“Trung Quốc là mối uy hiếp nghiêm trọng nhất mà Mỹ đang đối mặt, so với chủ nghĩa khủng bố còn nghiêm trọng hơn nhiều.” Ông Carl Gershman – Chủ tịch Quỹ Dân chủ quốc gia Mỹ đã phát biểu trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ ngày 14/6 vừa qua.
Theo Đài phát thanh Hoa Kỳ (VOA), ông Carl Gershman nói, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSQT) đầu tư kinh tế, sức mạnh quân sự của họ ra toàn thế giới, một nước lớn độc tài, chuyên chế này đã tạo thành mối đe dọa đối với quốc gia dân chủ. Ông còn so sánh ĐCSTQ ngang với Hitler Đức quốc xã, Thiên hoàng Minh Trị của Nhật Bản và Stalin của Liên Xô.
Ông Carl Gershman cho rằng, hơn chục năm nay, xã hội phương Tây đã đánh giá sai đối với chính sách ngoại giao của ĐCSTQ. Ông nói, năm xưa điều đặt cược là, nếu để ĐCSTQ tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khích lệ Trung Quốc phát triển kinh tế, Trung Quốc sẽ thành một xã hội tự do hơn, nhưng “các sự việc phát sinh sau này đã hoàn toàn ngược lại”.
Tháng 9/2009, đương nhiệm Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton trước khi ký một đạo luật thương mại bình thường vĩnh viễn với Trung Quốc, từng vận động tích cực cho việc Trung Quốc tham gia vào WTO, ông nói để Trung Quốc tham dự vào WTO, sẽ là “nhân tố cần thiết và cứng rắn” giúp cho ĐCSQT sẽ có cải cách chính trị chính xác.
Tuy nhiên, khi đó có nhiều người chỉ trích quan điểm này một “ảo tưởng”. Gần đây, cựu trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vự châu Á – Thái Bình Dương thời Tổng thống Obama là ông Kurt Campbell có bài đăng trên tạp chí“Chính sách Ngoại giao” (Foreign Policy) thừa nhận quan điểm sai lầm trong quá khứ.
Tại buổi điều trần, ông Carl Gershman lấy ví dụ về hiện trạng chính trị hiện nay của Trung Quốc: Chính quyền cấm người Trung Quốc thảo luận về cuộc thảm sát Thiên An Môn; Cách mạng Văn hóa, Đại nhảy vọt; bắt bớ những nhà bất đồng chính kiến, bắt bớ các luật sư nhân quyền; đàn áp các giáo hội gia đình của Cơ đốc giáo; tiêu diệt tôn giáo của người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ và dân tộc Tạng.
Ông Ed Royce – Người phụ trách buổi điều trần, Chủ tịch Ủy ban sự vụ ngoại giao Hạ viện Mỹ, đại diện cho Hạ viện liên bang đảng Cộng hòa nói tại buổi điều trần: Các chính quyền chuyên chế như Trung Quốc, Nga, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa đều đang phát động tấn công mạnh mẽ vào các quốc gia dân chủ trong đó có Mỹ.
Ông nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, dân chủ đang tràn ngập nguy cơ, báo cáo của Freedom House nói, trong 10 năm trước, dân chủ các nước trên thế giới đang suy thoái.”, “đối diện với uy hiếp này, điều tốt nhất của hiện nay là chúng ta đang tỉnh ra rồi!”
Kenneth Wollack – Tổng giám đốc Viện nghiên cứu dân chủ quốc gia Mỹ nói, chính quyền Trung Quốc và Nga đã dốc sức tuyên truyền mô thức chuyên chế ra nước ngoài, tạo thành mối đe dọa nước Mỹ. Phương thức đối kháng tốt nhất với những nước này, không chỉ là đơn độc xuất kích, mà là xây dựng đồng minh toàn cầu có sức mạnh.
Nghị viên lưỡng viện kêu gọi đối kháng ĐCSTQ
Ngày 8/6, 12 Thượng nghị sĩ Mỹ đã cùng ký thư gửi Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính mỹ, Cục trưởng Cục Điều tra Liên bang Mỹ, Giám đốc tình báo quốc gia và Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ, đốc thúc họ cùng chế định “chiến lược toàn diện”, đối kháng ĐCSTQ việc can dự vào dân chủ trên phạm vi toàn cầu.
Trong thư họ nói, ĐCSTQ lợi dụng mối quan hệ tiền bạc để áp chế việc truyền thông Mỹ đưa tin phụ diện về ĐCSTQ, 4 năm trước, nhiều kênh truyền thông Mỹ có quan hệ tiền bạc trực tiếp hoặc gián tiếp với Mỹ đã không đưa tin liên quan đến sự hủ bại của ĐCSTQ.
12 thượng nghị sĩ liên đảng tin rằng, đây chỉ là một góc nhỏ trong việc ĐCSTQ gây ảnh hưởng chính trị lên Mỹ, có rất nhiều hiện tượng tương tự, ví dụ như chi bộ đảng của ĐCSTQ tại các trường học ở Mỹ bí mật giám sát sinh viên Trung Quốc, các học giả Trung Quốc đến thăm Mỹ; Học viện Khổng Tử do Trung Quốc tài trợ bị cấm thảo luận về các vấn đề nhạy cảm; 10 năm qua, chính quyền ĐCSTQ vẫn luôn có ý đồ thâm nhập vào các chính đảng quan trọng của Australia.
“Những hoạt động với mục tiêu trường kỳ này của chính quyền Trung Quốc là phá hoại dân chủ tự do, xâm thực sức mạnh của đồng minh Mỹ, làm yếu đi sức mạng của các quốc gia dân chủ phản đối Trung Quốc, thay thế địa vị dẫn đầu thế giới của Mỹ, ảnh hưởng đén trật tự quốc tế tương lai”.
Ngày 5/6, có 6 nghị viên hạ viện thuộc 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa của Quốc hội Mỹ cùng đề xuất dự thảo “Dự luật chống lại các hoạt động ảnh hưởng chính trị của chính phủ Trung Quốc và Đảng cộng sản”, yêu cầu cơ quan chấp pháp của Mỹ điều tra và đưa ra báo cáo về Viện Khổng Tử, tiến hành các biện pháp bảo vệ đối với các nhân sĩ bị Trung Quốc coi là mục tiêu cần thanh trừng.
Tháng 3 năm nay, Dân biểu Đảng Cộng hòa Joe Wilson và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio đề xuất một dự luật, yêu cầu Viện Khổng Tử cũng như các “tiền đồn” văn hóa khác của chính quyền Trung Quốc thiết lập tại mỹ cần phải có người đại diện nước ngoài đăng ký.
Marco Rubio cho rằng, Viện Khổng Tử đe dọa đến tự do học thuật của Mỹ, đồng thời cũng là nơi mà Trung Quốc dùng để tiến hành các hoạt động gián điệp ở nước ngoài.
Xung đột Trung – Mỹ trên 3 lĩnh vực
Từ năm 2001, khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay, thâm hụt thương mại Mỹ – Trung ngày càng tăng cao, từ vài chục tỉ tăng lên 375,2 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái, đạt đến đỉnh điểm trong lịch sử thương mại Mỹ Trung.
Năm 2017, sau khi ông Trump lên làm tổng thống, ông vẫn luôn chỉ trích Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, thông qua thủ đoạn thương mại không công bằng để kiếm tiền của Mỹ. Tháng Ba năm nay, Tổng thống Trump đã ký bản ghi nhớ 301, đánh thuế 50 tỉ đô la Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc để trừng phạt việc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Ngày 15/6, mặc dù thông qua vòng đàm phán thứ 3 giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng phía Mỹ vẫn tiếp tục thu 25% thuế đối với hàng loạt các sản phẩm của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.
Trong tuyên bố của Nhà Trắng có nói, thu thêm thuế là việc vô cùng quan trọng trong bối cảnh công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ được chuyển nhượng không công bằng cho Trung Quốc, và đảm bảo cho việc làm ăn của doanh nghiệp Mỹ, “nếu như Trung Quốc có hành vi trả đũa, Mỹ sẽ truy thu thuế cao hơn nữa”. Trong tuyên bố còn nói, giữa hai nước Mỹ – Trung “thương mại vẫn luôn là cực kỳ không công bằng, tình huống này đã không thể tiếp tục được nữa”.
Ngoài ra, Mỹ – Trung cũng có xung đột trong vấn đề biển Đông và biển Đài Loan.
Khu vực biển Đông là tuyến vận tải biển quan trọng, chính quyền Trung Quốc không ngừng quân sự hóa khu vực này, trực tiếp đe dọa đến tự do vận chuyển của quốc tế trong khu vực trên không và trên biển. Các nước xung quan Trung Quốc như Việt Nam, Philippines, Malaysia đều tuyên bố chủ quyền lãnh hải trong khu vực này.
Ngày 2/6, tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis chỉ trích Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự tại biển Đông, là “dọa nạt và uy hiếp các nước lân cận”. Ông cũng cảnh cáo Trung Quốc, hành vi quân sự hóa các đảo trên biển Đông sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng, một trừng phạt nhỏ chính là không được mời tham dự diễn tập quân sự tại Thái Bình Dương.
Đồng thời Trung Quốc còn liên tiếp điều động oanh tạc cơ Xian H-6, máy bay chiến đấu Su-35, tàu chiến chạy quanh eo biển Đài Loan, đồng thời gây áp lực với Đài Loan trên trường quốc tế, làm căng thẳng tinh hình trên eo biển Đài Loan và Đại Lục.
Những hành động quân sự nói trên của Trung Quốc khiến Mỹ có hàng loạt những ứng phó. Mỹ không chỉ 6 lần điều máy bay B-52 bay quanh biển Đông, mà còn điều chiến hạm đến biển Đông để thực hiện tự do hàng hải, thu hồi lời mời Trung Quốc tham dự diễn tập quân sự trên Thái Bình Dương năm 2018, đồng thời còn có kế hoạch điều mẫu hạm tuần dương tới eo biển Đài Loan.
Huệ Anh
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét