Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

LÀ NGƯỜI VIỆT NAM CẦN PHẢI CẢNH GIÁC ĐỀ PHÒNG GIẤC MƠ TRUNG HOA CỦA TẬP CẬN BÌNH, MỘT ÔNG BẠN VÀNG CỦA NHIỀU ÔNG VN!



Tập Cận Bình và “Giấc mơ Trung Hoa”


Matthias von Hein / Deutsche Welle
Bài đầu tiên của loạt bài về “Lần trỗi dậy của Trung Quốc”. Lần trỗi dậy này hướng thật xa ra tương lai, đặt dấu ấn lên hiện tại và được tiếp sức từ quá khứ. Về một viễn tưởng tập thể do họ Tập ban hành.
Phần còn lại của thế giới dụi mắt ngạc nhiên. Chỉ trong vòng gần ba thập niên, Trung Quốc đã trỗi dậy: từ một nước đang phát triển nghèo xơ xác trở thành một quyền lực kinh tế trên bình diện toàn cầu. Hiện giờ Trung Quốc đã bắt đầu tiến lên để trở thành một cường quốc trên thế giới. Chậm nhất là bây giờ thì sự lo ngại đã bắt đầu pha trộn vào trong lòng ngưỡng mộ những thành tích xây dựng.
Nhưng người Trung Quốc – và đặc biệt là tầng lớp chính trị ở Bắc Kinh – lại nhìn lần trỗi dậy của đất nước họ trước hết như là lần chỉnh sửa lại một sự bất thường trong lịch sử. Thái độ này được bộ máy tuyên truyền ủng hộ qua “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình. Kể từ khi nhậm chức năm 2012, người đứng đầu Đảng và nhà nước Trung Quốc đã hứa hẹn với người dân Trung Quốc là sẽ trở lại với tầm vóc to lớn của các triều đại trước đây. Qua đó, Tập đã liên kết tới hai lần đến nhận thức lịch sử đặc biệt rõ rệt của người Trung Quốc.

Về một mặt, cả người Trung Quốc hiện đại cũng tự hiểu mình như là những người thừa kế một nền văn minh lâu đời hàng ngàn năm, dẫn đầu thế giới trong văn hoá, khoa học, kỹ thuật, hành chánh cho tới thế kỷ 16. Trung Quốc – “đất nước đứng ở trung tâm” theo như tiếng Trung vẫn gọi như thế ngày nay – nằm ở trung tâm của thế giới trong lý tưởng đó, bao chung quanh bởi những giống mọi rợ bị lực sáng của nền văn hoá Trung Quốc lôi cuốn nên tự nguyện nộp triều cống.
“Thế kỷ ô nhục”
Mặt khác, vì vậy mà cái được gọi là thế kỷ ô nhục lại càng nổi bật lên hơn trước cái nền đó. Lần khởi đầu được nêu rõ: Lần mở cảng Trung Quốc cho thuốc phiện Anh do người Anh dùng vũ khí ép buộc năm 1842. Trong hiệp định đầu tiên của “những hiệp định bất bình đẳng”, thời đó, ngoài những việc khác, Trung Quốc bị ép buộc phải nhượng Hongkong lại cho Anh Quốc. Và sự lầm lạc của lịch sử này cũng chính thức có một kết thúc tạm thời qua tuyên truyền: lần thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bởi Đảng Cộng sản.
Cái “thế kỷ ô nhục” đó tạo thành đối cực cho lần trỗi dậy của Trung Quốc. Có ai biết rằng khoảng năm 1820, Trung Quốc vẫn còn chiếm một tỷ lệ là hơn 30% trong sản lượng kinh tế thế giới? Sau những cuộc nổi loạn trong nước, bóc lột của thực dân, tan rã của nhà nước, chiếm đóng bởi nước Nhật và nội chiến, tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 5% vào đầu những năm 1950.
Nỗi đau về lần mất mát tầm vóc đế quốc luôn luôn được nhắc nhở đến trong ký ức của tập thể: sách sử, phim truyền hình nhiều tập, báo chí đều luôn  gợi dậy lần hạ nhục quốc gia Trung Hoa bởi những thế lực nước ngoài, lần suy sụp và sự khốn cùng. Văn hoá nhắc nhở này đã mở đường để cho “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình tác động được lên đại chúng. Trong khi đó thì như là một viễn tưởng tập thể được tuyên bố từ trên xuống, nó trái ngược lại với “Giấc mơ Mỹ” về việc hiện thực hạnh phúc của cá nhân.
“Cho tới 2049 sẽ trở thành cường quốc thật sự”
Các kế hoạch cho lần “Tái sinh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” trải dài cho tới 2049: Đến lần sinh nhật 100 của nước Cộng hoà Nhân dân, Trung Quốc cần phải trở thành một cường quốc thật sự. Ở đây thì dường như có thể xác nhận được điều này: các mục tiêu được công bố càng cao và thời điểm đạt được chúng càng xa ra tương lai cho tới đâu thì người ta lại càng có thể đòi hỏi con người phải hy sinh to lớn hơn cho tới đó. Một khi đó không phải là một điều nhỏ nhặt mà là lần “Tái sinh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” thì theo cách diễn giải của Bắc Kinh, người ta không thể xem xét đến những quyền tự do của người dân hay đến những quy trình của một nhà nước pháp quyền. Những người bất đồng chánh kiến, những nhà hoạt dộng vì nhân quyền, thậm chí cả luật sư của họ cũng phải vào tù. Những quyền tự do mà trước đây đấu tranh giành được – cả ở trong truyền thông -, bị thu nhỏ lại.
Viễn tưởng từ “Giấc mơ Trung Hoa” là mơ hồ nhưng đồng thời lại toàn diện cho tới mức nó có chỗ cho nhiều thông điệp hết sức khác nhau ở dưới mái của nó. Ai nắm quyền diễn giải về nội dung của cái công thức đó thì có thể định nghĩa hầu như tất cả như là nguyên tố để thực hiện “Giấc mơ Trung Hoa”:
Ví dụ như khi Tập Cận Bình thăm đập Tam Hiệp hồi tháng 4 thì nó là khả năng tự phát triển về kỹ thuật. Khi Tập gặp giới quân đội cao cấp trong tháng 3 thì nó là sự tích hợp mạnh hơn nữa giữa khu vực dân sự và quân sự. Lúc nào cũng được đưa ra: đoàn kết và nói chung là sự phát triển của sức mạnh.
Trong sự đa nghĩa của nó, “Giấc mơ Trung Hoa” cũng thích hợp như là công cụ để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đang càng lúc càng rõ nét hơn từ hơn hai thập kỷ nay. Như là nguồn gốc của sự chính danh cho nền cai trị của Đảng Cộng sản, chủ nghĩa dân tộc này rất quan trọng. Vì về mặt tư tưởng hệ thì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã rỗng ruột: họ là người tổ chức một chủ nghĩa tư bản nhà nước – ngay cả khi rất hiệu quả. Với cán bộ và quan chức như là những người hưởng lợi, mặc cho chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có.
Quan điểm cứng rắn của Trung Quốc, ví dụ như trong tranh chấp đảo với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, việc xây đảo nhân tạo mang lại nhiều xung đột ở Biển Đông cũng đã dựa vào những kỳ vọng mang tính dân tộc chủ nghĩa đã được cố tình thổi bùng lên trong người dân ở quê nhà.
Phan Ba dịch

Không có nhận xét nào: