Thạch Qùy
Thế là Kiều Vượng đã đi!
Tôi chỉ nhớ mỗi một truyện ngắn của Kiều Vượng in trên báo Văn Nghệ viết về một kẻ ăn mày. Anh ta đi khắp hang cùng ngõ hẻm ngửa tay xin ăn, đầu óc không có cái gì, chẳng biết cái gì và cũng chẳng quan tâm đến cái gì ngoài mỗi chuyện là anh ta luôn luôn nhớ ngày 29 hàng tháng thì phải về quê để sinh hoạt Đảng và nạp Đảng phí !
Truyện in xong tôi bảo Kiều Vượng :
- To gan !
Kiều Vượng cười hì hì:
- To đáo gì ! Ở chỗ tao và ở tỉnh Hà Tịnh có một xã nó đi ăn mày cả xã, trong đó có cả Đảng viên, cả bí thư chi bộ chứ mày tưởng tao bịa ra à ?
Tao viết sự thật chứ to gan, nhỏ gan cái đáo gì !
Ôi ! Kiều Vượng ! Thế mà hòm nay mày đã bỏ chúng tao mà đi rồi !
Thứ Bảy, 14/02/2015 - 14:48
Thực hư “làng ăn mày” đóng cửa đi ăn xin ngày Tết
Dân trí Đã từng có một thuở gần như cả làng phải đi ăn mày, để rồi cho đến bây giờ, xã Quảng Thái (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) vẫn mang cái biệt danh để đời “làng ăn mày”.
Chuyện “làng ăn mày” một thuở…
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, xưa kia, Quảng Thái là một trong những vùng đất nghèo khó nhất của huyện Quảng Xương, người dân chủ yếu sống bằng nghề đi biển và trồng lúa. Những năm 1980, Quảng Thái liên tiếp dính nhiều trận bão, nhà cửa ruộng vườn bị tàn phá hết. Đặc biệt, cơn bão số 6 năm 1980, hơn 90% nhà cửa và tài sản của người dân bị bão đánh sập cuốn trôi ra biển. Cùng lúc này, 2 Hợp tác xã Thống Nhất và Độc lập chuyên sản xuất chiếu cói, thêu ren xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu đóng cửa. Người dân không có công ăn việc làm, nhà cửa tan hoang, nhiều gia đình lâm vào cảnh khốn cùng.
Không còn cách nào khác, để có thể sống sót, rất nhiều người dân làng Đồn Điền bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn. Phong trào tha phương cầu thực cũng bắt đầu từ đó. Những năm 1982 – 1983, Quảng Thái có hàng trăm người bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Nhiều gia đình, vợ chồng con cái đều dắt díu nhau đi ăn xin. Đặc biệt, những năm sau đó, tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đi học bỏ học đi lang thang khắp nơi. Những năm 1993, 1994, cả xã hơn 700 em nhỏ đi lang thang, có gia đình 3, 4 trẻ đi lang thang đánh giày, bán báo, ăn xin… Để rồi tên “làng ăn mày” cũng có từ đó.
"Làng ăn mày" bây giờ đã khác xưa rất nhiều
Ông Trần Công Tính, Chủ tịch UBND xã Quảng Thái kể lại: “Sau khi nhận thấy tình trạng người dân bỏ xứ đi tha phương, tại Đại hội Đảng bộ xã năm 1994, xã đã thông qua nghị quyết tập trung nâng cao đời sống kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân về quê ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất trường học, kêu gọi con em trở về quê tới trường học. Nhờ đó mà hàng trăm trẻ em lang thang trước đó đã về nhà và tới trường theo học”.
Ngoài việc kéo trẻ em và người già lang thang trở lại quê hương, Quảng Thái chủ trọng kêu gọi hỗ trợ đầu tư, nâng cao trang thiết bị đánh bắt hải sản cho người dân, tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển chăn nuôi. Nhờ có một cuộc “cách mạng” táo bạo mà người dân Quảng Thái đã nhận thức và thay đổi được chính mình.
Đã qua rồi cái thời vì cái đói mà phải tha phương cầu thực nhưng rồi bao nhiêu năm qua, người đời vẫn không thể quên cái tên “làng ăn mày” để nói về người Quảng Thái. Trẻ em Quảng Thái đi học bị trêu chọc là “dân ăn mày”, người Quảng Thái đi làm ăn xa thì bị coi người “xã cái bang”. Những lời đồn thổi về “làng ăn mày”, những câu chuyện được thêu dệt vẫn không được dập tắt.
Và câu chuyện ăn xin ngày Tết
Hiện nay, trên mảnh đất của làng Đồn Điền thuộc xã Quảng Thái có một đền thờ Thành Hoàng Làng- nơi thờ hai vị tướng Tô Chính Đạo và Uông Ngọc Châu. Thế nhưng cũng chỉ vì làng từ lâu bị gán cho tên “làng ăn mày” nên sự thật về ngôi đền cũng được người đời thêu dệt thành một câu chuyện hoàn toàn khác.
Đền thờ Thành Hoàng Làng bị cho là ngôi đền thờ “ông tổ cái bang” và hàng năm cứ Tết đến, người dân Quảng Thái phải đóng cửa đi ăn xin, không kể già trẻ, trai gái hay những người có chức có quyền. Sau chuyến đi ăn xin về thì những gì có được đều phải mang ra đền làm lễ tế. Ngôi đền còn được đồn thổi thờ một chiếc gậy và cái bị, những vật không thể thiếu của những người làm nghề “cái bang” nên hàng năm mới có cái Tết mùng 1/2 to hơn cả Tết cổ truyền.
Thành Hoàng Làng- nơi thờ hai vị vưa có công với dân nhưng lại bị đồn thổi là thờ ông tổ "nghề cái bang".
Theo sử sách ghi lại, làng Đồn Điền xưa kia là vùng đất hoang vu, chỉ có cát nóng, cây dại, ruộng đồng hoang vu. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chánh sứ Tô Chính Đạo và Uông Ngọc Châu được nhà vua cử về đây trấn giữ vùng đất này và thành lập nên sở đồn điền với mục đích “'ngự binh ư nông” có nghĩa vừa phát triển quân lính, vừa sản xuất lấy lương thực. Trong một lần sắp tới Tết Nguyên đán, 2 ông được vua ra lệnh dẫn quân đi đánh giặc Chiêm Thành. Sau khi chiến thắng trở về, lúc này đã qua Tết cổ truyền từ lâu. Nhưng để mừng thắng trận, hai vị tướng đã mở hội khao quân và cho người dân ăn Tết lại vào ngày 1/2 (âm lịch). Từ đó, tập tục ăn Tết lại của người dân Quảng Thái được duy trì cho đến tận ngày nay.
Cụ Đề buồn rầu khi kể về câu chuyện của làng
“Việc thiên hạ truyền miệng Thành Hoàng Làng là nơi thờ “ông tổ ăn mày” và câu chuyện dân làng Đồn Điền 3 ngày Tết đóng cửa đi ăn mày, khi có tiền mới về quê ăn Tết lại chỉ là những câu chuyện thêu dệt của người đời mà thôi. Thành Hoàng Làng là thờ hai vị thần có công với dân với nước nhưng người ta bịa đặt ra những câu chuyện như thế thì thật là phải tội quá” - Cụ Trịnh Văn Đề (80 tuổi), một trong 3 cụ cao niên trong làng Đồn Điền trông coi đền trải lòng.
Nguyễn Thùy
Tô Huy Rứa người con thành đạt của Quảng Thái
Tô Huy Rứa (sinh 1947) là một chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hải Phòng, nguyên Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Giám đốc trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Ông từng tốt nghiệp Cử nhân khoa Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội, có học vịTiến sĩ triết học (Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô).[1]
Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1965, ông gia nhập lực lượng Thanh niên Xung phong phục vụ chiến trường. Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 6 tháng 2 năm 1967, chính thức ngày 6 tháng 2 năm 1968. Đầu những năm 1970, ông được rút về và cử đi học tại trường Tuyên huấn Trung ương chuyên ngành triết học. Sau tốt nghiệp, ông được giữ lại làm trợ giảng Khoa Triết học. Trong thời gian làm trợ giảng, ông đăng ký học thêm và Cử nhân ngành Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Đầu những năm 1980, ông được cử làm nghiên cứu sinh, chuyên ngành triết học tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội tại Liên Xô, bảo vệ thành công luận văn Tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về nước và được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Triết học, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Đầu những năm 1990, ông được bầu giữ chức Giám đốc trường Tuyên huấn Trung ương (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Thời gian này ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú, học hàm Phó giáo sư Triết học.
Năm 1996, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công làm Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Cuối năm 1999, ông được Bộ Chính trị bổ nhiệm làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Bí thư Đảng ủy quân sự thành phố Hải Phòng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001), ông tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đến năm 2003, ông được điều động trở lại làm Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Cuối năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bí thư Đảng ủy Học viện.
Tháng 4 năm 2006, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, ông tiếp tục tái đắc cử vào Ban Chấp hành Trung ương, được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Ngày 8 tháng 5 năm 2007, ông được phân công làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam[1].
Tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 1 năm 2009, tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, ông được bầu bổ sung vào Bộ chính trị.[1]
Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông một lần nữa tái đắc cử vào Bộ Chính trị, Ban bí thư Trung ương Đảng.
Ngày 7 tháng 2 năm 2011 ông được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội Tỉnh Bắc Ninh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII ông nghỉ hưu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét