Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2019

Các nhà kinh tế chia sẻ sự lên án chiều hướng ‘quái dị’ của Trung Quốc; “Chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc”-Mối đe doạ đến sự phục hưng của châu Phi

Đăng bởi: Thuy Tien on Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2019 | 12.7.19

Được giải phóng khỏi thống trị chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc mới trong mấy thế kỷ trước, hiện tại châu Phi có cơ hội trở thành một trung tâm của sức mạnh kinh tế thế giới, khiến châu lục với dân số liên tục tăng trưởng này có được cuộc sống phồn vinh. Tuy nhiên, điều không may là, hiện tại châu Phi đang đối mặt với nguy hiểm mới, chính là “chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc”, sau khi châu Phi chấp nhận đầu tư tinh tế và vay tiền từ Trung Quốc, đã phải đối mặt với rủi ro bị Trung Quốc kiểm soát. Từ năm 1949, khi chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc chấp chính đến nay, trong thời gian dài Trung Quốc vẫn luôn hỗ trợ châu Phi. Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc hỗ trợ phong trào giải phóng châu Phi, để thúc đẩy chủ nghĩa Mao Trạch Đông, cũng như xoá bỏ sự ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ. 

Tổng thống Congo Denis Sassou Nguesso tiếp đón ông Tập Cận Bình trong chuyến công du châu Phi năm 2013. (Ảnh: Getty Images)

Theo Tạp chí Lợi ích Quốc gia (The National Interest) tại Mỹ đưa tin, hiện tại, Trung Quốc không phải là muốn thúc đẩy chủ nghĩa Mao Trạch Đông tại châu Phi, mà là muốn kiểm soát tài nguyên, người và tiềm lực của châu Phi. Từ việc xây dựng đường sắt ở Cộng hòa Kenya và xây dựng đường quốc lộ Ethiopia đến khai thác mỏ khoáng sản ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Trung Quốc đã triệt để thay đổi cấu trúc kinh tế châu Phi ở đầu thế kỷ 20. Năm 2000 – 2006, Trung Quốc đã cung cấp khoản vay gần 125 tỉ USD cho châu Phi; năm 2018, tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi, Trung Quốc cam kết cung cấp khoản vay 60 tỉ USD. Nhìn từ bề mặt, Trung Quốc thông qua việc cung cấp tài chính và viện trợ kỹ thuật cho nhu cầu phát triển của châu Phi, để duy trì mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với châu Phi. Thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi năm 2000 đạt 10 tỉ USD, đến năm 2017, con số này đã tăng lên đến 190 tỉ USD. Theo thống kê, 12% sản lượng sản xuất công nghiệp của châu Phi, mỗi năm có khoảng 500 tỉ USD là do công ty Trung Quốc hoàn thành.


Các hoạt động của Trung Quốc tại lục địa châu Phi chưa hề được phương Tây hưởng ứng và coi trọng. Đầu tiên, Trung Quốc là nguồn đầu tư tư bản quan trọng, có năng lực khổng lồ trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng, hai điều này đều là thứ mà nhiều nước châu Phi đang cần. Tiếp theo là, hành vi của Trung Quốc tại châu Phi khiến cho nhiều nước trên thế giới hiểu được việc Trung Quốc sẽ đối đãi với các nước khác như thế nào, đặc biệt là các nước Nam Bán cầu. Thứ ba, những việc mà Trung Quốc làm tại châu Phi không phù hợp với các khu vực khác trên thế giới. Hoạt động và hành vi của Trung Quốc tại châu Phi chỉ có thể được miêu tả là chủ nghĩa thực dân, là sự bóc lột người dân và môi trường của châu Phi.

Hành vi cướp bóc của Trung Quốc đối với châu Phi đã có từ hàng mấy thập kỷ. Năm 2007, Guy Lindsay Scott – cựu Bộ trưởng Nông nghiệp của chính phủ Cộng hòa Zambia chia sẻ với tờ The Guardian rằng: “Trước đây chúng tôi từng có người xấu. Người da trắng không tốt, người Ấn Độ càng xấu, nhưng tồi tệ nhất chính là người Trung Quốc.” Nhiều năm qua, cùng với sự phát triển và tìm kiếm nhiều tài nguyên hơn nữa của Trung Quốc, hành vi của Trung Quốc tại châu Phi đang ngày càng tồi tệ.

Một trường hợp điển hình là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, là nhà đầu tư chính tại các mỏ dầu ở Cộng hoà Nam Sudan. Người Trung Quốc đã làm ô nhiễm môi trường địa phương một cách trắng trợn, khiến cho nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật, vật nuôi bị ngộ độc, đất đai màu mỡ bị phá hoại, sông ngòi ô nhiễm. Ngoài ra, Trung Quốc còn gây ô nhiễm môi trường tại phía Bắc sông Nile và Bang Ruweng, ảnh hưởng đến cộng đồng bản địa Nam Sudan.


Sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Sudan, còn bao gồm việc xây dựng đường xá và cơ sở hạ tầng. Nam Sudan sẽ cung cấp khối lượng giao dịch hàng ngày 30.000 thùng dầu thô cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, dùng để làm đường và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, có con đường dài 392 km từ Thủ đô Juba đến thành phố Rumbek và từ Juba đến biên giới Kenya, do một công ty Trung Quốc thi công.

Nước láng giềng của Nam Sudan là Ethiopia và Kenya cũng nhận được các khoản vay từ Trung Quốc cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án đường sắt của Ethiopia vẫn luôn gặp khó khăn về kỹ thuật và thiếu vốn, khiến cho nhiều người nghi ngờ sự dựa dẫm quá mức của Ethiopia vào Trung Quốc. Quốc gia châu Phi này đang nỗ lực trả các khoản nợ cho Trung Quốc. Từ năm 2018, Ethiopia và Trung Quốc tiến hành đàm phán, điều chỉnh kỳ hạn vay từ 15 năm thành 30 năm.

Tại Kenya, do chính phủ nước này vay khoản tiền lớn từ Trung Quốc, nên Trung Quốc có khả năng chiếm cứ cảng Mombasa. Theo tờ Daily Nation, một tờ báo độc lập tại Kenya đưa tin, điều khoản vay tiền rất hà khắc, người vay tiền [Kenya] hoặc bất kỳ tài sản nào của người vay đều không được lấy lý do chủ quyền để hưởng bất cứ quyền miễn trừ.

Ngoài ra, công nhân xây dựng các dự án tại châu Phi của Trung Quốc tách biệt với cư dân địa phương. Công ty Trung Quốc mang theo công nhân điều khiển máy, lái xe, nhân viên kiến trúc, nhân viên kỹ thuật riêng của họ đến, từ đó cướp mất cơ hội việc làm của người dân châu Phi.

Những hoạt động này chỉ là một bộ phận ví dụ điển hình cho hành vi không thích đáng của Trung Quốc tại châu Phi. Hàng trăm năm qua, châu Phi đã trải qua chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc mới. Giống như Châu Phi đã được giải phóng khỏi những ràng buộc này, châu Phi cần phải hợp tác với phương Tây và các nước khác để cung cấp các lựa chọn thay thế cho tài trợ của Trung Quốc.

Huệ Anh
(trithucvn.net)

Các nhà kinh tế chia sẻ sự lên án chiều hướng ‘quái dị’ của Trung Quốc

Tác giả: Janos Kornai
Dịch giả: Nguyễn Quang A
10-7-2019
‘Phong cách lãnh đạo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gợi nhớ thời Stalinist’. Ảnh: © AP
Các trí thức Tây phương bây giờ phải tìm cách ngăn chặn Bắc Kinh
Các lãnh đạo Trung Quốc hiện đại sẽ không thoả mãn với việc biến nước họ thành một trong những cường quốc của thế giới đa cực. Mục tiêu của họ là trở thành lãnh đạo bá quyền của thế giới.
Ý tưởng, tất nhiên, không phải là đóng quân Trung Quốc ở mọi nơi. Các công cụ thống trị sẽ khác nhau ở mỗi nước, hệt như trong đế quốc Anh xưa kia. Một số nước theo nghĩa đen sẽ dưới sự chiếm đóng quân sự. Ở nơi khác sẽ là đủ để hình thành các chính phủ phục tùng các ý muốn Trung Quốc.
Những sự thay đổi gây ớn lạnh đang xảy ra bên trong Trung Quốc. Cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đã né câu hỏi về chủ nghĩa tư bản đối lại chủ nghĩa cộng sản, bằng cách nói: “Mèo trắng mèo đen không quan trọng miễn là bắt được chuột”.
Nhưng nó là quan trọng cho lãnh tụ Trung Quốc hiện thời, Tập Cận Bình. Ông ta muốn Trung Quốc quay lại hệ thống cộng sản cổ điển. Phong cách của ông gợi nhớ lại thời Stalinist. Địa vị của Đặng với tư cách lãnh tụ tối cao đã không được luật hóa trong hệ thống pháp lý. Nhưng ông Tập đã thay đổi luật để cho phép ông làm chủ tịch suốt đời.
Ông Tập đã yêu cầu các đảng ủy Cộng sản phải được thành lập bên trong tất cả các tổ chức và công ty cỡ lớn. Trong một số lĩnh vực, các ủy ban này có thể gạt bỏ ban quản lý. Một số bạn đọc có thể nhớ lại rằng, trong nội chiến sau cách mạng Sô-viết 1917, chính uỷ do đảng chọn đã có thể hất cẳng chỉ huy quân sự do các tướng chỉ định.
Các phiên toà trình diễn đang diễn ra, được đánh dấu bởi các đặc trưng của Trung Quốc hiện đại. Bất kể ai có thể bị đưa ra toà vì tham nhũng. Một số người thực sự tham nhũng, những trường hợp khác không rõ vậy. Các tù nhân bị tra tấn và các vụ hành quyết lại trở nên phổ biến.
Nhờ internet, chính phủ trung ương đã không (thể) cấm hoàn toàn quyền tự do ngôn luận và báo chí. Các cuộc thảo luận chính trị có thể xảy ra trong các nhóm nhỏ, nhưng mạng cấm đoán đang dày thêm, và những rủi ro liên quan đến sự phê phán đang tăng lên.
Các trí thức Tây phương có chịu trách nhiệm về cơn ác mộng này? Chúng ta đã không chỉ theo dõi sự biến đổi của Trung Quốc với sự tán thành mà đã tích cực đóng góp cho những sự thay đổi này. Chúng ta là phiên bản hiện đại của Frankenstein của Mary Shelley, truyện thế kỷ thứ 19 về một nhà khoa học thực nghiệm người đã đưa một xác chết trở lại cuộc sống bằng việc sử dụng công nghệ của thời đó: cú sốc điện. Sinh vật được phục sinh đã trở thành một quái vật giết người.
Nhiều người trong số chúng ta chịu trách nhiệm đạo đức vì đã không chống lại sự phục sinh của con quái vật Trung Quốc, hoặc thậm chí còn tồi hơn bởi vì đã đóng một vai trò tích cực như các cố vấn. Tôi tính cả mình ở đây: tôi đã tham gia hội nghị Bashan trong năm 1985. Bảy nhà kinh tế học Tây phương và các nhà hoạch định chính sách hàng đầu Trung Quốc đã được đưa lên một chiếc tàu sang trọng trôi trên sông Dương Tử. Tôi đã giảng về làm thế nào nước này chuyển thành một nền kinh tế thị trường. Khi những cải cách thị trường bắt đầu, các ý tưởng được viết và được nói ra của tôi, kể cả cuốn sách Economics of Shortage (Kinh tế học về sự Thiếu hụt), đã có những tác động mạnh mẽ.
Tôi đã không lẻ loi. Nhiều trí thức Tây phương khác đã tụ tập ở hội nghị và đã chia sẻ những suy nghĩ của họ. Tất cả chúng tôi đã đồng ý rằng cuộc sống mới sẽ được đưa vào Trung Quốc, mà đã bị đóng băng dưới thời Mao, bằng cú sốc điện của thị trường hoá và tải sản tư nhân. Tất cả chúng tôi, những người ủng hộ kế hoạch này, đã là các Frankenstein. Bây giờ, con quái vật ghê sợ đang ở đây. Nhiều người hỏi “Chúng ta phải làm gì bây giờ?” Đây là vài lời cảnh báo. Không thể kháng cự nỗ lực bành trướng Trung hoa chỉ bằng việc nâng thuế quan. Trung Quốc đang tiến trên tất cả các mặt trận, bằng việc đưa các công cụ hiện đại nhất vào tay của quân đội lớn nhất thế giới. Bắc Kinh cũng nhanh để đổi mới và sử dụng công nghệ mới để ảnh hưởng đến đời sống chính trị và kinh tế của các đối thủ của nó.
Tôi phản đối bất cứ hành động chính phủ và sự tuyên truyền nào mà đối xử các cá nhân với sự nghi ngờ trên cơ sở của các đặc điểm nét mặt, gốc rễ gia đình và các gen của họ. Tuy vậy, cũng là một sự thực rằng cộng đồng Hoa kiều tạo thành một kho nguồn nhân lực khổng lồ từ đó các lãnh đạo nước này có thể chọn người của riêng họ.
Những nhà đầu tư khắp thế giới hăng hái về việc đầu tư ở Trung Quốc. Trong con mắt của họ, một chế độ độc tài ổn định là một môi trường an toàn hơn một nền dân chủ lung lay. May thay các nhà tư bản khác có ý thức tích cực hơn, và được thúc đẩy bởi tình đoàn kết con người.
Mỗi người phải suy nghĩ hai lần trước khi giúp Trung Quốc làm ra các công cụ mà có thể được dùng trong chiến tranh vật chất hay chiến tranh số. Các cánh cổng của các đại học phải được mở cho các sinh viên Trung Quốc — trừ khi họ tìm cách học làm thế nào để xây dựng một kho vũ khí cho chiến tranh hiện đại.
Vào những năm 1940, nhà ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan đã cho rằng cách tốt nhất để chống chủ nghĩa cộng sản là “chính sách ngăn chặn”. Đến thế và không hơn! Hay chính xác hơn: không hơn theo hướng này! Cái gì đã xảy ra rồi không thể rút lại được. Nhưng chúng ta phải dừng ở đây, và chúng ta phải cẩn trọng hơn nhiều để tránh tiếp tục trong vai trò của Frankenstein.
Tác giả là một giáo sư kinh tế học danh dự của Đại học Harvard và Đại học CorvinusBudapest.

Không có nhận xét nào: