Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

TRUNG QUỐC VẪN BỊ NGƯỜI NGA CANH CHỪNG, CẢNH GIÁC: 10 NĂM LẤY VỢ NGA VẪN CHƯA ĐƯỢC NHẬP QUỐC TỊCH

Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc trong nhiều năm luôn là một điều bí ẩn thu hút sự chú ý của giới truyền thông và các nhà phân tích.

Mối quan hệ Nga – Trung có ảnh hưởng chính trị và quân sự sâu rộng trên trường quốc tế – Ảnh: Economist
Trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao ngày càng leo thang giữa Nga và Liên minh EU, nhiều nhà ngoại giao quốc tế đã đặt dấu hỏi về vị trí của Trung Quốc với sự việc này.
Trên thực tế, bản chất thật sự mối quan hệ Nga – Trung và mục tiêu chính Tổng thống Putin cùng Chủ tịch Tập Cận Bình đang theo đuổi phức tạp gấp nhiều lần một phát biểu bênh vực đơn thuần.
Bởi vậy, mối quan hệ Nga – Trung phải được xem xét trên phạm vi quốc tế, không đơn thuần là một mối quan hệ song phương. Nó đòi hỏi tính hợp tác như một liên minh chiến lược nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu riêng của mỗi nước.

Nếu Trung Quốc mạnh hơn Nga về kinh tế thì nước Nga lại nổi tiếng với tinh thần và kỹ năng của các chiến lược địa chính trị. Người Trung Quốc từng so sánh Nga là một chiến binh, Trung Quốc là một thương gia. Kết hợp những thế mạnh của hai cường quốc là mục đích chính của liên minh Nga – Trung trong ván bài với phương Tây.
Mối quan hệ giữa hai nước là nền tảng chính cho tham vọng chung của Nga và Trung Quốc: thiết lập một trật tự thế giới mới với trọng tâm thuộc về châu Á.
Sau đây xin trích dẫn vài dòng tự sự liên quan đến vấn đề Trung Quốc trong mắt người Nga của anh Nguyễn Huy Cường sau khi kết thúc chuyến công tác tại Nga.
Hai tuần qua tôi rong ruổi bằng ô tô và xe lửa trong nước Nga, mỗi chặng cả vài ngàn km để tìm những hình ảnh cọ sát với Việt Nam để làm đề tài giao thông.

Nhưng có một điều xen vào nhận thức là diện tích đất đai thiên nhiên của Nga vô cùng vĩ đại.
Chặng đường từ Volgagrad lên vùng Saratov đằng đẵng 350km chỉ có 3 làng và một thành phố nhỏ cỡ Việt Trì nằm ven; còn lại là thảo nguyên bạt ngàn hoang sơ xanh ngần.
Tôi ghé thăm một trang trại rộng 160ha của Mr Dương Hải An gốc Nghệ An đang canh tác rất hiệu quả thì biết đất đai ở đây khá tốt.
Nhưng diện tích hoang xung quanh một vùng vài chục nghìn ki lô mét vuông vẫn nhiều vô cùng.
Tôi đến Saratov hỏi bạn hữu thì biết một điều rất “ăn nhập” với tình hình Việt Nam hiện nay, xung quanh vấn đề “Luật đặc khu”.
Đó là: Người Việt Nam kinh doanh, nhập quốc tịch, học hành, sinh sống tại Nga khá thoải mái. Cộng đồng Việt Nam có sự nghiệp, đời sống khá hơn người Nga là chuyện không hiếm.
Nhưng người Trung Quốc không được thế. Khó khăn hơn nhiều.
Đặc biệt, có cả luật… bất thành văn là đàn ông Trung Quốc lấy vợ Nga, sinh sống 10 năm ổn định cũng KHÔNG THỂ nhập quốc tịch Nga trong khi với Việt Nam thì chỉ cần 3 năm là ổn.
Cả thành phố Saratov rộng lớn có vài tiệm ăn China nhưng do người Nga cầm trịch.
Hỏi kỹ hơn thì từ thời Sa Hoàng đã có thái độ xem như “bó chân” người Trung Quốc rồi.
Chính phủ Putin cũng vậy. Kiên trì thái độ giới hạn sự bành trướng của Trung Quốc.
Ngẫm xem, nước Nga bao la kia thực ra rất cần nhân lực để phát triển. Diện tích đất đai tự nhiên xem như còn hoang hoải ở riêng vùng Viễn Đông thôi có thể “chứa” thêm 100 triệu người và Trung Quốc rất thèm muốn điều này nhưng Chính phủ Nga nói “Không” với Trung Quốc!
Việt Nam cần học Nga ở điểm này.

Không có nhận xét nào: