Huỳnh Tâm.
“…Nhiệm vụ trên vai của
người tình báo Hoa Nam phải biến đổi thực chất nội bộ đảng CS Việt Nam, từ thượng
tầng đến hạ tầng đảng bộ, công tác hành động gồm có tâm lý chiến, binh vận, dân
vận, thủ tiêu, bắc cóc, tạo ảnh hưởng thân Trung Quốc, triệt hạ uy tín của đối
phương thân Liên Xô…”
Nói chung Hoa Nam đã tạo được một thế lực CS vô hình cai trị
đất nước Việt Nam, sức mạnh của nó đã từng phân tán được những tư tưởng bảo thủ
chủ nghĩa dân tộc, hay thành phần không rõ quan điểm.
Hoa Nam vận dụng những điểm yếu của con người Việt “tham sống
sợ chết”, từ đó thu phục được mọi thành phần, nhờ tư tưởng của chủ tịch Mao, chủ
trương cô lập đối phương, tạo thế lực của ta, nếu những ai không phục tùng sẽ
được mời “giấc ngủ yên không mộng mê”
Tướng
Vũ Lập bị ám sát bằng thuốc bóp tim khiến ông qua đời 18/7/1987
Theo báo cáo của sĩ quan “QMT451” tình báo Hoa Nam cho biết:
– Thượng tướng Vũ Lập (武立- Wu Li). Ông suy tim do
thiếu máu, nhiễm độc tuyến giáp, một số nhiễm độc khác vào bằng đường dinh dưỡng,
cuối cùng toàn thân bệnh nhân đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim và
qua đời đột ngột, được kết thúc một “giấc ngủ yên không mộng mê”. Dẫn tới kết cụ
này do bởi một mình Thượng tướng Vũ Lập (武立- Wu Li) dám đương đầu với
thế lực Hán đang ngự trị trong nội bộ đảng CS Việt Nam và cũng để cảnh cáo những
ai ương ngạnh với Hán triều.
Giang sơn Việt Nam có một chiến lũy thiên nhiên, thuận lợi
cho việc biên phòng giữ nước. Đó là một trong những dãy núi miền biên giới Việt
Bắc với tên gọi Lão Sơn ( Núi Già).
Ngọn Núi Già có vị trí chiến lược quan trọng, đặc điểm địa
hình đứng trên 72 đỉnh núi, cao 1422,2 mét, trên mực nước biển. Tạo hoá sinh ra
địa danh Lão Sơn bao trùm không gian rừng nguyên sinh, một cảnh quan hùng vĩ
tuyệt đẹp. Từ điểm đứng này, lòng người rung cảm nhiều hướng. Những sườn đồi dốc
thoai thoải là môi trường sinh hoạt, là sức sống của những làng dân Việt.
Khói lửa chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ
hai, vào ngày 2/4/1984, đã xóa bỏ hết vẻ đẹp hùng vĩ của rừng núi, chỉ còn lại
đồi trọc, thân cây cháy trần trụi, thậm chí còn bị bom đạn bốc ra từng mảnh, để
lại mọi hình thể tan vỡ, lăn lóc, nằm trên da thịt đất đỏ pha đất sét của vùng
núi Lão Sơn.
Và tôi cũng hòa mình vào đất “rốn” Lão Sơn khói lửa, với
tư cách của một người khách Lão Sơn không được mời. Mỗi ngày tựa lưng hỏi núi,
thân xác quá uể oải, tai nghe những tin biên giới thất thủ, nghe đạn pháo ra khỏi
vỏ đạn. Tiếng cối pháo nổ để lại vết đau cho người hay đất. Đạn pháo tinh ranh
cứ thôi thúc hối người vội vã nằm xuống hay ẩn náu dưới giao thông hào. Chờ cho
đến khi hết khói tan bụi mù, mới ngóc đầu lên, từ từ ngồi dậy, mắt ngó trô trố
cửa hầm, mới biết mình còn hơi thở.
Dù ngày hay đêm, vào lúc gió mưa, sét hú, tôi phải luôn
chuẩn bị nhào xuống hố cá nhân để tránh bom đạn, chấp nhận sống trong cảnh chiến
tranh. Thậm chí tia chớp của đạn chưa đến cũng phải nằm xuống nếu không đạn bom
sẽ đưa đón.
Mỗi khi tiếng bom đạn im lặng hay mệt mỏi, đôi mắt tôi hướng
về đất Tổ. Từ đỉnh núi xa xa có sương mù kết nối thành mây, dưới thung lũng hiện
ra một màu nhung của đồng nội, với con sông Lô lóng lánh màu vải lụa tuyệt mỹ.
Thiên nhiên đến với nhau tạo thành không gian huyền bí của Lão Sơn. Nơi đây
khói lửa chiến tranh đã phá tan màu đỏ ánh dương của bình minh hay tịch dương,
phủ màu ảm đạm thê lương xuống khối núi màu xanh, tạo thành một cảnh tượng kinh
hoàng trên lãnh thổ quê hương Việt Nam.
Từ khi đến núi rừng Lão Sơn này, tôi chỉ hưởng hương vị
thuốc súng mùi Lưu-huỳnh, mùi xác cháy khét lẹt của tử thi, những xác chết phơi
dưới thời tiết ngày nóng, đêm lạnh, mỡ chảy theo đường nứt nẻ trên da thịt, và
máu của những binh sĩ Hán bị thương, bởi vậy đôi lúc hơi nhợn lạnh. Ngồi trong
lo cốt, mượn ly cà phê cho khỏi nhớ những xác chết, cũng tự chu đáo chính mình
bằng một vài hương vị riêng, để cho những suy tư vu vơ theo khói thuốc, và đun ấm
nước sôi, làm một ly Cà phê lô cốt đen để gọi là bạn đồng hành.
Sáng nay Hải Âu (海鸥DF-1, Q40) đến thăm, tôi mời nhâm nhi trà lô cốt, tâm sự đời
nghệ sĩ, Hải Âu thường gợi lại lời nói của tôi vào những khi có dịp, y vào đầu
đề câu chuyện: “Thực hiện một tác phẩm lớn hay nhỏ, còn tùy thuộc nơi người nghệ
sĩ, cần có vốn sống của môi trường, hiểu thấu mọi sự việc để rồi bỏ nó ra ngoại
cảnh, chỉ còn động lại cảm xúc, tâm tư thông thoáng, và thích thú việc làm của
mình, từ đó, nó sẽ xuất hiện tác phẩm, đương nhiên người nghệ sĩ phải lỗi lạc kỹ
thuật”.
Đúng ra Hải Âu mượn lời tôi để khơi chuyện trao đổi nghệ
thuật phóng sự báo chí về góc cạnh tạo hình chiến trường, và thăm dò suy nghĩ của
tôi. Cũng rất may Cát Thuần cho biết Hải Âu (海鸥DF-1, Q40) là một trong những tình báo
chiến lược, quân hàm Trung Tá, công tác ký giả chiến trường.
Tôi không ngại, nói lên suy nghĩ của mình:
– Hải Âu đã gợi lại lời nói của tôi, trong đó có câu này
giá trị “cần có vốn sống của môi trường, hiểu thấu mọi sự việc để rồi bỏ nó ra
ngoại cảnh, chỉ còn động lại cảm xúc.” thế mà tôi không biết nhiều về những chiến
dịch cho nên không có cảm xúc sáng tác, chỉ ghi lại thực tế bên lề cuộc chiến,
người ta gọi “ăn cá ươn” không oan. Còn những chiến dịch “Green Shadow”, mật
danh thu hồi lãnh thổ “MB84”, kế hoạch “tự vệ 2”, mật danh của địch “M76”, chiến
thuật bí mật “引蛇出洞” (dẫn xà xuất động -dụ rắn ra khỏi hang) v.v… tất cả điều
này trong tôi mù tịt, thử hỏi làm cách nào tạo ra cảm xúc để “sáng tác”, hiện
nay tôi chỉ có “tối tác” mà thôi.
