Căn cứ vào các Điều 24,25, 39 của Luật Quốc phòng số: 39/2005/QH11 và
Điều 35 của Luật dữ trữ quốc gia đã quy định về những ngành nghề có điều kiện
được quy định tại Phụ lục 4 của Dự thảo Luật đơn vị kinh tế-hành chính
đặc biệt …( LĐK) vẫn có thể được Thủ tướng hủy bỏ, sửa đổi…do bởi Điều 5 khoản
3 của LĐK:
“3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này với các luật có liên
quan về cùng một nội dung thì áp dụng quy định của Luật này, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4 Điều này.
4. Trường hợp các luật có liên quan được ban hành sau ngày Luật
này có hiệu lực thi hành có quy định thuận lợi hơn về ưu đãi đầu tư, điều
kiện đầu tư đối với nhà đầu tư thì áp dụng quy định của các luật có liên
quan…”
Theo Điều 24,25, 39 thì
các cơ sở sản xuất công nghiệp quốc phòng được Nhà nước đầu tư xây dựng và
thống nhất quản lý.
Điều 25 Luật Quốc phòng quy
định:”Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý
việc sản xuất, khai thác các sản phẩm quốc phòng; trực tiếp quản lý các cơ sở
công nghiệp quốc phòng; thực hiện đặt hàng phục vụ quốc phòng…”
Điều 39 quy định của Luật Quốc phòng: Các doanh nghiệp
quốc phòng và tài sản quốc phòng do nhà nước, Chính phủ quản lý...
Không chỉ các Điều
24,25, 39 mà cả Điều 22. Các hành vi bị cấm Luật Dự trữ quốc gia số: 22/2012/QH13 ?
Điều 22 quy định:
“7. Nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia không đúng thẩm quyền, không đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, địa điểm…”
Các điều luật trên được quy định của Luật Quốc phòng, Luật Dự trữ quốc gia vẫn có thể được bỏ qua nếu Thủ tướng muốn.Thủ tướng vẫn có thẩm quyền không thực hiện, hủy bỏ các điệu liện do các bộ luật quốc phòng, dự trữ quốc gia quy định. Thủ tướng có quyền thay đổi và giao cho một doanh nghiệp nước ngoài, kể cả Trung Quốc thực hiện chức năng sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ các khí tài quân sự.
Đèn xanh này được thiết kế lắp đặt tại Điều 17 của LĐK: ĐIỀU 17. NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
“4. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước
tại từng đặc khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu rà soát, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Không áp dụng một
hoặc một số ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
tại đặc khu quy định tại khoản 1 Điều này tại khu chức năng thuộc đặc khu;
b) Sửa đổi, bãi bỏ
một hoặc một số điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện áp dụng tại đặc khu hoặc khu chức năng thuộc đặc khu.”
NGUYÊN
VĂN ĐIỀU 24, 15, 39 CỦA LUẬT QUỐC PHÒNG 2005:
1. Cơ sở sản xuất công
nghiệp được Nhà nước đầu tư xây dựng năng lực sản xuất phục vụ quốc phòng theo
quy định của pháp luật về động viên công nghiệp.
2. Cơ sở nghiên cứu, sản
xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự do Bộ Quốc phòng trực tiếp
quản lý.
1. Chính phủ thống nhất
quản lý công nghiệp quốc phòng bao gồm quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát
triển công nghiệp quốc phòng.
2. Bộ Quốc phòng thực
hiện quản lý việc sản xuất, khai thác các sản phẩm quốc phòng; trực tiếp quản
lý các cơ sở công nghiệp quốc phòng; thực hiện đặt hàng phục vụ quốc phòng.
3. Bộ Công nghiệp chủ
trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan tổ chức, quản lý,
chỉ đạo và bảo đảm cho các cơ sở thuộc quyền được giao sản xuất sản phẩm phục
vụ quốc phòng thực hiện nhiệm vụ theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng.
1. Tài sản phục vụ quốc
phòng là tài sản của Nhà nước do Nhà nước thống nhất quản lý và bảo đảm.
2. Tài sản phục vụ quốc
phòng bao gồm:
a) Vũ khí, trang thiết
bị, khí tài và vật chất phục vụ mục đích quốc phòng;
b) Đất đai sử dụng vào
mục đích quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Tài sản do các doanh
nghiệp quốc phòng quản lý;
d) Phương tiện, trang
thiết bị, vật chất của nền kinh tế quốc dân do cơ quan, tổ chức và công dân tạo
ra được Nhà nước huy động, dự trữ trong kế hoạch động viên quốc phòng;
đ) Văn bản, tài liệu
giáo khoa và các công trình nghiên cứu về quốc phòng, quân sự;
e) Phương tiện kỹ thuật
được huy động, trưng mua, trưng dụng phục vụ quốc phòng theo quy định của pháp
luật.
3. Nhà nước có kế hoạch
xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho quốc phòng. Việc quản lý, sử dụng dự
trữ quốc gia bảo đảm cho quốc phòng và các mục đích khác thực hiện theo quy
định của pháp luật về dự trữ quốc gia.
4. Nghiêm cấm mọi hành
vi sử dụng, chiếm giữ trái pháp luật tài sản phục vụ quốc phòng và dự trữ quốc
gia bảo đảm cho quốc phòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét