Posted By ETvn Staff 08 On In Trung Quốc,Tin tức Trung Quốc |
Bức tượng Mao Trạch Đông màu vàng cao 36,6 mét, đặt ngay đầu thôn Chu Thị Cương, huyện Thông Hứa tỉnh Hà Nam Trung Quốc, từng thu hút sự chú ý của dư luận khi chi phí xây dựng lên đến 10 tỷ đồng đã bị đập bỏ vào ngày 7/1/2016, sau khi hình ảnh của nó được truyền thông rộng rãi ở phương Tây và trở thành chủ đề chế giễu trên mạng ở ngay chính Trung Quốc Đại Lục.
Tờ New York Times đưa tin, đội phá dỡ đã bắt đầu đập bỏ tượng vào sáng ngày 7/1 vừa qua. Theo một số nguồn tin địa phương, công trình dựng tượng cựu lãnh đạo độc tài Trung Quốc do một doanh nhân địa phương tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng. Một số cư dân mạng xã hội Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích hành động dựng tượng, cho rằng số tiền này nên dùng để xóa đói giảm nghèo.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn phải chật vật trong việc tưởng niệm Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo Trung Quốc nổi tiếng nhưng cũng mắc nhiều sai lầm.
“Có thể việc dỡ bỏ tượng Mao đánh dấu bước ngoặt trong lập trường của chính quyền Trung Quốc về việc chỉ trích Mao.”
– Chen Kuide, Tổng biên tập tạp chí China in Perspective (Tung Lãm Trung Quốc)
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, một công cụ truyền thông của ĐCSTQ, chính quyền địa phương cho biết bức tượng bị dỡ bỏ vì việc xây dựng “không được đăng ký hoặc phê chuẩn” bởi các nhà chức trách.
Trong một thư điện tử gửi Đại Kỷ Nguyên, ông Perry Link, Giáo sư danh dự của viện Nghiên cứu Đông Á tại Đại học Princeton đồng thời là nhà quan sát Trung Quốc lâu năm, nhận định rằng: “cụm từ mà Nhân dân Nhật báo sử dụng chỉ đơn thuần là một công cụ chơi chữ được sử dụng để đặt khuôn mẫu “hợp pháp” lên bất cứ ai mà chính quyền ĐCSTQ muốn.”
Ông Link cho biết thêm: “Nhìn chung, sự tiến thoái lưỡng nan của ĐCSTQ trong việc làm thế nào để xử lý các ‘di sản’ của Mao là: nếu bạn bỏ ông ta đi, nghĩa là bạn đang làm suy yếu nền tảng quyền lực của ĐCSTQ; còn nếu bạn ca ngợi ông ta nhiều quá, thì bạn phải thực sự xem lại những gì ông ta đã làm, gồm rất nhiều thứ xấu xa.”
Mặt khác, ĐCSTQ ghi nhận việc Mao lật đổ Quốc dân đảng và đánh đuổi các thế lực phương Tây ra khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, ĐCSTQ không thể bảo vệ các hậu quả do các chiến dịch thảm khốc của Mao gây ra: tại tỉnh Hà Nam, nơi tượng vàng của Mao được dựng lên, là một trong các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi nạn đói tại Trung Quốc trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt từ năm 1959 đến năm 1962; sau đó, cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài cả thập kỷ đã phá hủy nền văn hóa truyền thống Trung Hoa và tàn sát hàng triệu người Trung Quốc.
Bất chấp những nỗ lực của ĐCSTQ thể hiện qua đánh giá có phần ôn hòa hơn, từ câu nói nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình khi bàn về người tiền nhiệm Mao: “ba phần tội, bảy phần công”, sự sùng bái Mao nổi lên vào cuối những năm 1980 và đầu thập niên 1990 khi ĐCSTQ đề cao những cuộc cách mạng trong quá khứ nhằm tăng cường tính hợp pháp của nó, vốn đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong khi các cuộc cải cách được thực hiện để mở cửa Trung Quốc. Một “cơn sốt Mao” thứ hai nổi lên trong những năm gần đây khi sự bất bình đẳng về thu nhập dẫn đến việc một số người tôn thờ lý tưởng xã hội chủ nghĩa của Mao.
Theo ông Chen Kuide, tổng biên tập tạp chí online China in Perspective (tạm dịch: Tung Lãm Trung Quốc), việc xây dựng và phá hủy nhanh chóng bức tượng vàng Mao Trạch Đông sẽ không thể thực hiện từ khi nhà độc tài này qua đời cho tới những năm 1990, bởi khi ấy ĐCSTQ vẫn còn rất nhạy cảm với những tượng đài tỏ lòng kính trọng với các lãnh đạo.
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Chen cho biết: “Ngay cả khi nếu ai đó tìm cách để dựng một bức tượng, thì nó sẽ được bí mật hạ xuống và không công bố.” Ông nói thêm: “Có thể việc dỡ bỏ tượng Mao đánh dấu bước ngoặt trong lập trường của chính quyền Trung Quốc về việc chỉ trích Mao.”
Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh [1]
Ban Mai biên dịch và tổng hợp
Xem thêm:
- Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? [2]
- Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 2) [3]
- Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 3) [4]
- Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 4) [5]
- Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 5) [6]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét