Đ.TR. - V.V.T. |
Lần đầu là do Trung ương giới thiệu, quyết định bằng phiếu kín để chốt danh sách. Vòng hai là bỏ phiếu chính thức đối với nhân sự cụ thể của từng chức danh.
Sau khi Tuổi Trẻ ngày 16-1 đăng phỏng vấn ông Vũ Ngọc Hoàng - ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương - với tựa đề “Nhà lãnh đạo phải trong sạch và đổi mới”, nhiều bạn đọc đề nghị làm rõ thêm một số nội dung liên quan.
Ông Vũ Ngọc Hoàng cho biết:
- Tại Hội nghị Trung ương 14, Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm và bỏ phiếu đề cử bổ sung hai đồng chí ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” giới thiệu tái cử khóa XII;
Một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII. Đồng thời bỏ phiếu giới thiệu bốn đồng chí để Trung ương khóa XII xem xét phân công ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung.
Đối với bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt, mỗi chức danh (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội) được Hội nghị Trung ương 14 bỏ phiếu hai lần.
Lần đầu là do Trung ương giới thiệu nhiều phương án, có những trường hợp xin rút. Bộ Chính trị không quyết định việc cho rút mà do Trung ương quyết định.
Trung ương quyết định bằng phiếu kín, bỏ phiếu “chốt” danh sách để đồng ý cho rút hay không cho rút đối với các trường hợp xin rút.
Vòng hai là bỏ phiếu chính thức đối với nhân sự cụ thể của từng chức danh. Cả hai vòng này số phiếu đều rất tập trung và thể hiện ý chí của Trung ương và Bộ Chính trị là thống nhất.
Đối với phương án một trường hợp “đặc biệt” là ủy viên Bộ Chính trị khóa XI được giới thiệu lại để tham gia khóa XII, trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư thống nhất rất cao (có 19/19 ý kiến giới thiệu).
Các đồng chí lãnh đạo (các chức danh chủ chốt) của Đảng và Nhà nước đã bàn thảo với nhau nhiều lần và đi đến thống nhất như phương án Bộ Chính trị đã đề xuất với
Trung ương.
Tất cả phương án nhân sự nêu trên là sự chuẩn bị và giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI để Đại hội XII và Ban Chấp hành Trung ương khóa XII xem xét quyết định cuối cùng.
Các phương án được chuẩn bị kỹ lưỡng, dân chủ; vừa thể hiện tính kế thừa, vừa đảm bảo trẻ hóa.
Đối với câu hỏi: Liệu quy chế bầu cử do Trung ương ban hành có hạn chế quyền ứng cử, đề cử tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII hay không? Câu trả lời là “không”.
Tại đại hội thì thực hiện theo quy chế bầu cử do đại hội thông qua. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc.
Đại hội mới là cơ quan có quyền quyết định cao nhất các vấn đề của Đảng, trong đó có nhân sự. Còn tất nhiên Trung ương có nhiệm vụ tham mưu cho đại hội xem xét.
Trong đợt đại hội các địa phương vừa qua, Trung ương có ban hành quy chế, trong đó có tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy cũ đối với quyết nghị về nhân sự của tập thể cấp ủy (do bản thân anh đã tham gia bàn), chứ không phải quy định cho các đồng chí mới tham gia lần đầu.
Quy định đó cũng có mặt khách quan là cấp ủy viên cũ đã tham gia bàn để ra quyết nghị, với ý thức trách nhiệm và cả lòng tự trọng nữa, cần có trách nhiệm với quyết nghị chung của tập thể.
Tất nhiên, về mặt khoa học xây dựng tổ chức thì vấn đề này nhiệm kỳ sau cũng nên có nghiên cứu thêm, nhằm phát huy dân chủ tối đa và bảo đảm quyền bảo lưu ý kiến của các cấp ủy viên khi họ không thống nhất với tập thể thì có quyền thể hiện công khai trong tổ chức ấy hoặc với cấp cao hơn, kể cả vấn đề nhân sự trực tiếp liên quan đến cá nhân mình.
Đó là nói đối với trường hợp cá nhân ấy có ý kiến khác với tập thể, còn trong trường hợp anh đã thống nhất với tập thể ấy rồi thì còn gì phải nói đâu, chẳng lẽ trong sinh hoạt tập thể anh nói khác, ra ngoài anh nói khác?
Tính trung thực đâu cho phép như vậy! Nó còn là nhân cách nữa, sự lành mạnh của một tổ chức nữa.
Về ý kiến đề nghị tôi nói thêm về đổi mới? Đây là một câu chuyện dài và hay nhưng chỉ xin nói vắn tắt vài ý. Phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và căn bản.
Kinh tế đã có đổi mới nhiều nhất nhưng cũng mới nửa đường, phải đi tiếp, theo hướng kinh tế thị trường hoàn thiện, đến cùng, học kinh nghiệm của các nước phát triển để làm.
Về bản chất thì theo tôi kinh tế thị trường trong chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản không khác nhau, nó đều phải là kinh tế thị trường, nó phải là nó, chỉ có điều trình độ phát triển thì chủ nghĩa xã hội phải hơn, trước khi hơn thì phải bằng người ta đã.
Rồi không chỉ đổi mới kinh tế, mà còn phải đổi mới đồng bộ về mặt văn hóa và chính trị nữa, trong đó có vấn đề cải cách giáo dục, phát triển năng lực người học, xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực hiện tự chủ đại học và tự do học thuật; có vấn đề kiểm soát quyền lực và thực thi dân chủ rộng rãi trong lĩnh vực chính trị.
Đặc biệt gần đây, kể cả ở các hội nghị Trung ương, người lãnh đạo cao nhất, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã nhấn mạnh phải “vững bước tiến lên trên con đường đổi mới” và ông lưu ý phải “kiểm soát quyền lực”.
Ông đúng! Rất đúng. Tôi rất mong nước ta như vậy!
theo Tuổi trẻ
Tân Tổng Bí thư sẽ tham dự họp báo ngay sau Đại hội
Hải Phong |
Sau khi được bầu, tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và một số lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng sẽ tham gia cuộc họp báo ngay tại Trung tâm Báo chí của Đại hội để trả lời các câu hỏi của báo giới.
Ông Nguyễn Thế Kỷ – Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng thông báo chính thức các thông tin về Đại hội Đảng XII.
Bổ sung thêm thông tin này, ông Mai Văn Chính – Phó Trưởng Ban Tổ chức T.Ư – cho biết thêm: "Sau khi Đại hội bầu xong Ban Chấp hành T.Ư khóa XII, Ban Chấp hành T.Ư sẽ tiến hành họp phiên đầu tiên để bầu ra Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và Ủy ban Kiểm tra T.Ư, sau đó báo lại Đại hội để Đại hội chính thức thông tin vào sáng ngày bế mạc, 28.1".
Cũng trong buổi họp báo, trả lời câu hỏi của PV đề nghị bình luận về việc sau khi kết thúc Hội nghị T.Ư 14, trên mạng Internet đã đưa danh sách 4 ứng cử viên cho 4 vị trí chủ chốt, ông Trương Minh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông – Phó Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng cho biết, đúng là trên mạng có những thông tin như vậy, nhưng không nên căn cứ vào những thông tin đó để suy diễn về công tác nhân sự của Đại hội Đảng lần thứ XII.
“Vì công tác nhân sự của Đại hội Đảng lần này được chuẩn bị hết sức bài bản, nghiêm túc, đúng quy định, quy trình của Đại hội Đảng.
Các vị trí quan trọng và chủ chốt của Đảng chỉ có được khi có kết quả bầu cử chính thức của Đại hội XII”, ông Trương Minh Tuấn khẳng định.
Ông Đinh Thế Huynh phát biểu tại cuộc họp báo.
Trước đó, trong cuộc họp báo, phân tích về cơ cấu tham dự các Đại biểu tham dự Đại hội XII của Đảng, ông Mai Văn Chính, Ủy viên T.Ư Đảng - Phó trưởng Ban Tổ chức T.Ư – cho biết, trong tổng số 1510 ĐB tham dự, có 173 ĐB là Ủy viên T.Ư Đảng và 24 ĐB là Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng (chiếm 13,05%).
Ngoài ra, số ĐB bầu cử gồm có 1.300 ĐB (chiếm 86,09%), ĐB chỉ định có 13 người (chiếm 8,05%), ĐB nữ 194 người (chiếm 12,85%).
Số ĐB là dân tộc thiểu số có 174 ĐB (chiếm 11,52%), các ĐB là Anh hùng LLVT, Anh hùng Lao động là 10 người (0,66%).
Đại biểu là Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là 20 ĐB (chiếm 1,32%). Có 15 ĐB là Thầy thuốc nhân dân (chiếm 0,99%). 1 ĐB là NSƯT…
Ông Mai Văn Chính cũng cho biết thêm, tại Đại hội lần này, 2 ĐB cao tuổi nhất là trên 70 tuổi. 2 ĐB trẻ tuổi nhất là dưới 30 tuổi.
Về số lượng của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII, ông Mai Văn Chính thông báo: BCH T.Ư khóa XI đã chuẩn bị, mới là dự thảo khi nào trình ĐH thảo luận biểu quyết thông qua mới có giá trị.
Số lượng Ban Chấp hành T.Ư khóa XII theo phương án của T.Ư thông qua trình Đại hội dự kiến có 180 Ủy viên T.Ư chính thức và 20 Ủy viên T.Ư dự khuyết.
Về chính sách đối ngoại của Đại hội Đảng XII, ông Hoàng Bình Quân – Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư đánh giá: Trong nhiệm kỳ vừa qua, thành tựu của lĩnh vực đối ngoại là quan trọng và nổi bật, được thể hiện rõ trong một số nội dung cụ thể.
Theo ông Hoàng Bình Quân, thành tựu bao trùm của công tác đối ngoại là góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.
“Trong bối cảnh khu vực diễn biến hết sức phức tạp, chúng ta vẫn giữ được môi trường hòa bình, ổn định nhờ kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược.
Đặc biệt chúng ta cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại Biển Đông, chủ trương giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình”, Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư nhấn mạnh.
Ngoài ra, công tác đối ngoại của Đảng ta cũng tập trung tăng cường thiết lập đối tác quan hệ chính Đưa các mối quan hệ đi vào chiều sâu hiệu quả. Đến giờ phút này, VN có quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, đối tác toàn diện với 10 nước.
Đặc biệt, năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có 3 chuyến thăm quan trọng tới Trung Quốc, Nhật Bản, và đặc biệt là chuyến thăm Hoa Kỳ, mở ra không gian hợp tác rộng lớn hơn cho Việt Nam.
theo Dân Việt
(Chính trị) - Phát biểu tại buổi khai trương Trung tâm báo chí và họp báo thông báo về Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII, sáng 18/1, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định không nên căn cứ vào những thông tin trên mạng xã hội để suy diễn về công tác nhân sự của Đại hội Đảng.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết ngay sau hội nghị 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, trên mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin về các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Tuấn khẳng định quá trình chuẩn bị cho đại hội lần này được thực hiện dân chủ, nghiêm túc, đúng quy trình, quy định của Đảng. “Nhân sự Ban chấp hành Trung ương Đảng, các vị trí chủ chốt, quan trọng sẽ được công bố khi có kết quả bầu cử theo đúng quy định của Đại hội XII.”
Cũng tại buổi họp báo sáng nay, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh cho hay, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra từ ngày 20/1 đến 28/1 tại thủ đô Hà Nội với 1.510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu Đảng viên.
“Chủ đề của Đại hội XII là tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,” ông Đinh Thế Huynh nói.
Đại hội sẽ thông qua nhiều văn kiện quan trọng như: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Ngoài ra, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” cũng sẽ là những văn kiện được Đại hội XII của Đảng tập trung thảo luận và thông qua.
Giới thiệu về một số nội dung cốt lõi dự thảo văn kiện trình Đại hội XII, ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết đã có 2,6 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện. Theo ông Thuận Hữu, hầu hết ý kiến tán thành theo dự thảo văn kiện, cơ quan tiếp nhận đã trân trọng tiếp thu các ý kiến, bao gồm cả những ý kiến trái chiều.
Ông Thuận Hữu cũng cho biết, mục tiêu trong dự thảo văn kiện Đại hội XII của Đảng là đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 3.200-3.500 USD, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65-70%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%. Ngoài ra, theo mục tiêu, sẽ có 90% dân nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh,…
Về đường lối đối ngoại, ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục kế thừa tinh thần của văn kiện Đai hội XI của Đảng và qua các kỳ đại hội trước đó, đảm bảo lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
Ông Hoàng Bình Quân cũng cho biết mặc dù 20/1, Đại hội mới chính thức bắt đầu nhưng hiện tại đã có 156 thư, điện của các đảng ở nhiều nước chúc mừng sự kiện trọng đại của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Đây là con số cao nhất ở các kỳ đại hội. Tại đại hội XI, trước ngày khai mạc, chúng ta nhận được 120 thư, điện chúc mừng,” ông Quân nói.
Theo ông Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, tham dự Đại hội XII có 1.510 đại biểu đại diện cho 4,5 triệu đảng viên. Trong đó, đại biểu đương nhiên là 197 đại biểu, chiếm 13,05%, đại biểu được bầu tại Đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương là 1.300, chiếm 86,09%, đại biểu chỉ định là 13 đại biểu, chiếm 0,86%.Theo thống kê, đại biểu dưới 30 tuổi có 2 đồng chí; đại biểu trên 70 tuổi có 2 đồng chí; ngoài ra, đại biểu từ 41-50 tuổi có 384 đồng chí, đại biểu từ 51-60 tuổi có 992 đồng chí….
(Theo Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét