Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

Châu Âu: hoãn bỏ phiếu về hiệp định thương mại tự do Việt Nam

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eu-postpone-vote-on-vietnam-free-trade-agreement-01102019073510.html

RFA
2019-01-10
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk (trái) chào mừng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu tại Hội đồng Châu Âu tại Brussels. Ảnh chụp ngày 18 tháng 10 năm 2018 .Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker (phải) và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk (trái) chào mừng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu tại Hội đồng Châu Âu tại Brussels. Ảnh chụp ngày 18 tháng 10 năm 2018 .icon-zoom.pngAFP
Nghị viện và Hội đồng Châu Âu nên hoãn phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) cho đến khi nào chính phủ Hà Nội thực hiện các bước cụ thể cải thiện hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam. Một biện pháp mới nhất nhằm hạn chế các quyền con người là cho thực thi Luật an ninh mạng kể từ ngày 1 tháng 1 vừa qua.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo với kêu gọi như vừa nêu vào ngày 10 tháng 1. Theo đó Ủy ban châu Âu được ủy nhiệm đàm phán với Việt Nam, đã đệ trình phiên bản cuối cùng của hiệp định vào tháng 10 năm 2018, để Hội đồng và Nghị viện châu Âu phê duyệt chuẩn trước kỳ bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 5 sắp tới.
Do áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu, một số đảng trong Nghị viện Châu Âu hiện đang cố gắng tiến tới thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam, ngay cả khi Việt Nam đã liên tiếp bỏ qua những kêu gọi giải quyết các hồ sơ nhân quyền trong nước. Tiến trình bỏ phiếu phê chuẩn thỏa thuận EVFTA được dự định diễn ra vào tuần tới.
Vào tháng 9 năm 2018, 32 thành viên của Nghị viện châu Âu đã ký vào một thư ngỏ nêu lên những quan ngại nghiêm trọng về việc Việt Nam liên tục đàn áp nhân quyền và kêu gọi chính phủ Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền trước bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào về thỏa thuận Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam. Những lo ngại tương tự đã được đặt ra với thứ trưởng thương mại Việt Nam hồi tháng 10 tại một cuộc gặp tại Nghị viện châu Âu, và một lần nữa trong một nghị quyết khẩn cấp vào tháng 11 năm 2018.
Tuy nhiên, không có kêu gọi nào trong số đó được đáp ứng và chính phủ Hà Nội ngày càng tăng cường những cuộc đàn áp đối với các nhà hoạt động cho nhân quyền, môi trường, những nhà bất đồng chính kiến, blogger…
Theo Human Rights Watch, Luật an ninh mạng mới của Việt Nam dường như nhằm mục đích đóng cửa con đường duy nhất còn lại để người Việt Nam bày tỏ sự bất đồng quan điểm của họ.
Ông John Sifton, Giám đốc vận động châu Á của Human Rights Watch cho rằng Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu cần gửi một thông điệp rõ ràng rằng thỏa thuận này không thể được thông qua cho đến khi chính phủ Việt Nam nghiêm túc trong việc giải quyết các vấn đề nhân quyền.
Vẫn theo ông John, Việt Nam nên hiểu rằng nếu châu Âu trì hoãn thỏa thuận thì đó sẽ là lỗi của Hà Nội, chứ không phải Brussels.

Không có nhận xét nào: