Một công nhân trên một chiếc xe tải ở Thượng Hải vào ngày 14 tháng 8, 2015. (Johannes Eisele / AFP / Getty Images)
Một công nhân trên một chiếc xe tải ở Thượng Hải vào ngày 14 tháng 8, 2015. (Johannes Eisele / AFP / Getty Images)
Trung Quốc kết thúc năm 2015 với một thắng lợi về kinh tế: Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một gói cải cách tăng quyền biểu quyết của Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ 3,8 phần trăm lên đến 6 phần trăm.
Tuy nhiên, thắng lợi này đa phần chỉ mang tính tượng trưng, ​​tương tự như việc đưa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc vào rổ tiền tệ dự trữ của IMF (SDR) hồi tháng 10 năm nay.
Trong năm 2015, Trung Quốc đã đạt được uy tín trên trường quốc tế trong khi nền kinh tế quốc nội lại là năm tồi tệ nhất kể từ khi bắt đầu những cuộc cải cách vào năm 1992.

Uy tín quốc tế

Mặc dù chỉ mang tính tượng trưng và bị bỏ xa trong hoạt động thường ngày của nền tài chính toàn cầu, chứng thực của IMF đối với Trung Quốc nói chung là một chiến thắng lớn mà Bắc Kinh đã theo đuổi trong nhiều năm. Việc đưa đồng nhân dân tệ vào giỏ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) có nghĩa là IMF cho rằng đồng tiền, và mở rộng ra là toàn bộ nền kinh tế chính trị Trung Quốc, là ngang bằng với đồng USD, euro, yen, và bảng Anh.
Vì sao  là tượng trưng? Trước khi kế hoạch của Trung Quốc thay thế đồng đô la bằng đồng SDR như đồng tiền dự trữ toàn cầu trở thành hiện thực, có quá ít đồng SDR trong lưu thông (285 tỷ đôla) để thay đổi nhu cầu về đồng nhân dân tệ như một tài sản dự trữ. Việc sử dụng nó cũng bị giới hạn trong các nước thành viên, chủ yếu cho các giao dịch với IMF.
Ngoài ra, sự gia tăng quyền biểu quyết không thay đổi cơ cấu quyền lực của IMF, vì Hoa Kỳ vẫn giữ quyền phủ quyết với 16,5 phần trăm tổng số phiếu bầu. Tuy nhiên, nó cho thấy nỗ lực của Trung Quốc trong việc dựng lên một cơ cấu quyền lực thay thế cho hệ thống tài chính Bretton Woods hình thành sau Thế chiến II. Năm nay Trung Quốc đã triển khai thành công Ngân hàng đầu tư và hạ tầng châu Á, thậm chí thuyết phục các đồng minh tin cậy của Mỹ như Úc và Anh tham gia.
Chế độ Trung Quốc đặt kế hoạch cải cách hơn nữa tỷ giá hối đoái, lãi suất, cũng như chấn chỉnh thị trường chứng khoán trong năm sau.
Trung Quốc cũng đẩy mạnh nhiều nỗ lực  để cạnh tranh trong kinh doanh vàng toàn cầu và bắt đầu hàng loạt sáng kiến ​​nhằm giành quyền kiểm soát thương mại toàn cầu, như sáng kiến con ​​đường tơ lụa, với kế hoạch đưa một đồng minh khác của Mỹ, Pakistan, đến gần hơn với Trung Quốc về kinh tế, vì nó sẽ khai thông việc buôn bán với Trung Á và cuối cùng là Châu Âu. Trung Quốc tung ra những trung tâm thanh toán bù trừ mới cho đồng nhân dân tệ trên toàn thế giới, hiện đang là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ tư trên thế giới.
Là một phần của những cải cách để thuyết phục IMF trao cho nhiều quyền biểu quyết hơn, bao gồm cả đồng SDR, lần đầu tiên kể từ năm 2009, Trung Quốc điều chỉnh kho dự trữ vàng chính thức, tăng hơn 60 phần trăm lên đến 1.743 tấn quốc tế (1.921 tấn Mỹ). Nó cũng nâng trần lãi suất các ngân hàng trả cho người gửi tiền chuyển thu nhập cho người tiêu dùng, những người có nghĩa vụ phải trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này phần nào đó đã tự do hóa tỷ giá hối đoái so với đồng đô la, mặc dù vẫn được quản lý chặt chẽ. Chế độ cầm quyền ở Trung Quốc đặt kế hoạch cải cách hơn nữa tỷ giá hối đoái, lãi suất, cũng như chấn chỉnh thị trường chứng khoán trong năm sau.

Những vấn đề trong nước

Tất cả những cải cách này nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ một hệ thống đóng kín kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường thực sự hội nhập hoàn toàn vào hệ thống tài chính toàn cầu.
Than ôi, đó có thể là quá ít quá muộn và Trung Quốc hiện đang theo đuổi các cải cách nước này nên thực hiện trong khi nền kinh tế vẫn đang phát triển nhanh. Chính thức, Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 7 phần trăm trong năm 2015, mức thấp nhất kể từ năm 1990. Không chính thức, sự tăng trưởng đã bị rơi khoảng 2 phần trăm, với một sự giảm tốc đáng kể trong quý IV.
Trong năm 2015, thậm chí các nhà phân tích lạc quan nhất cũng nhận ra mô hình đầu tư theo hướng tăng trưởng của Trung Quốc đã chấm dứt. Thậm chí nhiều hơn so với số liệu chính thức về đầu tư, sự sụt giảm trong giá cả hàng hóa cũng như giá cả sản xuất tại Trung Quốc cho thấy một sự suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có thể suy thoái hoàn toàn. Thay đổi bất ngờ về nhu cầu đã làm cho các nhà xuất khẩu hàng hóa như Nga, Canada, Brazil, Úc chao đảo và đã trút sự tàn phá lên các đại gia khai thác mỏ và hàng hóa quốc tế. Họ đã chi hàng trăm tỷ xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu tưởng như vô tận của Trung Quốc.
Chúng ta sẽ ghi nhớ năm 2015 như một bước ngoặt lịch sử đối với Trung Quốc  – và thế giới.
Cuộc tranh luận đáng xem xét nhất vẫn nóng bỏng giữa các nhà đầu tư và các học giả là liệu lĩnh vực tiêu dùng hay dịch vụ có thể giành quyền kiểm soát sản xuất, đầu tư và xuất khẩu. Mặc dù có một số dấu hiệu về khả năng phục hồi trong tất cả các ngành này, sự tái cân bằng thực sự sẽ cần hàng thập kỷ và sẽ rất đau đớn, theo giáo sư Đại học Bắc Kinh Michael Pettis. Người tiêu dùng hoàn toàn không có đủ thu nhập để bù đắp cho tất cả các chi tiêu đầu tư lãng phí.
Các khoản chi đầu tư lãng phí đã gây ra món nợ gần 300 phần trăm GDP cho toàn bộ nền kinh tế: Món nợ phải trả lãi. Năm nay, các báo cáo về việc mất khả năng chi trả và bất lực không trả được nợ của các công ty đã trở nên thường xuyên hơn, mặc cho chế độ nỗ lực đưa ra chính sách nới lỏng tiền tệ thông qua việc hạ lãi suất và những mánh lới kế toán khác nhau, như chương trình hoán đổi nợ chính quyền địa phương.

Các thị trường tài chính

Nợ quá nhiều và tăng trưởng quá thấp là những lý do chính của sự bùng nổ và sụp đổ của thị trường chứng khoán, cũng như sự mất giá tiền đột ngột vào giữa tháng 8. Bởi vì rất nhiều doanh nghiệp không thể trả được nợ vay của họ nữa, chế độ đã gây ra sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, cho phép các công ty tiếp cận nguồn vốn, mà không thực sự quan tâm về lãi suất và không phải hoàn trả lại.
Điều này đã có tác dụng trong một giai đoạn, nhưng vì các ngân hàng tạo ra các bong bóng chứng khoán với nợ ký quỹ, sớm hay muộn nó cũng phải sụp đổ, và cuối cùng đã sụp đổ vào tháng 7. Với sự sụp đổ thị trường chứng khoán, tất cả các loại tài sản thế chấp ở Trung Quốc bị suy yếu và trở nên không thể đầu tư được.
Bong bóng bất động sản đã bùng lên vào năm 2014. Thực tế tương đối tốt hơn vào nửa cuối năm 2015 không tạo nên sự khác biệt lớn. Thị trường chứng khoán đã phá huỷ cả trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp hồi đầu năm đưa đến nguy cơ vỡ nợ, một điều khá lạ với các nhà đầu tư vào các công ty Trung Quốc.
Một tấm bảng cho thấy các chuyển động chứng khoán trong thị trường chứng khoán Thượng Hải ở quận tài chính Lục Gia Chủy của Thượng Hải vào ngày 22 tháng 9, 2015. (Johannes Eisele / AFP / Getty Images)
Một tấm bảng cho thấy các chuyển động chứng khoán trong thị trường chứng khoán Thượng Hải ở quận tài chính Lục Gia Chủy của Thượng Hải vào ngày 22 tháng 9, 2015. (Johannes Eisele / AFP / Getty Images)
Những yếu tố này làm xấu đi một xu hướng có lẽ được bắt đầu vào giữa năm 2014: Dòng vốn chảy ra. Kể từ khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, nước này đã tích lũy số lượng hàng nghìn tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, bằng hoạt động xuất siêu khổng lồ và thu hút vốn nước ngoài. Đất nước vẫn có thặng dư thương mại, nhưng dự trữ tiền tệ của nó đã giảm từ 4 nghìn tỷ đôla trong năm 2014 xuống 3,5 nghìn tỷ đôla vào tháng 11 năm 2015. Điều này có nghĩa là hàng trăm tỷ đồng tiền vốn đang chảy khỏi đất nước, có thể là gần 1 nghìn tỷ trong năm 2015.
Các luồng vốn khổng lồ cuối cùng dẫn đến sự mất giá sốc của đồng nhân dân tệ hồi tháng 8 và là lý do của việc cạn kiệt dự trữ ngoại hối kéo dài từ lúc đó. Các nhà đầu tư quốc tế đang chuyển tiền của họ sang các cổ phiếu và trái phiếu an toàn của Mỹ, trong khi nhiều người Trung Quốc nuốt chửng bất động sản từ New York tới London.

Lời phán quyết

Năm 2015, chúng ta đã chứng kiến ​​một loạt các thay đổi kiến ​​tạo: từ dòng vốn chảy vào đến các dòng vốn chảy ra; từ đầu tư quá mức đến giảm chi; từ một ngọn núi nợ ngày càng tăng đến mất khả năng chi trả lần đầu tiên và xử lý nợ xấu. Chúng ta đã chứng kiến ​​những cải cách đánh dấu sự khởi đầu việc hội nhập đầy đủ nền kinh tế Trung Quốc vào hệ thống tài chính toàn cầu. Chúng ta sẽ ghi nhớ năm 2015 như một bước ngoặt lịch sử cho Trung Quốc – và thế giới.
Chia sẻ bài viết này