết: “Trung Quốc có thể tăng cường thu thập thông tin tinh báo xung quanh hội nghị thượng đỉnh. Họ đã ưu tiên cho công việc do thám trong những năm gần đây, và khả năng kỹ thuật của họ thực sự tiến bộ”.
Trong nhiều năm, Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong việc tuyển điệp viên ở các nước phương Tây, và có thể yêu cầu một đội quân tin tặc lành nghề  thu thập thông tin tình báo từ mạng lưới.   
Nhưng gần đây, các cơ quan tình báo Trung Quốc đã phát triển sáng tạo và tinh thông hơn, gây ra mối đe dọa ngày càng tăng đối với những bí mật của Mỹ, theo các quan chức Mỹ.
“Trung Quốc vẫn là một đối thủ tiến hành các hoạt động gián điệp đặc biệt hung hăng, sử dụng các nền tảng công nghệ ngày càng phức tạp để thực hiện các mục tiêu của mình”, ông Dean Boyd, phát ngôn viên của Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia, cơ quan phản gián mới của Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI), cho biết.
Các quan chức Mỹ cho biết về một trường hợp gần đây, trong đó một quan chức hàng đầu của Mỹ làm việc tại Trung Quốc liên tục gặp rắc rối với thẻ khóa khách sạn của mình. Ông đã phải thay vài lần thẻ chìa khóa ở quầy lễ tân vì không mở được cửa. Sau đó, vị quan chức này đã mang một trong những thẻ chìa khóa trở lại Mỹ, nơi các nhân viên an ninh phát hiện thấy một chiếc micro được gắn bên trong chiếc thẻ chìa khóa. 
Cũng theo các quan chức Mỹ, đặc vụ Trung Quốc thường đặt các thiết bị nghe lén và theo dõi trong các bộ vi xử lý, nhúng vào các thẻ tín dụng, dây chuyền, đồ trang sức, và thậm chí cả tài liệu sự kiện, với ý đồ thu được các cuộc nói chuyện bí mật giữa các quan chức Mỹ.
Ông Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 9/11/2017.
Ông Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình gặp gỡ các lãnh đạo doanh nghiệp tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh vào ngày 9/11/2017. (Ảnh: Reuters)
Trước cuộc gặp năm 2017 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với ông Trump tại Mar-a-Lake, một khu nghĩ dưỡng của ông Trump tại nam Florida, các quan chức Nhà Trắng đã nhận được những lời chỉ dẫn về cách người Trung Quốc sẽ cố gắng để theo dõi họ trong chuyến thăm “theo mọi cách có thể”, một quan chức tham dự chuyến thăm cho biết và nói thêm rằng các quan chức Mỹ “soi tất cả các điện thoại của chúng tôi sau đó” để kiểm tra xem chúng có bị người Trung Quốc xâm nhập hay không. 
7 tháng sau, khi Tổng thống Donald Trump tới thăm Bắc Kinh, các quan chức Nhà Trắng được cung cấp những lời chỉ dẫn có phạm vi rộng hơn, trong đó nói rằng mật vụ Trung Quốc sẽ theo dõi, ghi âm và giám sát họ trong suốt thời gian ở Trung Quốc.
Được biết, trong chuyến thăm đó, Trung Quốc đã đưa cho phái đoàn Mỹ những chiếc kim băng huy hiệu, mà người Mỹ gọi là ‘huy hiệu hữu nghị’ . Nhưng các thành viên của phái đoàn không được phép đeo những huy hiệu này tại những khu vực cần bảo vệ bởi vì các quan chức an ninh Mỹ cảnh báo chúng có thể đã bị cài các thiết bị nghe lén. 
Các thành viên phái đoàn Mỹ nói rằng đồ đạc của họ đã bị lục lọi trong khi họ không ở trong phòng khách sạn của mình, như chuyện đã xảy ra với các quan chức Mỹ trong các chuyến thăm của tổng thống Mỹ trước đây đến Trung Quốc.
Một số thành viên cấp cao của phái đoàn ông Trump đã xếp trong túi xách tay, bất cứ thứ gì mà họ không muốn người Trung Quốc nhìn thấy, và mang theo túi xách ở bất cứ nơi nào mà họ đến, kể cả đi ăn tối tại nhà hàng.
Ngay cả tại Mỹ, việc theo dõi của Trung Quốc cũng rất trơ trẽn. Cách đây vài tháng, trong một cuộc gặp giữa các quan chức cấp cao quân đội của Mỹ và một phái đoàn quân sự Trung Quốc tại Lầu Năm Góc, một trong những tướng lãnh Trung Quốc đã không che giấu nỗ lực của ông ấy, để quay phim cuộc họp, bằng cách chĩa chiếc đồng hồ rất to về phía những người Mỹ, bất cứ khi nào họ nói, theo 2 quan chức Mỹ biết rõ các chi tiết của cuộc họp.
Câu chuyện đó đã được nêu chi tiết trong một báo cáo nội bộ gần đây của Bộ Quốc phòng và cộng đồng tình báo Mỹ, về mối đe dọa bị theo dõi tại Lầu Năm Góc. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Chris Sherwood từ chối thảo luận về báo cáo này, nói rằng: “Chúng tôi không bình luận về những báo cáo tình báo hay báo cáo về mối đe dọa cụ thể nào”. 
Theo cựu trợ lý ngoại trưởng về Vấn đề Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel: “Có rất nhiều điều xấu xa mà người Trung Quốc làm với những thứ mà chúng ta đang làm hoặc cố gắng làm, với họ. Nhưng khi công nghệ được cải thiện, khả năng của người Trung Quốc để thu thập [thông tin gián điệp] ngày càng trở nên tinh vi”.
Điện thoại di động cũng có thể dễ bị tấn công. Sau chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Barack Obama tới Trung Quốc năm 2009, một trong những cố vấn an ninh quốc gia của ông Obama đã phải vứt bỏ chiếc điện thoại Blackberry vì mật vụ Trung Quốc đã thâm nhập vào nó.
Do điện thoại thông minh có thể bị biến thành các thiết bị nghe lén và theo dõi vị trí, ông Obama đã không được phép sử dụng chúng cho đến năm 2016, và và thậm chí sau đó, ông Obama nói đùa rằng chiếc điện thoại mà ông sử dụng có rất ít chức năng.
Theo các chuyên gia an ninh, việc Tổng thống Trump sử dụng điện thoại di động không được bảo mật tại Nhà Trắng, được cho là có rủi ro lớn. Có tin đồn rằng ông Trump đã khước từ những nỗ lực của các nhân viên an ninh, muốn ông sử dụng một thiết bị di động an toàn. Ông Trump đã đang sử dụng điện thoại thông minh tiêu chuẩn, cho các cuộc gọi và trang mạng xã hội Twitter.
Tờ Washington Post đưa tin tuần trước rằng Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã tìm thấy bằng chứng về việc sử dụng công nghệ tinh vi để ngăn chặn các cuộc gọi điện thoại bên ngoài Nhà Trắng, một loại công nghệ có sẵn trên thị trường. Các quan chức Mỹ cho rằng các cơ quan tình báo Trung Quốc và nước ngoài thường sử dụng chúng.
Một cựu quan chức cấp cao của Mỹ cho hay người Trung Quốc có hoạt động thu thập thông tin tình báo rất giỏi ở Singapore. “Những gì họ muốn có được là biết được những gì mọi người đã nói trong các cuộc họp, và những gì đã xảy ra”, viên quan chức này nói.
Các quan chức Mỹ tiết lộ trong các chuyến thăm trước đây của chính quyền ông Obama tới Trung Quốc, các quan chức Mỹ đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt, để giảm thiểu bất kỳ sự thu thập thông tin tình báo nào từ các cuộc họp hoặc thiết bị của họ. Trung Quốc thường đặt thiết bị nghe lén trong các phòng khách sạn, trên các giấy tờ tài liệu, huy hiệu hữu nghị mang cờ của mỗi quốc gia. Các quan chức Mỹ không được phép mang những đồ vật đó vào bất kỳ khu vực họp hay bảo vệ nào. Thay vào đó, họ phải để chúng ở bên ngoài những căn phòng họp. Các quan chức Mỹ cũng sẽ để lại bất kỳ thiết bị điện tử cá nhân nào trên máy bay của chính phủ trong khi ở Trung Quốc. Mật vụ Trung Quốc cũng tương tự theo dõi các phóng viên đi cùng với tổng thống Mỹ.
Theo các quan chức Mỹ, các nhân viên chính phủ Mỹ làm việc tại Trung Quốc hiện được nhân viên an ninh Mỹ thông báo nhà của họ ở Trung Quốc được cho là bị bị cài đặt thiết bị nghe lén và ghi hình, và rằng mật vụ Trung Quốc đã ghi lại những gì họ nói hoặc làm ở nhà. Các quan chức nội các và các cơ quan khác của chính phủ Mỹ được chỉ dẫn về các kỹ thuật gián điệp của Trung Quốc, bao gồm cả khả năng phòng khách sạn của họ có thể bị quay trộm.
Các quan chức Mỹ tin rằng hễ có bất kỳ chuyến thăm nào đến Trung Quốc hoặc có bất kỳ sự tương tác nào với các quan chức Trung Quốc ở nước ngoài, thì nhất định Bắc Kinh sẽ cố gắng thu thập thông tin tình báo về người Mỹ hay làm tổn thương họ theo một cách nào đó.
Chỉ trong tuần trước, 2 quan chức tình báo Mỹ đã phải hầu tòa, đối mặt với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc, trong khi người thứ ba, cựu sỹ quan CIA Jerry Lee, bị nghi ngờ là đặc vụ Trung Quốc, sẽ bị xét xử vào năm tới.
Các quan chức Mỹ lo ngại đặc vụ Trung Quốc đang sử dụng một lượng lớn dữ liệu cá nhân liên bang mà họ đã đánh cắp vào năm 2015, để xác định và nhắm vào các sỹ quan tình báo có điểm yếu, 2 quan chức Mỹ nói với tờ NBC. .
“Hiện Trung Quốc đặt ra mối đe dọa phản gián tinh vi nhất đối với Mỹ, hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Hoạt động thu thập tin tức tình báo của họ có lẽ đang ở đỉnh điểm trong một thời gian dài”, ông Jeremy Bash nói.
Phạm Duy
Có thể bạn quan tâm:

Không có nhận xét nào: