Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

NHÀ BÁO ĐỘC LẬP PHẠM CHÍ DŨNG BỊ "LỰC LƯỢNG AK 47" PHẢN PHÁO

(Kinh tế) - Mới đây, trang VOA Tiếng Việt đăng bài viết của Phạm Chí Dũng nói rằng “Thủ tướng đưa kinh tế ngầm (nền kinh tế phi chính thức, bao gồm cả buôn lậu) vào GDP để tỷ lệ bội chi/GDP giảm mạnh, làm đẹp báo cáo nhằm mị dân về khả năng quản trị kinh tế của Thủ tướng, tạo tiền đề cho cuộc tranh cử tại Đại hội 13”. Lập luận trên nghe có vẻ ly kỳ, hấp dẫn thật đấy, nhưng liệu thông tin đó có đúng như những gì mà Dũng suy đoán?

12
Phạm Chí Dũng
Tôi đồng ý với ông Dũng là trong khái niệm của kinh tế ngầm nó bao gồm cả buôn lậu như lời ông nói. Thế nhưng, nếu đọc bài viết của Phạm Chí Dũng mà không tìm hiểu thông tin thì có lẽ rất nhiều người bị dắt mũi và tin vào những gì mà Dũng bơm ra. Theo như tôi tìm hiểu thì khái niệm của khu vực kinh tế ngầm nó rộng lớn rất nhiều, không đơn giản chỉ có buôn lậu như những gì Dũng nói. Theo đó, kinh tế ngầm gồm có 5 thành tố: hoạt động kinh tế hợp pháp có giấu giếm, bất hợp pháp, phi chính thức, tự tiêu tự sản và hoạt động kinh tế bị bỏ sót khác.

Vậy nên, xin hỏi ý đồ của ông Dũng là gì khi chỉ nói đến buôn lậu mà không hề đả động gì đến những nhóm đối tượng khác? Thêm nữa, cái lập luận cho rằng buôn lậu sẽ được đưa vào tính GDP, nói như ông các chuyên gia, người am tường kinh tế họ cười cho đấy. Trả lời báo chí bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và Đầu tư cho biết: “nhóm này được đưa ra thống kê với mục đích cao nhất là thu hẹp tối đa các hoạt động mại dâm, tham nhũng, buôn lậu, buôn bán ma túy… chứ không phải đo lường tính toán vào GDP” như lời ông nói. Chẳng biết Phạm Chí Dũng không biết điều này hay là biết mà cố tình lờ đi?
Còn việc Phạm Chí Dũng cho rằng “Thủ tướng muốn làm đẹp báo cáo để mị dân”, thì nói thật, nếu muốn làm đẹp báo cáo như lời Dũng nói thì vậy thì hà cớ gì Thủ tướng phải gặp mặt ông Jonathan Dunn, Trưởng đại diện thường trú của Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế để “đề nghị IMF giúp Việt Nam tính toán khu vực kinh tế này “một cách khách quan, chặt chẽ, trung thực và khoa học”. Sao người đứng đầu Chính phủ không lấy ngay luôn kết quả mà các bộ ngành báo cáo lên mà phải nhờ một cơ quan quốc tế uy tín đánh giá khu vực kinh tế ngầm một cách khách quan, chặt chẽ như vậy? Người trong nhà đóng cửa bảo nhau để nâng cao thành tích còn được, chứ một tổ chức quốc tế, toàn chuyên gia nước ngoài thì làm gì có chuyện “làm đẹp số” như lời Phạm Chí Dũng nói được. Không chỉ riêng Việt Nam, mà trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia đã thống kê khu vực kinh tế ngầm vào GDP như Hà Lan, Thái Lan, Australia, Mexico, Na Uy, Đức… chứ có phải mỗi Việt Nam nghĩ ra đâu mà kêu mị dân này nọ.
Thủ tướng tiếp Trưởng Đại diện thường trú của Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam
Thủ tướng tiếp Trưởng Đại diện thường trú của Văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam
Nói thẳng là con số GDP những năm vừa qua mà Chính phủ công bố tôi cho là chưa đúng bởi nó chưa phản ánh đúng thực tế nền kinh tế Việt Nam. Những con số đó chỉ mới là thống kê từ những doanh nghiệp, tổ chức có đăng ký kinh doanh, có làm báo cáo số liệu, doanh thu, nạp thuế đầy đủ mà thôi. Còn đối với những doanh nghiệp làm ăn gian lận, báo cáo lỗ, không lãi để cuối năm khỏi phải đóng thuế cho nhà nước vẫn chưa thống kê được. Cứ 10 doanh nghiệp thì hết 9 làm 2 bộ hồ sơ báo cáo rồi: 1 là hồ sơ nội bộ, 1 nộp cho nhà nước, chắc hẳn ai đang làm về kế toán hay báo cáo tài chính rành việc này quá rồi. Mà nói đâu xa xôi, vừa rồi tại phiên tòa xét xử ly hôn tranh chấp tài sản chính ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) đã nói rằng: “Số tiền 2.100 tỷ gửi trong ngân hàng được đưa vào hồ sơ để phân chia chỉ là bề nổi, không phải chỉ nhiêu đó thôi đâu, bởi 20 năm nó nhiều lắm”. Lời nói của ông Vũ cũng đủ cho chúng ta thấy được tảng băng chìm của nền kinh tế đang diễn ra như thế nào rồi đấy, ông Phạm Chí Dũng à.
Đó còn chưa kể hàng loạt hoạt động kinh tế phi chính thức diễn ra hàng ngày, ở mọi nơi như gánh hàng rong, bác xe ôm ngoài phố, quán phở đầu đường…; các gia đình ở nông thôn, hải đảo, miền núi, hàng triệu người nông dân tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn, đánh cá… nhưng vẫn chưa được đo lường, thống kê đầy đủ vào GDP. Thêm nữa, với những người không nghề nghiệp lại sở hữu siêu xe, biệt thự triệu đô, tài sản đắt tiền thì Phạm Chí Dũng nghĩ sao? Chẳng thể tiền trên trời rơi xuống để họ có thể tiêu xài phung phí như thế, chắc chắn là họ phải có làm việc gì đó, nhưng không kê khai nhằm trốn thuế mà thôi. Vậy thì có quá bất công không khi người làm ăn đàng hoàng, thực hiện đóng thuế đầy đủ, trong khi kẻ làm ăn giấu giếm, nhằm trốn thuế, thu lời, thưa ông Phạm Chí Dũng? Chính điều này đã tạo ra môi trường kinh doanh không công bằng, khiến nhà nước thiệt hại ngân sách lớn, tác động tiêu cực đến nền kinh tế đấy.
ngheoda
Các gia đình ở nông thôn, hải đảo, miền núi, hàng triệu người nông dân tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn, đánh cá… nhưng vẫn chưa được đo lường, thống kê đầy đủ vào GDP
Theo nhiều chuyên gia, việc thống kê khu vực kinh tế ngầm sẽ giúp nhà nước biết được thực trạng khu vực này như thế nào, việc trốn thuế đang diễn ra ra sao. Và khi biết được đầy đủ thông tin sẽ tìm ra được giải pháp có thể khắc phục được những hạn chế, đưa ra chính sách quản lý điều hành tốt hơn. Quan trọng hơn là bảo vệ phúc lợi cho người lao động đang làm việc ở những tổ chức hoạt động giấu giếm, giúp đảm bảo cho họ về quyền lợi thu nhập, BHXH, BHYT.
Việc Phạm Chí Dũng nói một nửa sự thật, phân tích hòng hướng lái dư luận hiểu sai bản chất vấn đề, khiến người dân suy giảm niềm tin vào điều hành kinh tế Chính phủ là không thể chấp nhận được. Không khó để nhận thấy rằng, đằng sau những luận điệu vu khống kia của Dũng là một sự phá bĩnh. Đại hội 13 sắp tới, vì vậy việc Phạm Chí Dũng và những kẻ nhân danh dân chủ đang ra sức công kích, tấn công Thủ tướng và các lãnh đạo có uy tín nhằm làm nội bộ mâu thuẫn, mất đoàn kết, khiến người dân mất niềm tin, chứ chẳng phải là lo cho dân, nghĩ cho nước như những gì mà Phạm Chí Dũng ngày đêm hô khẩu hiệu đâu.
Phan Anh

Không có nhận xét nào: