Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

TRẦN VĂN TRÀ, TRẦN BẠCH ĐẰNG, NGUYỄN CƠ THẠCH, DƯƠNG QUỲNH HOA…BỊ THANH TRỪNG BỞI Ý TƯỞNG LẬP “ ĐẶC KHU VIỆT NAM CỘNG HÒA” SAU 1975

Phạm Viết Đào.
 



Sau năm 1975, sau Đại hội Đảng lần thứ 4, mặc dù vẫn trong không khí say sưa, lên đồng bởi chiến thắng, tại Hà Nội đời sống thực tại bắt đầu tác động tới những người thật sự quan tâm tới thế sự…
Sau năm 1975, do các nước XHCN chính thức cắt viện trợ nên cán bộ công nhân viên chức bắt đầu ngấm đòn về cái giá của sự độc lập tự chủ, còn nông dân thì bị xiềng xích bởi chính sách hợp tác hóa nông nghiệp lỗi thời,nên sa vào cảnh nghèo đói. Nhiều vùng Thanh Hóa, Nghệ An đang ngấp nghé thảm cảnh chết đói.
Hồi đó, quãng 1976-1977 tôi làm biên tập tại Fafilm Việt Nam được giao nhiệm vụ về Thanh Hóa lấy tài liệu để tập hợp báo cáo thành tích chuẩn bị đề nghị tuyên dương: Đơn vị chiếu bóng lưu động Anh hùng của huyện Tĩnh Gia…Đơn vị này có thành tích: có nhiều sáng kiến, bất chấp bom đạn của không quân Mỹ, duy trì được hoạt động chiếu bóng trong giai đoạn chiến tranh phá hoại tại vùng chiến sự ác liệt này.

Tôi về Tĩnh Gia một tháng, bám theo đội chiếu bóng lưu động này để lấy tài liệu, để nghe anh em kể cho nghe họ đã duy trì hoạt động chiếu bong lưu động bất chấp bom đạn ác liệt của không quân Mỹ. Tĩnh Gia Thanh Hóa hồi đấy là yết hầu giao thông từ miền bắc vào nam.
Hàng ngày tôi bám theo đội chiếu bong lưu động, ở lại Tĩnh Gia gần 1 tháng và thấy nhiều người dân ở đây chỉ sống bằng khoai sắn. Gia đình ông chủ nhà ở xã Khoa Trường, nơi đội chiếu bong ngủ nhờ cho biết: Tháng qua bản than ông say sắn 3 lần vì 6 tháng qua gia đình ông chỉ có ăn sắn…
Nếu một vài chi tiết như vậy để thấy thực trạng kinh tế và đời sống cơ cực của người dân Việt sau năm 1975. Và do sự thúc bách bởi hoàn cảnh đó, trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao nhất là những ông từng chiến đấu ở chiến trường miền nam cảm thấy lao lung bởi cái mô hình sản xuất quan lieu báo cấp của miền bắc XHCN…
Theo dõi thông tin hồi đó, sau Đại hội Đảng 4, chúng tôi đã chuyền tay nhau đọc 1 bài viết của ông Nguyễn Cơ Thạch, được đánh máy, phát biểu trong một cuộc nói chuyện hẹp nào đó. Hồi đó ông Nguyễn Cơ Thạch đang là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao…
Đọc bài viết của Nguyễn Cơ Thạch, thấy ông phân tích tình hình thế giới và quan hệ đối ngoại của Việt Nam có vẻ nghiêng sang hướng muốn ngả về hướng Mỹ và phương tây…
Cùng với Nguyễn Cơ Thạch, một số nhân vật lừng lẫy trước 1975 như Thượng tướng Trần Văn Trà, Trần Bạch Đằng, Dương Quỳnh Hoa, Ngô Bá Thành tự nhiên mất hút trên chiến trường. Đây là giai đoạn chúng tôi xem bộ phim “Ván bài lật ngửa”, một bộ phim tình báo dựa vào nguyên mẫu Phạm Ngọc Thảo của Nguyễn Trường Thiên Lý…
Chúng tôi dò hỏi nhau, Nguyễn Trường Thiên Lý là ai mà đột ngột xuất hiện trong làng điện ảnh với những tư liệu độc đáo để viết kịch bản cho phim? Sau này biết được đó là Trần Bạch Đằng…
Cùng hồi đó chúng tôi chuyền tay nhau đọc cuốn hồi ký của Tướng Trần Văn Trà ghi là tập 5 “Những chặng đường B2 Thành Đồng – Kết thúc 30 năm chiến tranh” , tập cuối cùng lại xuất bản trước rồi không in các tập trước đó như một điềm báo về sự trục trặc của tác giả…Tập hồi ký 1,2,3,4 của bộ sách này đã bị dừng và tác giả đã đoán trước được nên cho công bố trước.
Cùng với Trần Văn Trà, là ông Trần Bạch Đằng, kịch bản bộ phim dài nhiều tập Ván bài lật ngửa theo nguồn tin vỉa hè do ông viết trong thời gian bị giam lỏng ở Hà Nội. Trần Bạch Đằng được triệu từ Sài Gòn ra giam long ở nhà khách Chính phủ ở Chu Văn An…
Sở dĩ có chuyện này là do hồi đó, theo thông tin vỉa hè: các ông này có tư tưởng chia rẽ bắc-nam…nên bị đì, vô hiệu hóa. Sau này tìm hiểu thì biết rằng: chính họ, những vị này sau 1975, thất vọng về mô hình XHCN miền bắc nên họ muốn miền nam giữ nguyên mô hình phát triển kinh tế như trước 1975. Có ý kiến còn đề nghị giữ lại Đại sứ quán Mỹ lại để mời Mỹ trở lại…
Chúng tôi đã tranh luận với nhau rất nhiều sau khi Đại hội IV bế mạc 1976. Hồi đó, sau khi đại hội kết thúc, cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp nhà nước nghỉ làm 1 tháng để đọc và thảo luận các văn kiện đã phát trong dịp đại hội…
Khi phải đọc và thảo luận những văn bản giáo điều, cứng nhắc, tôi và một số an hem từng du học Đông Âu bắt đầu “phá ngang” quay sang phát biểu ngược, coi những nghị quyết của đại hội này là giáo điều và  cứng nhắc. Chúng tôi quay sang ủng hộ quan điểm của ông Nguyễn Cơ Thạch nên tìm cách bắt tay lại với Mỹ và phương tây. Phê phán chủ trương xây dựng 400 pháo đài cấp huyện mô hình của Bungaria và chỉ tiêu đạt 20 triệu tấn lương thực trong nhiệm kỳ BCH này? Bản thân tôi năm 1976 đã đưa chuyện người Nhật gạt nước mắt để bắt tay với Mỹ và họ đã đưa đất nước vượt qua thảm họa chiến tranh…
Tôi còn nhớ, sau 1 tháng thảo luận, tôi là một trong những người bị ghi vào số đen của đảng bộ Fafilm Việt Nam. Ông H. bí thư đảng ủy kiêm giám đốc trong phiên tổng kết đã nặng nề lên án: Trong khi toàn đảng, toàn quân, toàn dân lao vào cuộc chiến đấu dành độc lập dân tộc thfi có người “ được đi tây trúc lấy kinh” đã quay về phê phán, đả kích đảng nặng nề, cho Đảng là ngu dốt…
Dẫu sao tôi cũng chỉ là 1 cạn bộ mới vào nghề nên sau đó mình biết đã lỡ lời và phổi bò nên chấp nhận mọi sự ứng xử.
Còn những người nhưu Trần Văn Trà, người năm 1947 đã được ông Hồ Chí Minh tặng cho thanh kiếm quý nhưng cho tới khi mất vẫn không được tặng Huân chương độc lập. Những nhân vật như Trần Bạch Đằng, những tên tuổi như Dương Quỳnh Hoa sau năm 1975 đều mất hút trên chính trường do bởi họ muốn xây dựng miền nam thành “một đặc khu”. Ý tưởng đó phía Bắc được ông Nguyễn Cơ Thạch tán đồng. Nếu ý tưởng đó được triển khai từ sau Đại hội IV thì chắc chắn sẽ không diễn ra thảm cảnh hàng triệu người dân trong đó có cả miền bắc bỏ nước ra đi.
Hồi đó, ngày sau 1976, chúng tôi đã nghe câu đồng dao không rõ ai là tác giả: Ai ơi chớ vội làm giàu; Thằng Mỹ nó rút thằng Tàu nó qua…
Điều tiên tri này quả đáng ứng nghiệm dần và Luật Đặc khu là “cái ổ” pháp lý để đại họa “ một ngàn năm bắc thuộc” lần thứ 2 được tái diễn như lời than tuyệt vọng của ông Nguyễn Cơ Thạch…

P.V.Đ

Không có nhận xét nào: