Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính điều tra EVN

   Tin Tức

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng vừa ký văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công th.ư.ơng… kiểm tra việc điều chỉnh giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua, làm rõ đúng, sai, báo cáo Thủ tướng.
Tối nay 3-5, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hưng đã ký văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công th.ương về việc điều chỉnh giá bán điện thời gian qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công th.ương kiểm tra về việc điều chỉnh giá bán điện – Ảnh: Quang Hiếu

Theo văn bản này, thời gian qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin việc điều chỉnh mức giá bán điện và việc thu tiền điện gây nhiều b.ức x.úc cho người dân. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau:
Yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công th.ương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua, làm rõ đúng, sai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6-2019.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Thanh tra Chính phủ và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện.
Trước đó, Bộ Công Thương đã lên phương án tăng giá điện với mức tăng 8,36% so với giá điện bình quân hiện hành từ ngày 20-3. Theo đó, giá điện dự kiến tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.850 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).
Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, giá điện tính toán trên cơ sở để đảm bảo việc tăng giá không ảnh hưởng tới CPI, GDP; việc tăng giá điện sẽ tác động đến những hộ sản xuất tiêu thụ điện lớn như các nhà sản xuất sắt thép, xi măng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh
Tuy nhiên, dù tăng từ mức 7,4 cent/kWh hiện nay tăng lên gần 8 cent/kWh, giá điện của Việt Nam hiện vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Theo lý giải của cơ quan quản lý, đề xuất tăng giá điện được xây dựng trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong sản xuất điện; khoản lỗ từ chênh lệch tỷ giá từ năm 2015 đến nay của ngành điện và các yếu tố khác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: VOV
Lần tăng giá điện gần nhất diễn ra vào ngày 1-12-2017 sau 3 năm giữ giá trước đó. Tại lần tăng giá này, giá điện tăng lên 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương ứng tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh).
Theo NLD

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

VÔ LIÊM SỶ
Có ai tin cái trò láu cá của trần tuấn anh và bộ sậu của anh ta ở bộ Công Thương. Chính họ là kẻ cổ động, kẻ thổi hồn cho tăng giá điện. Bây giờ họ trơ trẽn phủi tay trách nhiệm, làm ta vẻ liêm chính, vô can. Thật là vô liêm sỷ.