TBT ĐẢNG CS TRUNG QUỐC HỒ DIỆU BANG THĂM LÃO SƠN
Hải Âu (海鸥DF-1, Q40) suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp:
– Tôi tâm đắc những suy nghĩ của anh, tuy nhiên trong lời
nói vừa rồi có ít nhiều chua chát.
Rồi Hải Âu cười, có vẻ cảm thông nói tiếp:
– Cũng rất hay, chúng ta có thời gian luận đàm một vài vấn
đề cho vui, theo tôi chiến dịch “Green Shadow”, đã là mục đích tự nhiên không
khác mấy từ thời Hồ Chí Minh, lúc trước 1940, được gọi chiến dịch “nhuộm đỏ Việt
Nam”, nay thay công thức mới, bằng chiến dịch 綠色運動 (Lục sắc vẫn động-Green Shadow-Chiến dịch Xanh) theo
cách gọi mới “nhuộm xanh Việt Nam” một hình thức sáp nhập vào đảng lớn “tuy hai
mà một”, nó cũng bao hàm ý nghĩa khác Trung Quốc thách đố Liên Xô. Sự tàn bạo cực
điểm của chiến dịch Green Shadow là “cô lập, tạo thế lực mới trong CSVN, cưỡng
bức, tấn công toàn diện Việt Nam”.
Trung Quốc muốn đem đất nước Việt Nam làm một thử nghiệm
chiến tranh Châu Á, cùng lúc vận dụng CS để công phá Bộ Chính Trị Đảng CS Việt
Nam. Lấy chiến trường Laoshan làm tác động những tướng lĩnh tham chiến, và qua
những mặc cả lãnh thổ Việt Nam, khi Trung Quốc cần. Mặc khác chiến tranh, được
xem một phương tiện đo lường tính chính hướng của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta nên chú ý về động lực chiến tranh Laoshan qua diễn
biến của nó, hiện nay Quân Ủy trung ương (CPC) đã xét lại tương quan lực lượng
tham chiến, và cấu trúc lại hướng tiến công của Trung Quốc trên toàn tuyến biên
giới Việt Nam. Muốn thực hiện được điều này Quân Ủy trung ương (CPC) truyền
quân lệnh cho cơ sở tình báo Hoa Nam tại Việt Nam thực hiện chiến dịch “Green
Shadow”. Nhiệm vụ trên vai của người tình báo Hoa Nam phải biến đổi thực chất nội
bộ đảng CS Việt Nam, từ thượng tầng đến hạ tầng đảng bộ, công tác hành động gồm
có, tâm lý chiến, binh vận, dân vận, thủ tiêu, bắc cóc, tạo ảnh hưởng thân
Trung Quốc, triệt hạ uy tín của đối phương thân Liên Xô, tiếp cận nguồn tin
chính trị, chiến lược quân sự, huấn luyện tình báo tại chỗ, đào tạo sĩ quan
tình báo cấp cao tại Học viện Quân sự Côn Minh, và Học viện Chính trị Tây An,
Trung Quốc v.v..
Quân Ủy trung ương (CPC) Trung Quốc, cho ra đời chiến dịch綠色運動 (Green Shadow, Phong trào Xanh), và bản đồ đặt lại
hành chánh Việt Nam, bởi Trung Quốc và Cục Bản đồ Quốc gia Việt Nam khảo sát, ủy
nhiệm cho Văn phòng Giám đốc Vũ Hiếu Cẩm (Wu Xiaogan) công bố bản đồ này. Nguồn:
Tư liệu tình báo Hoa Nam.
Hải Âu xin đúc kết phần chính yếu, theo những bản báo cáo
từng ngày của tình báo Hoa Nam, và sự năng động của Hoa Nam trong đảng CS Việt
Nam, có thể giúp anh am tường được một phần nào đó:
– Từ khi Hồ Chí Minh đem CS vào đất nước Việt Nam, tức
nhiên tình báo Hoa Nam bóng với hình trong đảng CS, tuy nhiên từng thời kỳ hoạt
động khác nhau. Hoa Nam luồn bám, sâu rộng, tạo riêng cho mình những ảnh hưởng
trong xã hội, trên mọi lãnh vực, có mặt khắp mọi nơi. Hoa Nam sống được, bởi
linh hồn trong thể xác của đảng CS Việt Nam. Nếu đảng CS Việt Nam có chiều dài
thể xác (phản trắc) đến đâu nữa, cũng làm thân công cụ cho Trung Quốc.
Tôi nghĩ thầm:
– Thằng Hoa Nam này khoác lác quá đáng!
Hải Âu (海鸥DF-1, Q40), nói tiếp:
– Nói chung Hoa Nam đã tạo được một thế lực CS vô hình
cai trị đất nước Việt Nam, sức mạnh của nó đã từng phân tán được những tư tưởng
bảo thủ chủ nghĩa dân tộc, hay thành phần không rõ quan điểm. Hoa Nam vận dụng
những điểm yếu của con người Việt “vì sống sợ chết”, từ đó thu phục được mọi
thành phần, nhờ tư tưởng của chủ tịch Mao, chủ trương cô lập đối phương, tạo thế
lực của ta, nếu những ai không phục tùng sẽ được mời “giấc ngủ yên không mộng
mê”.[1]
Hải Âu (海鸥DF-1, Q40), khoe khoang tiếp:
– Tổng cục 2 Việt Nam, một bộ phận của Hoa Nam, người ta
gọi Bộ Quốc phòng Việt Nam tức Tổng cục Tình báo quốc phòng. Hiện nay Hoa Nam của
ta (Trung Quốc) hoạt động năng suất cao, có khả năng công phá, nếu cần đẩy một
phát dân tộc Việt Nam tan tác.
Hoa Nam của Bộ Quốc phòng Việt Nam báo cáo:
– Trước và sau ngày 2/9/1969 ông Hồ Chi Minh chết. Tình
hình nội bộ của đảng CS Việt Nam đã có đối nghịch hai phe, thân Xô, thân Hán.
Thời điểm ấy, phe cánh thân Xô ưu thế hơn, phải chờ đến ngày 17/2/1979 có chiến
dịch “tự vệ biên giới” do Đặng Tiểu Bình phát động, mới xuất hiện đại diện thân
Hán trên chính trường Việt Nam…
Chúng ta nói trở lại về chiến trường Lão Sơn (Laoshan) có
liên hệ thế nào trong chiến dịch “Green Shadow”. Hai điệp viên của ta Ba Hùng,
và Tư Văn cung cấp tên tuổi của những tướng lãnh Việt Nam tham chiến, và chỉ
huy chiến trường Lão Sơn 1984, gồm có: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Thượng tướng
Đàm Quang Trung, Thượng tướng Vũ Lập, [2] Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (Sư đoàn trưởng),
Thượng tướng Nguyễn Văn Được (Sư đoàn trưởng), Thiếu tướng Phùng Quang Thanh,
(Sư đoàn trưởng), Thượng tướng Nguyễn Đức Soát (Sư đoàn trưởng) Thượng Tướng Lê
Ngọc Hiền, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Thiếu tướng Nguyễn An, Thiếu tướng Đặng Quân
Thụy v.v…(13 tướng lãnh). Ngoài ra còn có những tướng lãnh thăm viếng chiến trường,
như tướng Lê Trọng Tấn, Đoàn Khuê, Nguyễn Hữu An, Hoàng Đan.[3]
Về phía Trung Quốc, có Bí thư Quân Ủy trung ương (CPC) Hồ Diệu Bang (胡耀邦同志为总书记的中国共产党中央委员会- Hồ Diệu Bang đồng thời là tổng Bí thư Trung Quốc cộng sản đảng trung ương) thị sát lãnh thổ biên giới Lào Cai-Việt Nam, và thay mặt Bộ chính trị thăm viếng chiến trường Laoshan. Còn có những tướng thăm viếng chiến trường, như Nguyên soái Diệp Kiến Anh, Nguyên soái Từ Hướng Tiền.
Về phía Trung Quốc, có Bí thư Quân Ủy trung ương (CPC) Hồ Diệu Bang (胡耀邦同志为总书记的中国共产党中央委员会- Hồ Diệu Bang đồng thời là tổng Bí thư Trung Quốc cộng sản đảng trung ương) thị sát lãnh thổ biên giới Lào Cai-Việt Nam, và thay mặt Bộ chính trị thăm viếng chiến trường Laoshan. Còn có những tướng thăm viếng chiến trường, như Nguyên soái Diệp Kiến Anh, Nguyên soái Từ Hướng Tiền.
Những tướng lãnh Trung Quốc tham chiến, chỉ huy chiến trường
Lão Sơn-Lào Cai, và Vị Xuyên-Hà Giang 1984, gồm có: Đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志-Yang Dezhi), Tổng Chỉ huy “tự vệ biên giới” Vân Nam Trung
Quốc, Thượng tướng Hồng Học Trí (洪学智-Hong Xuezhi), Trung tướng Lưu Hóa
Thanh (刘华清- Liu
Huaqing), Trung tướng Tần Cơ Vĩ (秦基伟-Tan Jiwei), Thượng tướng
Trì Hạo Điền (迟浩田- Chi Haotian), Trung tướng
Dương Bạch Băng (杨白冰- Yang Baibing), Thượng tướng Triệu
Nam Khởi (赵南起-Zhao Nan), Trung tướng Từ Tín (徐信- Xu
Xin), Thượng tướng Quách Lâm Tường (郭林祥- Guo
Linxiang), Trungtướng Vưu Thái Trung (尤太忠-You have Taizhong), Trungtướng Vương Thành Hán
(王诚汉- Wang
Cheng Han),Trung tướng Trương Chấn (张震-Olivia), Trung tướng
Lý Đức Sanh (李德生- Li Desheng), Thượng tướng Lưu Chấn Hoa (刘振华- Lưu
Zhenhua), Trung tướng Hướng Thú Chí (向守志- Shouzhi), Thượng tướng Vạn Hải Phong (万海峰-Wan Haifeng), Trung tướng Vương Hải(王海-Wang),
Trung tướng Phan Bình tự (Ba Hùng), Cục trưởng Cục Quân báo, và Trung tướng
Nguyễn Như Văn (Tư Văn) Cục phó Tổng cục Tình báo quốc phòng Bộ Quốc Việt Nam.
Ngoài ra còn có một lực lượng 26 tướng lĩnh trẻ tham chiến
gồm có: Thiếu tướng Trương Vạn Niên (张万年- Zhang Wannian), Tư lệnh,
tham mưu phó Quân đoàn 43, Bộ chỉ huy tại núi 127 Laoshan. Vu Vĩnh Ba (于永波 – Yu Yongbo ) Chính ủy, Chính trị viên của pháo
binh, Bộ chỉ huy tại núi 32, 33 Laoshan. Thiếu tướng Lương Quang Liệt (梁光烈) Tư lệnh Quân đoàn 20, Bộ chỉ huy tại núi 50, và 58
Laoshan. Trợ lý Tham mưu trưởng Đại tướng杨得志 (Yang Dezhi Dương Đắc
Chí) Tổng Chỉ huy chiến trường Tây Nam-Vân Nam. Thiếu tướng Lý Cửu Long (李九龙) Tham mưu trưởng Quân
đoàn 31, Bộ chỉ huy tại núi ngọn núi 11 Laoshan. Thiếu tướng Đinh Văn Xương (丁文昌) Trợ lý Tham mưu trưởng chiến trường Laoshan. Thượng tướng
Ngô Quan Xứ (吴铨叙)
Chính trị viên Cục Hậu cần Quân đoàn 47. Thiếu tướng Đinh Văn Xương (丁文昌) Chính ủy, Chính trị viên của pháo binh Quân đoàn 14, Bộ chỉ
huy tại đỉnh núi 48 và 49 Laoshan. Thiếu tướng Từ Vĩnh Thanh (徐永清 – Xu Yongqing) Chính trị viên Lực lượng vũ
trang biên phòng Quân đoàn 42, bộ chỉ huy tại đỉnh núi 27 Laoshan. Thiếu tướng
Lý Cảnh (李景 – Li Jing) Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân
đoàn 41, bộ chỉ huy tại núi 121. Thiếu tướng Vương Thụy Lâm (王瑞林 – Wang Ruilin) Chính trị viên Quân đoàn
199. Thượng tướng Trương Thái Hằng (张太恒-Zhang Taiheng) Tham mưu
trưởng Quân đoàn 42, bộ chỉ huy tại ngọn núi 124. Thiếu tướng Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) Tư Lệnh Sư đoàn 67, Bộ chỉ huy tạingọn núi
C211. Thiếu tướng Cốc Thiện Khánh (谷善庆-Gu Shanqing) Chính ủy Quân đoàn 67. Thiếu tướng Trương Liên
Trung (张连忠 –Zhang Lianzhong) Tư lệnh, Quân đoàn 43 pháo binh. Thiếu
tướng Vu Chấn Vũ (于振武- Yu Zhenwu) Chính trị viên Quân
đoàn 27. Thượng tướng Trần Bỉnh Đức (陈炳德) Chính ủy Quân đoàn 21.
Thiếu tướng Lưu Trấn Vũ (刘镇武- Liu Zhenwu) Chính trị viên Tổng cục Vũ khí Quân đoàn
67. Thiếu tướng Lý Kiền Nguyên (李乾元- Li Qianyuan) Tư lệnh phó quân
đoàn 24. Thiếu tướng Lưu Đông Đông (刘冬冬- Liu Dongdong) Quân
đoàn 21, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 139. Trung tướng Hồ Ngạn Lâm (胡彦林 – Hu Yanlin) Chính ủy Quân đoàn 61. Thiếu tướng
Tô Vinh (苏荣- Su Rong) Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn 1509. Thiếu tướng
Dương Đức Thanh (杨德清) Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn
21, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 11, 19 và 866. Trung tướng Uẩn Tông Nhân (温宗仁- Wen Zongren) Trưởng Quân đoàn 14, hồi phục núi 11.
Trung tướng Vương Tổ Huấn (王祖训- Wang Zu-Tan) Chỉ huy phó Quân đoàn 27, Bộ chỉ huy tại
ngọn núi 13, 34 và 35. Trung tướng Lưu Thuận Nghiêu (刘顺尧- Liu Shunyao) Chính
ủy Quân đoàn 27, Bộ chỉ huy phục hồi ba ngọn núi 11, 78 và 1509. Thiếu tướng Trịnh
Quảng Thần (郑广臣- ZhengguangChen) Tư lệnh Sư đoàn 199,
Bộ chỉ huy tại ngọn núi 277.
Thực sự đến
lúc này, tôi mới tin tưởng Hải Âu (海鸥DF-1, Q40), một nhân chứng sống có giá trị, tuy y chỉ mở được
một gốc cạnh về toàn lực bành trướng Bắc Kinh trong chiến dịch “Green Shadow”,
vẫn còn nhiều thiếu sót, và hạn chế của một tình báo trung cấp. Tìm hiểu qua y
cũng hữu ích, bổ túc cho nội dung “Green Shadow”, mà tôi đã đọc trước đó, qua
tư liệu tình báo của Cát Thuần cung cấp. Hải Âu (海鸥DF-1, Q40) tiết lộ “Green Shadow”, chứng
tỏ có ít nhiều tình cảm đối với tôi.
Hải Âu (海鸥DF-1, Q40) nói tiếp:
– Khi chiến dịch “Green Shadow” khởi động trở lại tại
Laoshan, pháo binh ta bắn bừa bãi trên 5.402 quả pháo 105mm, kéo dài hơn 20
phút, đạn chụp xuống những vị trí của Việt Nam đã định trước, cùng lúc một loạt
tên lửa bắn đi, không khác nào một gói thuốc nổ lớn, gửi vào những trọng điểm đối
phương.
Câu chuyện của Hải Âu (海鸥DF-1, Q40) chưa dứt lời, bỗng có quả
pháo rơi trước lô cốt làm một binh sĩ Trung Quốc tử vong, và hai binh sĩ khác bị
thương nặng, cũng may tôi và Hải Âu ngồi sâu trong hầm. Quân y tải thương, diễn
ra lẹ tay, việc chạm mặt với sự chết đã trở nên bình thường, không ai để lòng bận
bịu hay tiếc thương, càng không có nước mắt để thay cho một điếu văn. Đời lính
hằng ngày như vậy, duyên may tiếp nhận được cái vé vào cửa môn quan cũng đành
chịu!
Chúng tôi vội vã di chuyển vào hầm sâu hơn, để tránh làn
khói thuốc lưu huỳnh đang bay luồn theo gió vào cửa hầm. Sau khi hết khói tôi
cùng Hải Âu ra khỏi lô cốt, đứng trên cao nhìn qua ống nhòm Alpen – Tw0114, thấy
tại điểm núi 146 có một nhóm quân Việt Nam loay hoay lượm xác của đồng đội, họ
hành động rất nhanh, để thoát khỏi quỷ lửa pháo, thì ra, nơi này có tục lệ, hai
đối thủ mời nhau vài quả đạn pháo, điểm tâm buổi sáng.
Hải Âu (海鸥DF-1, Q40) giục giã:
– Hãy tiếp tục uống trà.
Y nói tiếp:
– Người đứng ngoài cuộc chiến, không có cơ hội để hình
dung về một người lính tử vong, thực chất cái chết này rất kỳ diệu, không phức
tạp, không đau đớn, chỉ một viên đạn vô tình lập tức tử vong, nhưng khi một người
sợ chết, và không muốn chết sẽ đối diện với sự chết trên báo động sợ hãi, cho
thấy cái chết cay đắng và cay đắng tuyệt đỉnh, khi họ biết đời họ quá đau đớn.
Thưa anh, chính chiến dịch “Green Shadow” lấy mạng của
Thượng tướng Vũ Lập (武立- Wu Li), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng,
giám đốc Hội đồng Quốc gia. Tháng 6 năm 1978 ông được chuyển trở lại quân đội,
với chức vụ bí thư chỉ huy quân sự và chính ủy. Nắm quyền Tư lệnh Quân Khu 2,
chỉ huy các đơn vị biên phòng, tham chiến Laoshan chống lại chiến tranh biên giới
Trung-Việt. Tháng 01 năm 1980 được thăng quân hàm Trung tướng. Tháng 12 năm
1984 được thăng Thượng tướng. Ngày 18 tháng 7 năm 1987 Thượng tướng Vũ Lập từ
trần, qua đời tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, số 1 Trần Hưng Đạo-Hà Nội.
[4]
Ngày Thượng tướng Vũ Lập (武立- Wu
Li) qua đời không thấy quân đội Việt Nam tấn công, người lính Trung Quốc tận hưởng
cái tuyệt vời sự chết của tên tướng không biết thuận thời cuộc.
Tôi ngồi trong lo cốt, mắt vẫn chằm chằm, đôi tai để ý
nghe những lời từ miệng của Hải Âu, đếm từng thời gian trôi qua choáng váng, và
ước gì địch quân (Việt Nam) phản công đập vào đầu bọn Hán.
Ngày nay tôi có ít nhiều kinh nghiệm sống ở chiến trường,
thậm chí cả chớp mắt trước tiếng đạn pháo cũng đã dày dạn hơn nhiều, suy nghĩ
và lo ngại bọn tình báo Hoa Nam đang hoạt động, đẩy chiến dịch “Green Shadow”
vào mục đích của chúng, nó đang tung hoành trên đất nước Việt Nam, còn về đảng
CS Việt Nam sợ những gì để rồi giết chết những binh tướng vì Tổ quốc hơn vì đảng,
như 武立 (Wu Li-Vũ Lập)!
Huỳnh Tâm
[1] “giấc ngủ yên không mộng
mê”. Ngôn ngữ của Hoa Nam chỉ về hành động “Thủ tiêu”.
[4] 武立上将 (Thượng tướng Vũ Lập) tư liệu Hoa
Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét