Sự kiện Lục Tứ qua đi, dù được làm Tổng bí thư Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân vẫn mãi sống trong thấp thỏm, lo sợ sẽ có người tái điều tra Lục Tứ, trả lại trong sạch cho cựu Tổng bí thư Triệu Tử Dương.
Bức ảnh ông Triệu Tử Dương thăm hỏi sức khỏe những sinh viên tuyệt thực trên quảng trường Thiên An Môn đã trở thành một phần lịch sử, là bằng chứng khẳng định lập trường hòa bình của ông, và cũng là điều làm ông Giang khổ não. 29 năm nay mỗi khi đến ngày kỷ niệm sự kiện Lục Tứ, người ta đâu đâu cũng cứ đăng đi đăng lại bức ảnh đó, như ngầm nhắc lại quá trình giành giật địa vị không mấy tốt đẹp của ông Giang.
Triệu Tử Dương
Hình ảnh cố Tổng bí thư Trung Quốc Triệu Tử Dương thăm hỏi các sinh viên Lục tứ đã trở thành ám ảnh tới địa vị của ông Giang Trạch Dân. (Ảnh: wikipedia)
Ông Giang cũng không sao quên được những lời phê bình mà ông Triệu từng nói với mình. Cả gia tộc họ Triệu về sau bị ông Giang giám sát khống chế, đến nổi cả cơ quan an ninh Trung Quốc cũng thấy khó lòng xử lý và không nhẫn tâm hạ thủ.

Giang Trạch Dân hạ lệnh bí mật hành huyết Vương Duy Lâm
Còn một bức ảnh khác cũng khiến ông Giang khó chịu không kém.
Trong sự kiện Lục Tứ, thanh niên tên Vương Duy Lâm tay không tấc sắt không biết từ đâu xuất hiện, dũng cảm đứng chặn đầu đoàn xe tăng đang trên đường tiến thẳng Thiên An Môn. Truyền thông hải ngoại cảm phục trước tấm lòng dũng cảm yêu hòa bình của anh Vương, hình ảnh anh từ đó trở thành biểu tượng anh hùng của thế kỷ XX. Chính thế nên sự tồn tại của anh Vương Duy Lâm bị ông Giang Trạch Dân xem là nhân tố tiềm tàng lật lại bản án Lục Tứ. Ông Giang mỗi khi nghĩ tới là tức giận không thôi, bèn hạ mật lệnh tìm bằng được thanh niên trong video. Sau khi anh Vương bị bắt, ông Giang không ngại ngần hạ lệnh bí mật thủ tiêu.
Trong cuộc phỏng vấn với CBS năm 2000, khi phóng viên Mike Wallace chìa ảnh Vương Duy Lâm chặn xe tăng hỏi: “Có phải Ngài cũng rất khâm phục lòng dũng cảm của cậu thanh niên này không?”, ông Giang Trạch Dân bất ngờ trả lời: “Cậu ta chưa từng bị ai bắt. Tôi không biết cậu ta hiện đang ở đâu”. Mặc dù câu trả lời không khớp câu hỏi, nhưng vô tình đã tiết lộ một bí mật động trời che đậy hằng bao nhiêu năm.
Vương Duy Lâm
Hình minh họa cảnh anh hùng thế kỷ 20 Vương Duy Lâm tay cầm túi nilông đứng chặn đầu xe, ngăn xe tăng thảm sát bạn bè mình. (Ảnh: Nhã Nam)
Sự kiện Lục Tứ còn một anh hùng khác được người Hoa trong ngoài nước hết lời khen ngợi là Trưởng quân đoàn số 38 Từ Cần Tiên. Thanh niên Từ Cần Tiên lúc đó sau khi trực tiếp kháng lệnh cấp trên, không đồng ý nổ súng vào sinh viên, đã bị Chủ tịch Quân ủy Giang Trạch Dân hạ lệnh xét xử kín trong tòa án binh, phạt 5 năm tù giam.
Sau Lục Tứ không lâu, trong một cuộc họp báo với truyền thông nước ngoài, khi một ký giả người Pháp hỏi đến trường hợp vị nữ nghiên cứu sinh vì tham gia Lục Tứ mà bị bỏ tù và hiếp dâm tập thể, ông Giang Trạch Dân trước sự có mặt của giới báo chí buông ra một câu làm cả thế giới kinh ngạc: “Cô ta đáng bị thế!”.
Giang Trạch Dân ra lệnh “diệt trừ sạch sẽ” người ủng hộ Lục Tứ
Ngoài những việc trên, một vấn đề cũng quan trọng không kém với ông Giang đó là phải làm phai nhạt, bóp méo sự kiện này để cuối cùng xóa luôn ký ức của người dân Trung Quốc về nó. Như thế mới ngăn được người dân đòi thẩm định lại Lục Tứ, mới đảm bảo được quyền lực địa vị tối cao của ông.
Trong nỗ lực khiến dân chúng tin rằng Lục Tứ thực tế là một cuộc bạo loạn mà chỉ thiết quân luật mới dập tắt được, ông Giang hạ lệnh cho sản xuất các tiết mục truyền hình, tuyên truyền vu khống và khuếch đại, gắn mác hung ác bạo lực lên sinh viên, thậm chí không tiếc của mà thẳng tay đốt quân xa quân bị để quay phim hiện trường, hòng giành bằng được lòng tin của quần chúng, bao biện rằng quân đội nả súng là bất đắc dĩ. Và thế là rất nhiều người Trung Quốc không đích thân kinh qua sự kiện này bắt đầu nhen nhóm niềm tin rằng Lục Tứ chính là “bạo loạn”, và chính phủ dùng thiết quân luật dẹp loạn là đúng. Quả hợp ý ông Giang.
Vương An
Sinh viên tập trung hòa bình trật tự trên quảng trường, anh Vương An đang đọc nguyện vọng của sinh viên. (Ảnh: Ảnh: GEO Epoche)
Ông Giang sau đó còn hạ lệnh điều tra hết tất cả những ai phản đối thiết quân luật, ủng hộ sinh viên và tham gia Lục Tứ. Xảo quyệt hơn còn khuyến khích vạch trần tố cáo những người đó, cho thấy ông Giang muốn một tay “xóa sạch” Lục Tứ. Dối trá và sợ hãi đã khiến người dân Trung Quốc không dám nhắc tới và cũng không dám nhớ đến Lục Tứ. Vì vậy mà rất nhiều sự thật lịch sử bị lãng quên, thậm chí ngay cả những ai từng tham gia Lục Tứ cũng không dám đứng ra nhắc lại đoạn lịch sử này, khiến lớp trẻ sau này mơ hồ không biết Lục Tứ là gì.
Ví dụ như lúc trấn áp Lục Tứ, xe tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rốt cuộc có cán qua thân các sinh viên hay không? Cựu Ủy viên phòng Nghiên cứu Văn Hiến Trung ương Trung Quốc, tổ trưởng nhóm nghiên cứu đời sống của Chu Ân Lai, tác giả cuốn “Những năm cuối đời của Chu Ân Lai” ông Cao Văn Khiêm từng lấy một thí dụ thế này: “Về vấn đề tại cổng số 6, ĐCSTQ có dùng xe tăng cán qua người các nạn nhân hay không, cũng là đề tài được các cơ quan bàn luận nhiều nhất. Sự thật chứng minh rằng họ (ĐCSTQ) dùng xe tăng cán người. Sau này khi tôi ra nước ngoài gặp lại những sinh viên từng tham gia Lục Tứ, họ cũng nói như vậy. Chính là ngay ở cổng số 6 cửa Tân Hoa Môn, chiếc xe tăng ngay đó đã nghiền nát cơ thể các sinh viên từ quãng trường Thiên An Môn đi ra, kết quả là rất nhiều sinh viên bị cán nát như sốt thịt ngay tại hiện trường”.
thảm sát Lục tứ
Xe tăng cán người là có thật. (Ảnh: Google)
Lúc đó, tại ký túc xá Ban tuyên truyền Trung ương còn có một cậu tiến sỹ là thê đội thứ ba của Ban tuyên truyền chứng kiến tất cả. Chuyện xe tăng truy đuổi sinh viên cán chết người quả thật không thể tin được, nên khi tin này truyền tới tai Trung ương, cậu tiến sỹ bị quân đội bắt đi, dụng hình bức cung: “Cậu có nhìn thấy hay không?” “Tôi thật sự đã nhìn thấy, tôi là đảng viên phải trung thành với đảng, cần phải thành thật, tôi nhìn thấy cái gì thì nói cái đó, tôi thật sự đã nhìn thấy”. Sau đó cai ngục lấy cây roi điện 1000 vôn, uy hiếp: “Mày có nhìn thấy hay không?” Chàng tiến sỹ vẫn nói: “Nhìn thấy rồi, tôi đã thật sự nhìn thấy mà”. Thế là cai ngục chích điện đến khi anh hôn mê bất tỉnh. Lát sau khi tỉnh lại, lại bị hỏi cùng một câu hỏi, lại cũng trả lời như lần trước và tiếp tục bị sốc điện ngất thêm lần nữa. Bị sốc điện mấy lần như thế, cuối cùng anh ta bị khuất phục và nói: “Không nhìn thấy”. Về sau chàng tiến sỹ này cả thân thể và tinh thần đều có vấn đề. Đó không đơn giản là cực hình mà còn là sự dày vò tinh thần lẫn thể xác.
Đôi chân của Phương Chính
Nam sinh vừa tốt nghiệp Viện Giáo dục thể chất Bắc Kinh, anh Phương Chính, bị chiếc xe tăng chạy với tốc độ cao trong Lục Tứ cán qua cắt lìa đôi chân. Cho đến nay câu chuyện này vẫn làm người ta đau xót.
Phương Chính
Anh Phương Chính hiện đang sinh sống ở nước ngoài. (Ảnh: Liusidangan)
16 năm sau, khi nhận lời phỏng vấn của Đại Kỷ Nguyên, anh Phương Chính làm chứng nói rằng: “Tôi tránh không kịp bị té xuống đất, xe tăng cán qua hai chân, nghiền nát từ đầu gối. Bánh đai của xe tăng đều là dây xích, bánh răng, lúc đó tôi cảm thấy cả quần của mình cũng bị cuốn vào bánh xe, cảm giác bị xiết rất chặt, bị đè nén quá. Khi ấy tôi vẫn còn một chút ý thức, chỉ cảm thấy cơ thể bị kéo lê về phía trước, kéo đi hết một đoạn, phía đầu, lưng, vai đều bị trầy xước (sau này khi đến bệnh viện bác sỹ nói), bánh xe tăng cuốn luôn quần tôi đi mất, bị rách nhừ. Tôi từ bánh xe xích ngã xuống đất. Sau khi ngã xuống, tôi lăn người dựa vào hàng rào bên đường….
Đôi chân của anh Phương bị xe tăng cán nát. (Ảnh: Liusidangan)
Bức ảnh này là lúc tôi lướt web tình cờ thấy được, nhìn thấy được hình ảnh lúc đó của mình.. ở nước ngoài nên mới xem được. Thấy một người nằm đó, hai chân bị cán nát, dựa vào hàng rào bên đường. Người đó chính là tôi, hai chân dưới của tôi bị nghiền nát, chân phải bị cán nát tới đùi, chân trái thì tới đầu gối…”
Thông qua vu oan sinh viên và che đậy hoàn chỉnh sự kiện Lục Tứ, ông Giang Trạch Dân đã thuần thục cách tuyên truyền và sử dụng bạo lực. Về sau ông ta tiếp tục vận dụng thủ đoạn tương tự vào đàn áp bức hại Pháp Luân Công, môn tu luyện tâm linh Phật Gia hiện có hơn 100 triệu người tu tập khắp thế giới.
Đôi tay nhuốm quá nhiều máu, cho dù có bưng bít che đậy thế nào, mỗi năm ông Giang đều phải đối mặt với nỗi ám ảnh ngày 4/6.
Khai Tâm
Có thể bạn quan tâm: