(ĐTCK) Với ảnh hưởng của thị trường chứng khoán toàn cầu và thông tin về áp lực giải chấp đã tạo tâm lý hoang mang cho nhà đầu tư khi bước vào phiên giao dịch sáng nay. Lực bán tháo đã diễn ra ngay từ đầu phiên, đẩy VN-Index có lúc giảm hơn 20 điểm.
Thị trường chưa thấy điểm sáng khi các chỉ số liên tiếp chứng kiến những phiên mất điểm cùng thanh khoản ở mức thấp. Cùng với đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh bán ròng trên cả hai sàn khiến giới đầu tư càng bi quan hơn. Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng diễn biến thị trường sẽ tiếp tục tiêu cực khi các ngưỡng hỗ trợ mạnh đều đã bị xuyên thủng.

Trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán Trung Quốc, dòng tiền tháo chạy ngày càng tăng nhanh. Theo ghi nhận từ các ngân hàng Trung Quốc, nhu cầu đổi nhân dân tệ sang USD của người dân đã tăng vọt trong đầu năm 2016 so với các năm trước đó. Việc làm này có thể giúp Việt Nam kỳ vọng hơn về một lượng tiền lớn để được chuyển từ Trung Quốc sang đầu tư vào thị trường chứng khoản Việt khi hầu hết các cổ phiếu đều đã xuống mức giá hấp dẫn.
Trong nước, thông tin về áp lực giải chấp đưa ra cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. Dù dư nợ margin hiện thấp hơn rất nhiều, nhưng với diễn biến thị trường và tâm lý nhà đầu tư hiện tại, áp lực này sẽ tác động xấu đến thị trường.
Những thông tin trên đã khiến tâm lý nhà đầu tư bị hoảng loạn trong phiên sáng nay.  Ngay khi mở cửa phiên giao dịch, VN-Index đã đánh mất hơn 10 điểm và lùi về sát mốc 530 điểm nhưng điểm tích cực là lực cầu bắt đáy có dấu hiệu gia tăng.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 10,5 điểm (-1,93%) xuống 532,54 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 5,94 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 97,58 tỷ đồng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường không ngừng rơi khi áp lực bán đẩy mạnh. Ngưỡng hỗ trợ được hầu hết các công ty chứng khoán nhận định là 530 điểm nhanh chóng bị xuyên thủng khiến đà bán tháo càng tăng mạnh. Thị trường nhuốm trong sắc đỏ với nhiều mã lùi về mức sàn.
Trên sàn HOSE, số mã giảm (185 mã) đã gấp gần 10 lần số mã tăng (19 mã), nhóm Vn30 đồng loạt giảm điểm. Đáng chú, HSG, FLC và cả OGC mới được thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt và được giao dịch cả ngày từ ngày hôm nay đua nhau giảm sàn.
Lực cầu bắt đáy cũng khá tốt tuy nhiên không thể cứu vãn thị trường trước áp lực bán tháo trên diện rộng khiến VN-Index mất tới hơn 20 điểm sau hơn 1 giờ giao dịch. Tương tự trên HNX, sắc đỏ cũng lan rộng bảng điện tử khiến HNX-Index cũng mất gần 3% về mốc 73 điểm.
Lực cầu bắt đáy cũng túc tắc được đưa ra, nhưng không đủ lực giúp thị trường đảo chiều, mà chỉ giúp đà giảm được hãm chút ít.
Chốt phiên giao dịch, VN-Index giảm 17,36 điểm (-3,2%) xuống 525,68 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 93,81 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.394,53 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 5,81 triệu đơn vị, trị giá 190,31 tỷ đồng với sự đóng góp lớn của 1,2 triệu trái phiếu BID1_106, trị giá 98,42 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 2,31 điểm (-3,06%) xuống 73,08 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 30,25 triệu đơn vị, trị giá 264,56 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp chưa tới 15 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu bluechip là gánh nặng chính của thị trường, trong khi Vn30 tất cả đều giảm mạnh khiến chỉ số Vn30-Index giảm 16,22 điểm (-2,92%) xuống 539,54 điểm thì HNX30 cũng chỉ có duy nhất DBC giao dịch trên mốc tham chiếu 1 bước giá, chỉ số HNX30-Index giảm 5,16 điểm (-3,94%) xuống 125,68 điểm.
Giá dầu thô tiếp tục rơi xuống mốc 28 USD/thùng khiến đồng loạt các cổ phiếu trong nhóm dầu khí giảm mạnh như PVD giảm 4,95%, GAS giảm 6,41%, PVS giảm 5,59%, PVC giảm 8,53%, PVB giảm 7,63%, PLC giảm 1,85%, nhiều mã nhỏ giảm sàn như PXI, PV2, PVL, PVV, PVG.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngân hàng cũng tác động mạnh tới thị trường như VCB giảm 4,19%, BID giảm 5,06%, CTG giảm 4,55%, STB giảm 1,8%, SHB giảm 5,08%, ACB giảm 2,09%...
Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là các cổ phiếu nhóm đầu cơ. Đúng như nhận định của các chuyên gia trong chuyên mục góc nhìn, nhóm cổ phiếu đầu cơ chưa có đất diễn. Theo Ông Nguyễn Hồng Khanh, Trưởng phòng Phân tích, CTCK SBS, trong đợt này có nhiều cổ phiếu dưới mệnh giá đã bị mất giá mạnh so với các cổ phiếu trung bình và lớn.
Khá nhiều cổ phiếu thị trường quen thuộc đã lùi về mức sàn như FLC giảm 6% với khối lượng dẫn đầu thị trường đạt 13,27 triệu đơn vị, ITA giảm 6% và khớp 4,66 triệu đơn vị, OGC giảm 5% với lượng khớp 3,26 triệu đơn vị và dư bán sàn hơn 0,86 triệu đơn vị, FIT giảm hơn 6% và khớp hơn 2 triệu đơn vị. Ngoài ra, nhiều mã như BGM, HAI, GTT, HQC, JVC, MCG, VHG… cũng đua nhau nằm sàn.
Trên HNX, KLF là cổ phiếu dẫn đầu thanh khoản trên sàn với hơn 3,8 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công. Chốt phiên, KLF cũng rớt sàn với mức giảm 8,11% xuống 3.400 đồng/Cp.
Thanh Thúy

BIDV đột ngột dừng cho vay mua nhà, có bất thường?

BIDV đột ngột dừng cho vay mua nhà, có bất thường?

Nhiều nhân viên tín dụng BIDV đột ngột thông báo tạm dừng làm thủ tục cho vay mua nhà đối với những khách hàng có tài sản thế chấp là nhà hình thành trong tương lai, khiến nhiều khách hàng hoang mang, có người đã bật khóc ngay tại phòng giao dịch

Bất thường nơi dừng, nơi không
Theo phản ánh của một số khách hàng đang làm hồ sơ vay vốn mua nhà tại Ngân hàng BIDV, nhiều ngày gần đây họ đột ngột nhận được thông báo miệng của nhân viên tín dụng là dừng cho vay mua nhà, và không biết đến khi nào mới tiếp tục cho vay lại. Nhiều người đã làm hồ sơ vay vốn đầy đủ để giải ngân vô cùng hoang mang vì sự đột ngột dừng cho vay mà không hề báo trước này của ngân hàng.
Chị Huyền, khách hàng đăng ký vay mua nhà ở xã hội tại BIDV Thăng long cho biết, ban đầu nhân viên tín dụng thông báo do quá nhiều hợp đồng nên không nhận làm việc với chị nữa. Nhưng sau đó chuyển sang làm việc với nhân viên tín dụng khác, chị mới ngã ngửa khi được nhân viên này thông báo không tiếp nhận hồ sơ vì ngân hàng đang tạm dừng làm thủ tục cho vay.
"Tôi chạy khắp các nhân viên tín dụng, nhờ người quen giới thiệu, đã qua 3,4 người rồi mà đều bị từ chối. Nhiều người thân đang làm hồ sơ vay cũng được trả lời tương tự, chỉ có những người đã hoàn thiện hồ sơ trước ngày 10/12 mới được giải ngân, còn lại khách hàng chậm chân đang bị dừng hết", chị Huyền cho hay.
"Tôi chứng kiến, một khách hàng đã bật khóc ngay tại phòng giao dịch cá nhân BIDV Thăng Long khi được biết không có cách nào để có thể được ngân hàng cho vay ngay trong tháng này như dự kiến dù căn nhà chị mua đã đến hạn thanh toán", chị Huyền nói.
Tại chi nhánh BIDV 161A Tô Hiệu, Cầu Giấy, ngày 5/1, trong vai khách hàng đi hỏi vay, PV Infonet được nhân viên giao dịch lại cho biết: “Hiện tại tất cả các ngân hàng, chi nhánh của BIDV đang tạm dừng cho vay gói tín dụng 30 nghìn tỷ vì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn tạm ngưng”.
Hỏi lý do tại sao lại ngừng cho vay và đến khi nào thì cho vay trở lại, nhân viên giao dịch đáp: “Cái này là do bên trên chỉ đạo. Đợi đến khi nào NHNN có công văn xuống thì gói tín dụng lại được mở”.
Trong khi đó, tại Chi nhánh KĐT Mễ Trì Hạ, quận Nam Từ Liêm; chi nhánh số 1 Nguyễn Huy Tường, quận Thanh Xuân... các nhân viên BIDV tại đây lại vẫn khẳng định: “Hiện tại ngân hàng vẫn đang cho vay gói tín dụng hỗ trợ 30 nghìn tỷ, chỉ cần khách hàng đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay của NHNN”.
Khách hàng Thúy Minh, đến giao dịch tại chi nhánh Tô Hiệu chiều 5/1 bức xúc: “Hồi sáng mình có gọi điện đến chi nhánh Thanh Xuân hỏi tư vấn. Các nhân viên còn hướng dẫn, tư vấn cụ thể, chi ly hồ sơ, thủ tục vay vốn. Chiều có việc qua đây, mình định làm thủ tục luôn bên này. Không hiểu sao chi nhánh lại không cho vay, bảo NHNN có công văn tạm dừng?”
Khách hàng bức xúc vì cùng một ngân hàng (BIDV) nhưng chỗ bảo vẫn cho vay, chỗ bảo không, chẳng biết đằng nào mà lần.
Một nhân viên tín dụng tại BIDV Thăng Long cho khách hàng biết vẫn có thể tiếp nhận hồ sơ thủ tục nhưng khách phải chờ vì hiện tại ngân hàng sẽ chưa giải ngân. Tất cả các trường hợp vay vay nhà mà tài sản thế chấp hình thành trong tương lai đều dừng cho vay kể cả vay nua nhà ở thương mại và mua nhà xã hội.
Cấm cửa "nhà trên giấy"?
Lãnh đạo cấp cao BIDV nói "không nắm được" "những việc nhỏ nhỏ thế này" và đề nghị phóng viên lên hệ với một số người phụ trách bán lẻ của ngân hàng để có thông tin.
Theo tìm hiểu của chúng tôi , BIDV đã có công văn gửi các chi nhánh về việc ngừng nhận thế chấp mới áp dụng trong mọi trường hợp đối với các tài sản đảm bảo là nhà ở (bao gồm căn hộ chung cư, biệt thự, nhà ở liền kề) chưa được cấp sổ đỏ. Việc ngừng nhận thế chấp thực hiện từ ngày 10/12/2015 cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc cho vay chỉ được thực hiện nếu khách hàng thế chấp bằng tài sản nhà đất đã có sổ đỏ, đối với những khách hàng có tài sản thế chấp hình thành trong tương lai thì ngừng cho vay hoàn toàn.
Tìm hiểu của chúng tôi, thì tại các ngân hàng khác như Vietinbank, Tienphong bank... khách hàng vẫn được nhân viên tín dụng hướng dẫn làm hồ sơ vay và cam kết giải ngân bình thường.
Một nhân viên tín dụng Tienphong bank cho biết, trước đó, tầm cuối tháng 12/2015, ngân hàng này cũng tạm dừng cho vay 1 tuần để rà soát thủ tục thực hiện quy định cho vay theo Nghị định 99 về giao dịch đảm bảo đối với tài sản hình thành trong tương lai, ngay sau đó đã thực hiện cho vay trở lại bình thường.
Việc ngân hàng dừng nhận hồ sơ cho vay mua nhà vào đúng thời điểm cuối năm, khi nhu cầu vay mua nhà tăng cao, gây tâm lý hoang mang lo lắng cho nhiều khách hàng.
Bên cạnh đó, nhiều khách hàng vay mua nhà theo gói ưu đãi 30.000 tỷ lo lắng bởi BIDV dừng cho vay cũng đồng nghĩa với việc đóng hoàn toàn cơ hội đối với các khách hàng mua nhà ở xã hội.
Theo Hương Giang - Hoàng Hòa
Infonet

Hơn 69.000 tỉ đồng bị “cuốn phăng” khỏi thị trường chứng khoán Việt






















Dân trí Mặc dù có nhiều kỳ vọng song thị trường chứng khoán trong hai tuần đầu tiên giao dịch của năm 2016 không mấy sáng sủa.
 >> Bán tháo ồ ạt, thị trường chứng khoán giảm mạnh
 >> Cổ phiếu “phá đáy”, bầu Đức mất ngôi giàu thứ 3 sàn chứng khoán Việt
 >> Top 10 người giàu nhất Việt Nam trên TTCK năm 2015

Phiên giảm mạnh 10 điểm cuối tuần qua (ngày 15/1) của VN-Index đã khép lại hai tuần giao dịch với số phiên giảm áp đảo so với phiên tăng (8 phiên giảm điểm so với 2 phiên tăng điểm).
Tổng cộng, VN-Index mất 36 điểm so với thời điểm chốt phiên 31/12/2015. Vốn hóa thị trường sàn thành phố Hồ Chí Minh (HSX) “bốc hơi” hơn 69.000 tỉ đồng. Riêng trong phiên giao dịch 15/1, vốn hóa thị trường HSX giảm xấp xỉ 20.000 tỉ đồng – đây cũng là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số VN-Index kể từ đầu năm.

Nhiều nhà đầu tư mất tiền trong 2 tuần giao dịch đầu tiên của năm 2016
Nhiều nhà đầu tư mất tiền trong 2 tuần giao dịch đầu tiên của năm 2016
Mặc dù giảm 4,8% so với đầu năm, nhưng HAG cũng đã có những phiên tăng liên tiếp giai đoạn từ 6/1 đến 12/1, trong đó có một phiên tăng trần vào ngày 11/1. Do sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu HAG, lên tới trên 347 triệu đơn vị, nên trong 2 tuần giao dịch vừa qua, ông Đoàn Nguyên Đức mất thêm gần 177 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, cổ phiếu HPG giảm giá tới 3.700 đồng tương ứng 12,7% khiến ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát mất gần 682 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán so với đầu năm.
Bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long) sở hữu 53,4 triệu cổ phiếu HPG, do vậy cũng ghi nhận thất thoát hơn 197 tỉ đồng trong tài khoản chứng khoán 2 tuần qua. Bà Hiền đã tuột khỏi Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán, vị trí thứ 10 thuộc về ông Nguyễn Duy Hưng (Chủ tịch Công ty Chứng khoán SSI).
Những phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016 cũng chứng kiến đà giảm mạnh của cổ phiếu MSN (Tập đoàn Ma San). Mã này đã giảm giá tổng cộng 7.500 đồng/cp trong hai tuần qua, tương ứng gần 9,7%. Do bà Nguyễn Hoàng Yến nắm giữ 26,2 triệu cổ phần tại tập đoàn này nên so với thời điểm đầu năm, tài sản chứng khoán của bà Yến thông qua MSN cũng đã hao hụt 196,5 tỉ đồng.
Ngoài ra, trong 2 tuần qua, nhiều nhà đầu tư sẽ bị lỗ nặng nếu sở hữu những cổ phiếu có đà giảm giá mạnh nhất là PID (giảm 60%); ITS (51,8%); VLC (giảm 51,3%); JVC (giảm 32,1%); VLF (29,4%); DAT (21,6%)…
Mặc dù thị trường diễn biến tiêu cực nhưng đáng chú ý là vẫn có những cổ phiếu tăng phi mã trong 2 tuần giao dịch sóng gió này. Cụ thể, trên HNX, cổ phiếu S27 tăng 181,3%; VQC tăng 74,3%; VDT tăng 74,2%; SD8 tăng 66,7%... Điểm trừ đối với những mã này là thanh khoản thấp.
Trên HSX, cổ phiếu TTF tăng 19,8%; FDC tăng 19,1%; VNE tăng 16,4%...Như vậy, những nhà đầu tư nào may mắn sở hữu những cổ phiếu trên thì vẫn kiếm được lợi nhuận lớn.
Theo nhận định của các công ty chứng khoán, việc thị trường Trung Quốc tiếp tục tác động tiêu cực đến các thị trường Châu Á nói chung khiến tâm lý của các nhà đầu tư đã chạm mức thấp nhất trong thời gian gần đây. Các chỉ báo kỹ thuật cho thấy, rủi ro vẫn còn trong những phiên giao dịch tiếp theo của tuần này. Do đó, nhà đầu tư ngắn hạn được khuyến nghị chưa nên mở lại vị thế mua và ưu tiên hạ tỷ trọng cổ phiếu trong nhịp hồi phục kỹ thuật.
Bích Diệp






Mất 3,4 tỷ USD: Chứng khoán chưa dừng lao dốc


- Thị trường chứng khoán (TTCK) tập trung Việt Nam tiếp tục lao dốc với đa số cổ phiếu lớn nhỏ giảm giá mạnh sau khởi đầu không mấy suôn sẻ trong 2 tuần đầu tiên của năm mới 2016. Sau hai tuần đầu năm mới giảm điểm, vốn hóa toàn thị trường giảm khoảng 3,4 tỷ USD, ngày đầu tiên của tuần thứ 3, chứng khoán tiếp tục lao dốc.




Rớt hơn 9%

Trong phiên giao dịch đầu tuần mới, 18/1/2016, TTCK tiếp tục chứng kiến hàng loạt các cổ phiếu lớn nhỏ giảm giá mạnh. Trong phiên VN-Index có lúc giảm gần 25 điểm (-4,4%) trước khi đóng cửa giảm 16,67 điểm (-3,07%) xuống 526,37 điểm.
Chỉ số HNX-Index của Sàn chứng khoán Hà Nội giảm 2,13 điểm (-2,82%) xuống còn 73,26 điểm.
Trước đó, TTCK đã giảm 8 trong 10 phiên trong 2 tuần đầu năm mới 2016. Khiến ngay trong tuần đầu tiên, TTCK bốc hơi 2 tỷ USD và được xem là một trong những tuần đầu năm giảm giá lớn nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
chứng khoán, cổ phiếu, giảm giá mạnh, biến động mạnh, chứng-khoán, cổ-phiếu, giảm-giá-mạnh, biến-động-mạnh, VN-Index, HNX-Index
Thị trường chứng khoán thế giới trong đó có Việt Nam trải qua một thời kỳ khá đen tối.
Trong tuần thứ 2, TTCK Việt Nam tiếp tục giảm điểm. Theo số liệu của CTCK Sài Gòn (SSI), tới cuối 2015, 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội có tổng cộng 685 mã cổ phiếu với tổng vốn hóa 1.299 ngàn tỷ đồng. Tới cuối tuần qua (hết ngày 15/1), tổng vốn hóa trên 2 sàn chỉ còn 1.222 ngàn tỷ đồng.
Như vậy, chỉ trong 2 tuần đầu năm, vốn hóa trên 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã giảm tổng cộng gần 77 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,4 tỷ USD. Đó là chưa tính tới phiên giảm khoảng 3% trong phiên giao dịch ngày 18/1.
Phiên giao dịch ngày 18/1 - phiên đầu tiên trong tuần thứ 3, chứng khoán giảm sâu có lúc mất tới 4,4%. Theo đó đã có hàng chục ngàn tỷ tương đương cả tỷ USD đã tiếp tục bốc hơi.
Trong phiên giao dịch 18/1, nhiều cổ phiếu lớn đã giảm sàn trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch. BID của Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BIDV) giảm sàn xuống 16.600 đồng/cp. Hồi giữa tháng 9 năm ngoái, BIDV vẫn có giá trên 28.000 đồng/cp.
GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam - PVGas giảm sàn xuống 31.900 đồng/cp. Trước đó một năm, cổ phiếu này còn ở mức 80.000 đồng/cp.
Nhiều cổ phiếu giảm mạnh khác gồm có: VCB của Vietcombank, CTG của Vietinbank, BVH của Tập đoàn Bảo Việt, FPT của Tập đoàn FPT.
chứng khoán, cổ phiếu, giảm giá mạnh, biến động mạnh, chứng-khoán, cổ-phiếu, giảm-giá-mạnh, biến-động-mạnh, VN-Index, HNX-Index
VN-Index xuyên thủng ngưỡng 530 điểm.
Những thách thức 
Hai tuần giảm liên tiếp cùng với diễn biến của phiên ngày 18/1 đã khiến VN-Index xuyên thủng ngưỡng 530 điểm. Nhiều thời điểm trong phiên, vùng hỗ trợ ngắn hạn 520 điểm cũng đã bị xuyên thủng.
Mặc dù giá cổ phiếu giảm mạnh, nhiều mã giảm hàng chục phần trăm trong một thời gian ngắn nhưng lực cầu bắt đáy vẫn khá thấp. Trong khi đó nỗi lo về áp lực giải chấp tăng vọt.
Trong vài tuần qua, TTCK dồn dập đón nhận các thông tin phức tạp như một sự thách thức. Diễn biến nóng lạnh trên thị trường tài chính Trung Quốc ngay trong những ngày đầu năm mới đe dọa các TTCK thế giới, không chỉ ở châu Á mà bao gồm cả Mỹ và châu Âu.
Thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và biến động khó lường. Giá dầu thô thế giới trong 2 tuần đầu năm mới giảm ở mức chưa từng có trong hàng chục năm qua.
Trên thị trường châu Á sáng 18/1, giá dầu có lúc đã xuống dưới ngường 28 USD/thùng, giảm tới hơn 24% so với mức giá 37 USD/thùng cuối 2015. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang bị chia rẽ và đứng trước nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng nội bộ tồi tệ nhất trong hơn nửa thế kỷ qua.
Nhiều nước muốn cắt giảm sản lượng, từ bỏ cuộc chiến dầu khí do Saudi Arabia dẫn đầu nhắm vào các nước không thuộc OPEC. Tuyên bố tăng sản lượng thêm 500 ngàn thùng lên 3,5 triệu thùng dầu/ngày của Iran sau khi Mỹ và EU dỡ bỏ trừng phạt cũng khiến thị trường biến động khó lường.
Mục tiêu tăng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thêm 1% lên mức 3,3% vào năm 2018 cũng khiến thị trường tài chính thế giới chao đảo. Giới đầu tư lo ngại không biết nếu USD tăng mạnh thì dòng vốn trên thế giới sẽ được rút về nhiều hay ít, tác động có xấu như cuộc khủng hoảng tài chính 1997-1998 hay không. Tỷ giá trong nước biến động mạnh và lãi suất có dấu hiệu tăng.
Theo đánh giá của nhiều CTCK, 520 điểm được coi là một ngưỡng hỗ trợ trong ngắn hạn. Đây là vùng đáy được xác lập trong cả hai năm 2014 và 2015. Trong giai đoạn này, TTCK đã trải qua nhiều biến cố, trong đó có sự kiện Biển Đông. Tuy nhiên, VN-Index thường bật tăng trở lại rất nhanh với sức cầu bắt đáy lớn.
Trong năm 2015, VN-Index đã có 2 lần giảm trên 5%: một phiên vào ngày 24/8 sau khi chứng khoán Trung Quốc đóng cửa giảm 8,5% và một phiên giảm 5,9% hôm 8/5 do tác động từ sự kiện Biển Đông. Khoảng 20 lần giảm điểm ở mức trên 5% khác diễn ra trong năm 2011.
Hà Minh


Chứng khoán Việt mất 5 tỷ USD

Nhà đầu tư được cảnh báo về những khó khăn của năm 2016, song ít ai ngờ đợt sóng xuống giá lại kéo dài ngay từ những phiên đầu năm.

Sau 11 phiên giao dịch mở màn, những nỗ lực tăng điểm của thị trường trong cả năm 2015 dường như bị quét sạch. Theo đó, VN-Index giảm tổng cộng 53 điểm, xuống 526 điểm - mức thấp nhất kể từ đầu năm ngoái. HNX-Index cũng giảm gần 7 điểm, lùi về mốc 73 điểm.
Với những phiên đỏ sàn liên tiếp, vốn hóa thị trường giảm mạnh. Sau hơn 2 tuần, tổng cộng 113.332 tỷ đồng (tương đương 5,05 tỷ USD) đã "bốc hơi" khỏi thị trường. Trong đó, vốn hóa trên HOSE giảm 102.215 tỷ đồng, còn HNX là 11.107 tỷ đồng. Tại sàn TP HCM, khối ngoại bán ròng liên tục trong cả 11 phiên với giá trị đạt 532 tỷ đồng. Còn trên sàn Hà Nội, nhà đầu tư nước ngoài lại mua ròng khoảng 61 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán lao dốc, cổ phiếu mất giá khiến tài sản của người giàu trên sàn chứng khoán cũng giảm đi đáng kể. Cổ phiếu HPG giảm 4.400 tỷ đồng, làm tài sản của Chủ tịch Hoà Phát - Trần Đình Long đã giảm 811 tỷ xuống còn 4.571 tỷ đồng. Vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng mất 235 tỷ.
Tương tự, thị giá HAG và HNG cùng giảm lần lượt 1.100 đồng và 4.800 đồng, khiến tài sản của ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai giảm 382 tỷ, xuống mức 3.234 tỷ đồng.
Do cổ phiếu MSN liên tục đỏ sàn với mức giảm 7.500 đồng, tài sản bà Nguyễn Hoàng Yến - Uỷ viên Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan cũng mất hơn 196 tỷ đồng. Thị giá MWG giảm tới 9.500 đồng làm tài sản của Chủ tịch Thế giới di động - Nguyễn Đức Tài giảm 215 tỷ đồng.
Cổ phiếu SSI giảm 3.100 đồng và PAN giảm 3.000 đồng cũng khiến tài sản của Chủ tịch Chứng khoán Sài Gòn - Nguyễn Duy Hưng mất 190 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số đại gia khác cũng mất cả trăm tỷ đồng với lý do tương tự như ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch Địa ốc Kinh Bắc mất 166 tỷ đồng, ông Dương Ngọc Minh - Chủ tịch Thuỷ sản Hùng Vương giảm 103 tỷ đồng, Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình cũng giảm 96 tỷ đồng…
Ngược dòng, tài sản của gia đình tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup lại tăng đáng kể do cổ phiếu tăng giá 1.800 đồng. Theo đó tài sản của các thành viên gia đình này tăng lên 32.563 tỷ đồng, tăng 1.235 tỷ đồng so với cuối năm 2015.
Thị trường chứng khoán Việt Nam không có thông tin tốt hỗ trợ trong khi liên tiếp chịu tác động từ cơn suy thoái của chứng khoán Trung Quốc và diễn biến xấu của kinh tế thế giới. Theo các chuyên gia tài chính, đà giảm sẽ tiếp tục, VN-Index đang hướng về mốc 510-520 điểm.
Trước đó, tại buổi công bố Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2015, ông Vũ Bằng - Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước nhận định thị trường 2016 sẽ có nhiều khó khăn hơn năm 2015. Do vậy, các thành viên thị trường phải tăng cường tái cấu trúc, thận trọng trong quản trị rủi ro và hoạt động.
Bạch Dương