Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

TỔNG THỐNG INDONESIA DÀNH 35 TỶ USD ĐỂ DỜI THỦ ĐÔ JAKARTA DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU; Jakarta chìm nhanh nhất thế giới, TP.HCM đứng thứ 3

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây, đại dương, ngoài trời, nước và thiên nhiên
Hôm thứ Ba vừa qua (30/4/2019), Tổng thống Indonesia Joko Widodo chính thức tuyên bố rằng chính phủ của ông đang chuẩn bị chi ra 33 tỷ USD chỉ để di dời Thủ Đô, vì Jakarta - Thủ đô hiện tại của Indonesia, nơi cư ngụ của hơn 10 triệu người, hiện đang bị đe dọa chìm xuống biển do mực nước biển dâng và sụt lún nền đất với tốc độ nhanh gấp 2 lần các thành phố siêu đô thị vùng duyên hải khác trên thế giới.
Theo tính toán dự báo của giới khoa học (IPCC), 95% diện tích khu vực phía Bắc của Jakarta sẽ ở dưới các làn sóng của đại dương. Và Indonesia có thể sẽ là quốc gia đầu tiên phải di dời thủ đô vì Biến đổi Khí hậu.
Tất nhiên rằng, dự báo trên còn quá bảo thủ và lỗi thời trước hiểm họa ĐỘT BIẾN KHÍ HẬU mà chúng tôi đã phân tích trước đó tại đây:

Trong khi đó, chính phủ Việt Nam hoàn toàn im lặng về bất cứ nguy cơ sụp đổ của toàn bộ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và thành phố Sài Gòn. Thậm chí vào tháng 5/2018, giới lãnh đạo Việt Nam còn mạnh miệng tuyên bố xây dựng ĐBSCL thành "khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước".
Và trong khi tất cả mọi quốc gia đều lùi dần khu dân cư và đô thị vào sâu trong đất liền, thì ở Việt Nam, hàng loạt dự án xây dựng biệt thự, nhà cửa, cao ốc, đặc khu kinh tế... đang được lấn ra biển và ở vùng trũng thấp như Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm, Q.2, Nhà Bè, Cần Giờ, Long An, Cà Mau...
Vấn đề xảy ra rất nghiêm trọng, nhưng vì lòng tham, tất cả cứ lao vào cơn điên địa ốc mua đi bán lại. Nhưng đâu ai hiểu rằng, các đại gia địa ốc đổ tiền vào khu đầm lầy đất thấp vì không tốn phí bồi thường, lại dễ cướp đất của dân nghèo thấp cổ bé họng. Sau đó, nhờ nhiều chiêu marketing, quảng cáo, môi giới bất động sản rầm rộ, bọn chúng lôi kéo đám dân chúng trung lưu và người có tiền cùng lao vào mua đi bán lại hòng kiếm lời. Nhưng kẻ cầm trong tay nhà đất vào thời điểm cuối cùng khi thảm họa xảy ra là kẻ CHẾT CHẮC, trong một bối cảnh xảy ra như thế này:
Ai hiểu được thì hiểu.
Nguồn tham khảo:

https://www.globalcitizen.org/…/indonesia-jakarta-climate-…/


(Quốc tế) - Việc Indonesia quyết định dời đô vì kẹt xe và ngập lụt nhắc nhở một thực tế rằng có hàng ngàn đô thị khác trên thế giới đang hoặc sắp chịu chung số phận trong tương lai gần.

Trong tương lai không xa, Jakarta sẽ trở thành một thành phố dưới nước
Trong tương lai không xa, Jakarta sẽ trở thành một thành phố dưới nước
Đại đô thị Jakarta là thành phố lớn thứ hai thế giới, dân số lên đến 30 triệu người. Trong 30 năm qua, mực nước biển xung quanh Jakarta đã dâng lên 3m (bao gồm nước biển dâng và sự sụt lún), biến nó trở thành đô thị chìm nhanh nhất thế giới.
Tại nhiều khu vực trong thành phố, đất sụt lún với tốc độ kinh hoàng lên đến 10cm mỗi năm (tức 1m trong 10 năm). Tình trạng ngập nước không xa lạ gì với Jakarta nhưng những gì xấu nhất vẫn còn ở phía trước, theo cảnh báo của giới nghiên cứu.
Có 13 con sông chảy xuống từ các vùng núi của Indonesia xuyên qua Jakarta. Trong lúc thành phố chìm dần, người ta lại xây lên những bức tường cao dọc hai bên bờ để ngăn nước tràn vào thành phố.
Thực tế chúng khá là mong manh.
Jakarta chìm nhanh nhất thế giới, TP.HCM đứng thứ 3 - Ảnh 2.
Quận Pluit của Jakarta nằm dưới mực nước biển. Sau trận lụt năm 2007 (ảnh trái), chính quyền phải dựng lên một bức tường ngăn nước (phải) – Ảnh: Research Gate
Jakarta có một số đặc thù riêng. Hầu hết nhà cửa trong thành phố không kết nối với hệ thống cấp nước, do đó người dân buộc phải dùng nước giếng. Khai thác nước ngầm ào ạt là nguyên nhân chủ yếu khiến đất lún.
Các đây 100 năm, thủ đô Tokyo của Nhật Bản cũng ở vào tình thế tương tự. Bơm nước ngầm khiến tốc độ chìm của thành phố còn nhanh hơn Jakarta bây giờ.
Sau Thế chiến thứ hai, chính quyền Tokyo quyết liệt cấm khai thác nước ngầm và thậm chí còn bơm thêm nước vào lòng đất. Kết quả rất thành công: Tokyo bây giờ không còn lún nữa.
Jakarta chìm nhanh nhất thế giới, TP.HCM đứng thứ 3 - Ảnh 3.
Khu vực đông Jakarta trong trận lũ lịch sử năm 2007 – Ảnh: REUTERS
Trở lại Jakarta, chính phủ Indonesia nhấn mạnh dời đô không có nghĩa là Jakarta bị bỏ hoang, họ muốn biến nó thành trung tâm tài chính như New York ở Mỹ. Tuy nhiên, với một tâm trạng bi quan, thị trưởng Jakarta Anies Baswedan không cho rằng đó là giải pháp.
Trước hết, tình trạng kẹt xe ở Jakarta là do phương tiện cá nhân (chủ yếu ôtô) gây ra, không phải do vài chiếc xe của các bộ ngành chính phủ – ông Baswedan chỉ ra.
Thứ hai, dù có tính cách nào đi nữa, một thành phố chìm dưới nước không phải là tương lai dành cho bất cứ ai, cả người dân lẫn chính phủ. Dời thủ đô sẽ không giúp gì được cho những ai không có chỗ để đi.
Và trong khi chờ các giải pháp được triển khai, các chuyên gia cảnh báo bất cứ sự cố vỡ đê hoặc thiên tai lớn cũng có thể dẫn đến một thảm họa nhân đạo ở Jakarta như hồi năm 2007, thương vong có thể lên đến hàng trăm ngàn người.
TP.HCM nằm trong top 10 thành phố bị nước biển đe dọa
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và tổ chức, trong đó có Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), có khoảng 4.000 đô thị lớn ven biển (dân số trên 150.000 người) trên khắp thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng, trong đó 10 thành phố nguy cấp nhất bao gồm:
1. Jakarta, Indonesia
2. Manila, Philippines
3. TP.HCM, Việt Nam
4. New Orleans, Louisiana, Mỹ
5. Bangkok, Thái Lan
6. Osaka, Nhật Bản
7. Dhaka, Bangladesh
8. Thượng Hải, Trung Quốc
9. Venice, Ý
10. Alexandria, Ai Cập
(Theo Tuổi Trẻ)

Không có nhận xét nào: