Những trận đánh giằng co, khốc
liệt, đẫm máu… tại mặt trận Vị Xuyên Hà không chỉ liên quan tới quan hệ Việt-Trung
mà còn liên quan tới một “cuộc chiến khác” tại Hà Nội: cuộc chiến giữa phe các
tướng lĩnh ủng hộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phía muốn hạ bệ, đẩy lùi vị tướng
huyền thoại này vào bóng tối…để họ dành lấy binh quyền…
Mối quan hệ “lục đục” giữa
Lê Duẩn với Võ Nguyên Giáp thực ra đã nổ ra sau khi Lê Duẩn được điều từ miền
nam ra gánh vác nhiệm vụ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW Đảng Lao động Việt
Nam…
Nhiều tài liệu đã công bố về trận
Mậu Thân 1968: Tướng Giáp và ông Hồ Chí Minh được bố trí xuất ngoại để cho Lê
Duẩn toàn quyền thực thi việc điều binh khiển tướng…Đây được coi là trận quyết
chiến chiến lược này để tạo vốn liếng về khả năng chiến trận cho Lê Duẩn và
Nguyễn Chí Thanh...
Các trận đấu “cố đá thua” trong
bóng đá bao giờ cũng liên quan tới một đường dây cá độ nào đó. Vậy mục đích của
vụ “cá độ” 12/7/1984 có phải nhằm hướng tới mục đích hạ uy danh, hạ bệ Tướng
Giáp và nhóm tướng lĩnh thân Tướng Giáp ?
Lê Duẩn chăng? Điều này chắc chắn
không! Không một ai nghi ngờ về phẩm chất quyết liệt chống chủ nghĩa bá quyền Đại
Hán của ông Lê Duẩn…Do vậy cần phải lần tìm lần theo sợi chỉ mỏng manh này những
nhóm dưới quyền Lê Duẩn bán độ trận này cho Trung Quốc ?
Vậy trận 12/7/1984 liên quan tới
những ai? Ai sẽ hưởng lợi nếu trận 12/7/1984 quân ta thắng; Ai sẽ đắc lợi nếu
trận này thua? Chỉ khi phân tích theo cách này mới có khả năng tìm ra mớ chỉ rối
bòng bong này…
Trên mạng xuất hiện bài “Tướng Hoàn Đan
của quân đội Cụ Hồ | (hochiminhbao.com hochiminhbao.com/tuong-hoan-dan/), viết về
cuộc đời binh nghiệp của Tướng Hoàng Đan; Trong bài có 1 đoạn đề cập tới cuộc
kiểm điểm tại Hà Nội về trận 12/7/1984. Tác giả bài cho biết: Thủ tướng Phạm
Văn Đồng đã nổi nóng trước tổn thất này và Đại tướng Lê Trọng Tấn thời điểm đó
Tổng tham mưu trưởng đứng ra nhận lãnh trách nhiệm về những tổn thất của trận
12/7/1984…
Tướng Lê Duy Mật, nguyên chỉ
huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên Hà Giang giai đoạn 1984-1986 xác nhận thông tin với
chủ blog: Kế hoạch mang Mật danh MB 84 của trận 12/7/1984 do Bộ Tổng tham mưu
đưa xuống; người trực tiếp truyền đạt là Tướng Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu
trưởng và là em vợ của Tướng Lê Trọng Tấn…
Bộ Tổng tham mưu dưới quyền Lê
Trọng Tấn là tác giả của trận phản công 12/7/1984; Nếu thắng thì công trạng thuộc
về nhóm tướng lĩnh thân tướng Giáp ?
Lê Trọng Tấn vẫn được đánh giá
là viên tướng thân cận với Võ Nguyên Giáp. Do vậy, khi trận 12/7/1984 này thua
nên “ ngư ông” đắc lợi tất yếu là nhóm đang tìm cách hạ uy danh Tướng Giáp, cản
đường nắm cái ghế Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của các tướng lĩnh phe tướng Giáp…
Đường dây “ cá độ” nào đó tìm
cách tác động để cốt đá thua trận này bằng cách họ bán bí mật trận đánh
12/7/1984 cho tình báo Hoa Nam ? Đây không phải là một sự phán đoán theo lối
trông gà hóa cuốc, định kiến, gán ghép chủ quan mà thông tin này do chính phía
Trung Quốc đưa ra từ 2009.
Phạm Viết Đào là blog đầu tiên
đưa thông tin này lên mạng dựa theo thông tin do Hà Minh Thành, một Việt kiều tại
Nhật gửi cho tháng 7/ 2010: Sở dĩ trận 12/7/1984 phía Việt Nam tổn thất là do kế
hoách tác chiến bị bại lộ; Tình báo Hoa Nam đã mua được nguồn tin từ 1 sĩ quan
quân báo cao cấp…
Sau khi blog Phạm Viết Đào đưa
thông tin này lên mạng, mấy ngày sau, Đài BBC đã đưa thêm chi tiết:
“Tin từ Nhật Bản nói sau
một trận đánh cách đây 26 năm, 3.700 lính Việt Nam tử nạn được chôn
chung tại vùng núi biên giới Hà Giang nay thuộc về Trung Quốc.
Tài liệu được nói là của
Đại học Phòng vệ thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản tức Bộ Quốc phòng
đề cập tới trận đánh hôm 12/07/1984 giữa lính Việt Nam và Trung Quốc.
Tài liệu này được một
người Việt ở Nhật Bản, ông Hà Minh Thành, dịch sang tiếng Việt và
đăng tải trên một số trang mạng.
“Trong cuốn sách 'Bí mật
về cuộc chiến Trung-Việt' của ba tác giả Trung Quốc Kim Huy (Jin Hui),
Trương Tuệ Sinh (Zhang Hui Sheng) và Trương Vệ Minh (Zhang Wei Ming) cũng
có chương nhắc đến trận Lão Sơn, đăng trên mạng quốc phòng
china-defense.com đã viết:”Ngày 12/07/1984, Việt Nam đã điều sáu trung
đoàn tham gia trận tập kích trên triền núi.
Thế nhưng kế hoạch
của họ đã thất bại do bội phản "từ một sỹ quan quân báo cao
cấp".(http://www.bbc.com/vietnamese/mobile/vietnam/2010/07/100728_laoshan_battle.shtml)
Ngày 14/ 7/2016, tướng Nguyễn Đức Huy nguyên
Phó tư lệnh Quân khu 2 đã lên tiếng trong một cuộc hội ngộ thành lập Hội các
CCB Vị Xuyên, Hà Giang: "Trong 5 năm chiến đấu bảo vệ biên giới (1984 -
1989), Hà Giang là nơi đương đầu với cuộc chiến ngay từ đầu và là địa phương
thoát khỏi cuộc chiến muộn nhất, chịu nhiều tổn thất. Hơn 4.000 chiến sĩ hy
sinh, hơn 9.000 cán bộ chiến sĩ bị thương"
(Hơn 4.000 chiến sĩ hy sinh bảo vệ biên giới Vị Xuyên - VnExpress
https://vnexpress.net/.../hon-4-000-chien-si-hy-sinh-bao-ve-bien-gioi-vi-xuyen-3436...)
1. Như vậy, mãi cho tới 2016, phía Bộ Quốc phòng mới
chính thức lên tiếng xác nhận số thương vong là 4000 liệt sĩ; Con số này cao
hơn con số mà blog Phạm Viết Đào và BBC đưa năm 2010 lấy từ nguồn Trung Quốc:
3700 ?
Từ nguồn nào mà từ năm 2009
Trung Quốc đã đưa ra thông tin tổn thất của Việt Nam là 3700 bộ độ Việt hy sinh
ở các trận đánh ở khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên ( Lão Sơn) lên mạng gần với số
liệu do Tướng Nguyễn Đức Huy đưa ra năm 2016?
Chắc chắn con số này phía Trung
Quốc không tính bằng cách đếm các tử sĩ trên chiến trường mà chắc chắn họ có
người cái cắm ở Bộ Quốc phòng VN; Không nhẽ họ công bố số nằm trong sổ sách của
Bộ Quốc phòng VN thì khác gì “ tôi ở bụi này”…
Có các cuộc chiến phe nhóm diễn
ra tại Bộ Quốc phòng Việt Nam và ai đó đã lợi dụng bàn tay Trung Quốc để triệt
hạ những tướng thuộc phe tướng Giáp đang nắm binh quyền trong tay không ?
Để khẳng định điều này chúng ta
cần phải lật giở lại những sự thật lịch sử diễn ra thời kỳ đó liên quan tới cái
chết của một loạt tướng lĩnh được coi là thân cận của Võ Nguyên Giáp…
”Nửa năm
trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
VI, một kỳ đại hội được dự đoán sẽ có những thay đổi lớn, một số lời
đồn cho rằng Hoàng Văn Thái có nhiều khả năng được chuẩn bị cho chức vụ Bộ trưởng
thay cho tướng Văn Tiến Dũng, và có thể trở thành Chủ tịch
Hội đồng An ninh Quốc gia đầu tiên của Việt
Nam (chức vụ nắm 3 bộ: Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ (Bộ Công an hiện
nay) và Bộ Ngoại giao)[Tuy nhiên, vào 5 giờ 7 phút sáng ngày 2 tháng
7 năm 1986, ông đột
ngột qua đời sau một cơn đau tim tại Quân y viện 108, thọ
71 tuổi (chức vụ Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia trong thực tế cũng không hề
được Đại hội VI lập ra như lời đồn)
“Đại tướng Lê Trọng Tấn sinh
năm 1914, mất ngày 5 tháng
12 năm 1986 tại Hà Nội. Ngay
trước Đại hội lần thứ sáu của Đảng. Nhiều người đồn rằng rất có thể ông sẽ nhậm
chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
“Lê Trọng Tấn được coi là một trong những tướng
đánh trận giỏi nhất Việt Nam. Ông luôn
được tin cậy giao các nhiệm vụ hệ trọng trên chiến trường, là Tư lệnh của các
chiến dịch lớn nhất, quan trọng nhất như Bình Giã, Đồng Xoài, Bàu
Bàng-Dầu Tiếng, Đường 9 Nam Lào, Trị Thiên 1972... Ông nổi tiếng là con người tài năng, cương trực, quyết
đoán, "trí-dũng-nhân-chính-liêm-trung".[4]
Ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp coi là "người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc, người
bạn chiến đấu chí thiết".[5]
Trong cuộc phỏng vấn về xếp hạng
tướng lĩnh Việt Nam hiện đại, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã đánh giá: "Tất
nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn.
Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An..."[6]
( WikiPedia )
Cái chết của Thượng tướng Đinh
Đức Thiện
Tướng Đinh Đức Thiện là em trai
Lê Đức Thọ và anh trai Đại tướng Mai Chí Thọ, ông được coi là người ủng hộ Đại
tướng Võ Nguyên Giáp và bất đồng chính kiến với Lê Đức Thọ trong nhiều vấn đề…
“Đinh Đức
Thiện, tên thật là: Phan Đình Dinh (sinh
ngày 15 - 11 - 1914 –
mất ngày 21 - 12 - 1986) là một
trong những người lãnh đạo chủ chốt trong việc xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại trong Chiến tranh Việt Nam; nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Cơ khí Luyện kim, Bộ trưởng Bộ Giao thông
Vận tải (Việt Nam), Thượng tướng
Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông được phong
quân hàm Thiếu tướng tháng 4 năm 1974, Trung tướng năm 1984 và Thượng tướng tháng 12 năm 1986.
(WikiPedia)
Về cái chế của viên tướng Đinh
Đức Thiện, WikiPedia ghi 2 ngày mất của ông: Ngày 20/1/1987 và ngày 21/12/1986
?)
Khi Tướng Đinh Đức Thiện qua đời,
lúc đó người viết bài này đang công tác tại Fafilm Việt Nam; cùng cơ quan với
con trai của ông là Phan Đình Đức, lúc đó Đức đảm nhận Trưởng Phòng Kế hoạch của
Fafilm…
Thông tin được lan truyền trong
cơ quan Fafilm mà tôi được nghe hồi đó: ông Đinh Đức Thiện bị tử thương do bị
súng cướp cò trong một cuộc đi săn ở Thanh Hóa; Trong cuộc đó có con trai ông
là Phan Đình Đức đi cùng…
Cái chết của Thượng tướng Vũ Lập
( 1924-1987):
Vũ Lập (1924-1987)
là một Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam,
nguyên là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (Việt Nam).
Từ năm 1978 đến năm 1987, ông
là Tư lệnh Quân khu 2.
Ông là Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa IV đến
khóa VI, đại
biểu Quốc hội Việt Nam từ khóa VI đến khóa VIII.
Ông thụ phong quân hàm Thiếu tướng
năm 1974; Trung tướng năm 1980, Thượng tướng năm 1984.”
( WikiPedia )
Thượng tướng Vũ Lập vốn là người
dân tộc Tày họ Nông; Ông là 1 trong 34 chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, thành lập 22/12/1944. Việc Nông Văn Phách
chuyển từ họ Nông sang họ Vũ phải chăng ông tự nhận mình là người anh em với Võ
Nguyên Giáp…
Về cái chết của viên tướng này
năm 63 tuổi, có nguồn tin cho rằng ông bị Tình báo Hoa Nam ám hại…
Sau Vũ Lập, còn có một loạt các
tướng lĩnh cao cấp từng tư lệnh Quân khu 2 đã chịu những cái chết do tai nạn
hay những căn bệnh bí hiểm như: Thượng tướng Đào Trọng Lịch; Trung tướng Phạm Tất
Thanh; Thiếu tướng Lê Xuân Duy...
Các cuộc chiến tại Vị Xuyên Hà
Giang có liên quan gì tại các cuộc chiến tại Hà Nội là điều mà người viết tin
là có. Việc kết luận có chuyện bán độ hay không do có sự tranh dành chiếc ghế Bộ
trưởng Bộ Quốc Phòng tại Hà Nội là điều xin nhường kết luận cho quý vị.
Người viết chỉ xin lưu ý quý vị
một bài học lịch sử của nhiều triều đại từng diễn ra:Trong các cuộc chiến tranh
dành quyền lực, ngôi báu, không hiếm lúc do vì tài hèn, đức mỏng có nhứng nhóm
lợi ích đã bắt tay mật thiết với các đầu lĩnh phương bắc để mưu cầu lợi ích cho
mình…
Thời hiện đại, về làm ăn kinh tế
thì dễ dành nhận thấy qua hàng loạt các liên doanh, dự án đầu tư đã rơi vào tay
Trung Quốc một cách khó hiểu; Còn lĩnh vực chính trị thì cao siêu và nguy hiểm
hơn gấp bội vì đây là những phi vụ “buôn vua”…
Nhắc lại những bài học xương
máu về các cuộc chiến từng xảy ra tại Vị Xuyên Hà Giang người viết không có một
động cơ nào hơn là: muốn nhắc lại các bài học lịch sử đẫm máu mà cha ông từng
đúc kết khi quan hệ làm ăn với ông bạn láng giềng Đại Hán!
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét