Theo NBC, ông Dũng đã được coi là ứng viên hàng đầu cho vị trí tổng bí thư của Việt Nam, và nhiều người đã coi ông là 'Putin của Việt Nam'.
'Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã trải qua 10 năm cầm quyền chống lại Trung Quốc và đưa đất nước gần hơn với Mỹ'.
Đó là nhận định của kênh truyền hình NBC của Mỹ về khả năng ông Dũng trở thành Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam trong Đại hội Đảng tuần tới.
NBC nói rằng ông Dũng đã được coi là ứng viên hàng đầu cho vị trí tổng bí thư của Việt Nam, và nhiều người đã coi ông là 'Putin của Việt Nam'.
Chuyên gia về Việt Nam Carl Thayer được NBC trích lời nói: “Chưa ai ở Việt Nam từng làm điều ông Vladimir Putin đã làm, tức là từng làm thủ tướng rồi sau đó làm tổng thống”.
Kênh truyền hình này còn cho rằng ông Dũng cần phải có sự cứng rắn của Tổng thống Nga Putin để đối phó với các yêu sách chủ quyền ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
NBC dẫn lời ông Ernest Bower, một chuyên gia người Mỹ hiện là giám đốc điều hành tập đoàn cố vấn BowerGroupAsia, nói rằng hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc khiến việc Việt Nam hướng về phía Mỹ là điều không thể tránh khỏi.
Ông Bower nói thêm rằng bất cứ ai lên lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam “cũng cần phải quyết tâm đứng lên chống lại các thách thức từ Trung Quốc”.
Theo hãng NBC, một dấu hiệu cho thấy Việt Nam ngả về phương Tây là việc 8 trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị đã tới thăm Hoa Kỳ trong năm 2015, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tờ New York Times của Mỹ hôm nay cũng có bài bình luận về đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc vào thứ Tư tới.
Tờ báo cho rằng Thủ tướng Dũng, người ủng hộ mối quan hệ thân cận hơn với Mỹ, đang nỗ lực để lên thay ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng tờ báo dẫn lời các nhà phân tích, các nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng ông Trọng, một người bảo thủ, có vẻ như sẽ tiếp tục nắm vị trí Tổng bí thư.
Theo New York Times, kết quả của Đại hội đảng thường được quyết định nhiều tháng trước khi khai mạc, nhưng cuộc đấu đá giữa phe thân ông Dũng và ông Trọng khiến tình hình căng thẳng tới phút chót.
Tờ báo nhận định rằng bất kỳ ai lên nắm chức Tổng bí thư cũng phải chân nhắc kỹ càng vị trí chiến lược của Việt Nam giữa Trung Quốc, đồng minh về tư tưởng và đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và Hoa Kỳ, quốc gia được nhiều nhân vật cấp cao trong đảng Cộng sản Việt Nam coi là đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Theo NBC, New York Times
(VOA)
Giới quan sát quốc tế nói gì về vụ tranh giành quyền lực ở Việt Nam?
Tứ trụ' từ phải: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang.
Giữa lúc Việt Nam sắp phải đưa ra quyết định trong việc bầu chọn nhân sự vào các chức vụ chóp bu cho 5 năm sắp tới tại một thời điểm có tính cách quyết định đối với tương lai đất nước, những vụ đấu đá chưa từng thấy trong hậu trường chính trị Việt Nam đã gây sự chú ý của truyền thông quốc tế.
Hãng tin Bloomberg hôm 17/1 đăng một bài viết cho rằng cuộc tranh luận chính xoay quanh nghi vấn, liệu Việt Nam sẽ chọn các nhân vật muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng Trung Quốc, hay những người muốn lèo lái con thuyền quốc gia xích gần hơn tới Hoa Kỳ?
Bài báo viết trong khi chỉ còn 2 ngày nữa trước khi khởi sự đại hội đảng để công bố thành phần lãnh đạo, vẫn chưa có dấu hiệu công khai nào cho thấy ai sẽ là người được đưa vào chức vụ quyền lực nhất nước. Tờ báo đề cập tới những vụ tranh giành quyền lực đã tràn lên mạng internet, với những bình luận đả kích lẫn nhau, cho thấy tình hình vẫn chưa có gì là rõ rệt.
Bloomberg dẫn lời Tiến sỹ Zachary Abuza, một nhà quan sát về Việt Nam thuộc Đại học Chiến tranh Quốc gia thuộc Học viện Hải Quân Hoa Kỳ, nói rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với giới lãnh đạo mới sẽ là về tiến độ và chiều sâu của nỗ lực tăng cường các quan hệ với Mỹ.
Giáo sư Zachary Abuza nói “vụ tranh cãi chính trị thực thụ là giữa thành phần bảo thủ và thành phần ủng hộ cải cách. Nhiều cuộc tranh luận xoay quanh các chiến lược về làm cách nào để đáp ứng trước hành động hung hăng của Trung Quốc.”Theo ông Abuza, thì trong Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn còn một số người rất sợ đối đầu với Trung Quốc.
Một nhà quan sát khác được Bloomberg dẫn lời là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt. Ông cho rằng sẽ không có thay đổi lớn, bất chấp giới lãnh đạo mới là thuộc phe nào, ông nói các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam theo dự kiến sẽ không nghiêng hẳn về bất cứ hướng nào. Đây chỉ là vấn đề xoay tay lái hơn một độ về hướng này hay hướng kia mà thôi.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thỉnh thoảng có những phát biểu chống đối hành động lấn chiếm của Trung Quốc, đang vận động để giành chức Tổng Bí Thư với ông Nguyễn Phú Trọng, người đang tìm cách kéo dài nhiệm kỳ Tổng Bí Thư hiện nay, người vẫn tỏ ra hoà hoãn với nước láng giềng phương Bắc.
Nhận xét về ông Nguyễn Tấn Dũng, Cựu đại sứ Burghardt nói: “Ông Dũng dường như hiểu rõ tầm quan trọng của các quan hệ kinh tế và an ninh với Mỹ. Cho nên đối với Hoa Kỳ, thì nếu ông được chọn thì đó là kết quả thoải mái hơn đối với nước Mỹ”
Về ông Trọng, Tiến sĩ Abuza cho rằng Trung Quốc sẽ hài lòng hơn nếu ông Trọng duy trì chức vụ hiện nay. Nhưng theo ông, ông Trọng cũng đã thay đổi khá nhiều. Tiến sĩ Abuza nói tiếp: “Khi ông lên làm Tổng Bí Thư, mọi người đều lo lắng vì ông mang tiếng là theo Trung Quốc, nhưng ông ấy ủng hộ hiệp định TPP. Ông Trọng đã sang Mỹ gặp Tổng Thống Obama. Ông đã mời Tổng Thống Obama đến thăm Việt Nam.”
Đại sứ Burghardt kết luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang trong tình trạng hết sức bối rối, không biết nên chọn vị trí nào trong cái tam giác Mỹ-Trung Quốc-Việt Nam.
Bản tin của Xinhua hôm nay, 18/1 chỉ tường thuật những chi tiết về Đại hội đảng 12 sắp tới, trong đó 200 uỷ viên sẽ được bầu chọn vào Ban Chấp hành trung ương.
Xinhua dẫn lời ông Mai Văn Chính, Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, cho biết hơn 1500 đại biểu sẽ đại diện cho 4,5 đảng viên tham gia đại hội đảng thứ 12 sẽ diễn ra từ ngày 20 tới ngày 28/1 tại Hà Nội.
Theo bản tin này, 650 ký giả trong nước và hơn 100 nhà báo nước ngoài đã đăng ký tham gia.
Theo Bloomberg, Xinhua.
Giữa lúc Việt Nam sắp phải đưa ra quyết định trong việc bầu chọn nhân sự vào các chức vụ chóp bu cho 5 năm sắp tới tại một thời điểm có tính cách quyết định đối với tương lai đất nước, những vụ đấu đá chưa từng thấy trong hậu trường chính trị Việt Nam đã gây sự chú ý của truyền thông quốc tế.
Hãng tin Bloomberg hôm 17/1 đăng một bài viết cho rằng cuộc tranh luận chính xoay quanh nghi vấn, liệu Việt Nam sẽ chọn các nhân vật muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng Trung Quốc, hay những người muốn lèo lái con thuyền quốc gia xích gần hơn tới Hoa Kỳ?
Bài báo viết trong khi chỉ còn 2 ngày nữa trước khi khởi sự đại hội đảng để công bố thành phần lãnh đạo, vẫn chưa có dấu hiệu công khai nào cho thấy ai sẽ là người được đưa vào chức vụ quyền lực nhất nước. Tờ báo đề cập tới những vụ tranh giành quyền lực đã tràn lên mạng internet, với những bình luận đả kích lẫn nhau, cho thấy tình hình vẫn chưa có gì là rõ rệt.
Bloomberg dẫn lời Tiến sỹ Zachary Abuza, một nhà quan sát về Việt Nam thuộc Đại học Chiến tranh Quốc gia thuộc Học viện Hải Quân Hoa Kỳ, nói rằng một trong những thách thức lớn nhất đối với giới lãnh đạo mới sẽ là về tiến độ và chiều sâu của nỗ lực tăng cường các quan hệ với Mỹ.
Giáo sư Zachary Abuza nói “vụ tranh cãi chính trị thực thụ là giữa thành phần bảo thủ và thành phần ủng hộ cải cách. Nhiều cuộc tranh luận xoay quanh các chiến lược về làm cách nào để đáp ứng trước hành động hung hăng của Trung Quốc.”Theo ông Abuza, thì trong Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn còn một số người rất sợ đối đầu với Trung Quốc.
Một nhà quan sát khác được Bloomberg dẫn lời là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Raymond Burghardt. Ông cho rằng sẽ không có thay đổi lớn, bất chấp giới lãnh đạo mới là thuộc phe nào, ông nói các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam theo dự kiến sẽ không nghiêng hẳn về bất cứ hướng nào. Đây chỉ là vấn đề xoay tay lái hơn một độ về hướng này hay hướng kia mà thôi.
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thỉnh thoảng có những phát biểu chống đối hành động lấn chiếm của Trung Quốc, đang vận động để giành chức Tổng Bí Thư với ông Nguyễn Phú Trọng, người đang tìm cách kéo dài nhiệm kỳ Tổng Bí Thư hiện nay, người vẫn tỏ ra hoà hoãn với nước láng giềng phương Bắc.
Nhận xét về ông Nguyễn Tấn Dũng, Cựu đại sứ Burghardt nói: “Ông Dũng dường như hiểu rõ tầm quan trọng của các quan hệ kinh tế và an ninh với Mỹ. Cho nên đối với Hoa Kỳ, thì nếu ông được chọn thì đó là kết quả thoải mái hơn đối với nước Mỹ”
Về ông Trọng, Tiến sĩ Abuza cho rằng Trung Quốc sẽ hài lòng hơn nếu ông Trọng duy trì chức vụ hiện nay. Nhưng theo ông, ông Trọng cũng đã thay đổi khá nhiều. Tiến sĩ Abuza nói tiếp: “Khi ông lên làm Tổng Bí Thư, mọi người đều lo lắng vì ông mang tiếng là theo Trung Quốc, nhưng ông ấy ủng hộ hiệp định TPP. Ông Trọng đã sang Mỹ gặp Tổng Thống Obama. Ông đã mời Tổng Thống Obama đến thăm Việt Nam.”
Đại sứ Burghardt kết luận rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang trong tình trạng hết sức bối rối, không biết nên chọn vị trí nào trong cái tam giác Mỹ-Trung Quốc-Việt Nam.
Bản tin của Xinhua hôm nay, 18/1 chỉ tường thuật những chi tiết về Đại hội đảng 12 sắp tới, trong đó 200 uỷ viên sẽ được bầu chọn vào Ban Chấp hành trung ương.
Xinhua dẫn lời ông Mai Văn Chính, Phó Ban Tổ chức Trung ương Đảng, cho biết hơn 1500 đại biểu sẽ đại diện cho 4,5 đảng viên tham gia đại hội đảng thứ 12 sẽ diễn ra từ ngày 20 tới ngày 28/1 tại Hà Nội.
Theo bản tin này, 650 ký giả trong nước và hơn 100 nhà báo nước ngoài đã đăng ký tham gia.
Theo Bloomberg, Xinhua.
(VOA)
Quan hệ Việt-Trung 2016 : Ẩn số Đại hội Đảng
Ghép hình cờ Việt Nam với cờ đảng Cộng Sản trên đường phố Hà Nội, để chuẩn bị cho Đại hội 12, ngày 4/1/2016. REUTERS/Kham
Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào hạ tuần tháng Giêng 2016 (20-28/01). Vào lúc Trung Quốc được cho là đang có chiến lược hai mặt, vừa tỏ ra hòa hoãn, hữu hảo, vừa liên tục có những động thái cứng rắn nhằm thâu tóm toàn bộ Biển Đông, một trong những điều thu hút giới quan sát là quan hệ Việt-Trung sẽ chuyển biến ra sao với giàn lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ được đề cử sau Đại hội 12.
Về giàn lãnh đạo mới này, dĩ nhiên sự chú ý tập trung chủ yếu vào các thông tin – dĩ nhiên là trước mắt không thể kiểm chứng - cho rằng đương kim thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhắm vào chức tổng bí thư Đảng, một vị trí cũng được đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhòm ngó, trong lúc đương kim tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng lại muốn tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa.
Sau khi Hội nghị lần thứ 14 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam kết thúc hôm 13/01 vừa qua, trên báo chí ngoại quốc đã xuất hiện các thông tin – cũng chưa thể kiểm chứng - về khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không được đề cử làm tổng bí thư, trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tạm thời duy trì chức vụ của mình thêm một thời gian trong khi chờ đợi người thay thế.
Trong tương quan với vấn đề quan hệ Việt-Trung và nhất là với hồ sơ Biển Đông, một số nhà phân tích thường xếp ông Nguyễn Tấn Dũng vào diện chống Trung Quốc, thân Mỹ, và xem ông Nguyễn Phú Trọng là một người thuộc khuynh hướng thân Bắc Kinh. Do vậy, những tin tức vừa kể đã tạo ra mối quan ngại về khả năng Việt Nam sẽ lại thiếu kiên quyết với Trung Quốc, nhất là trên vấn đề Biển Đông.
Tuy nhiên, trong những ngày qua, nhiều chuyên gia phân tích đã phản bác cách phân chia chính trường Việt Nam thành các nhóm rõ rệt, thân Mỹ, bài Trung Quốc một bên, và bên kia là thân Trung Quốc, bài Mỹ. Một trong những người đã nêu bật tính chất quá thô thiển của cách nhìn nhận này là ông Alexander Vuving, tiến sĩ người Mỹ gốc Việt hiện làm việc tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương đặt tại Hawai.
Trong bài viết « Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam ? » đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 15/01, ông Vuving đã cho rằng « không như nhiều quan sát viên bên ngoài thường khẳng đinh (…) cả ông Trọng lẫn ông Dũng đều không thể được coi là mềm mỏng (soft) hay cứng rắn (tough) với Trung Quốc ». Đối với chuyên gia này, tùy theo tình hình, « Mỗi người kết hợp sự mềm mỏng và cứng rắn theo cách riêng của mình ».
Quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói chung, và quan hệ Việt-Trung trong năm nay, sẽ chịu ảnh hưởng từ những gì được quyết định nhân Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam sắp diễn ra. Trung Quốc biết rất rõ điều đó, và đã từng tìm cách gây sức ép lên Việt Nam trong thời gian qua.
Để tìm hiểu thêm về đường hướng tiến triển của quan hệ Việt-Trung trong năm 2016 này, RFI đặt một số câu hỏi cho giáo Sư Carlyle Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc.
Giáo sư Thayer : Không có phe thân Trung Quốc hay thân Mỹ
Giáo sư Thayer trước hết ghi nhận những thông tin đã được đưa ra về những thay đổi có thể xẩy ra trong nhân sự lãnh đạo Việt Nam sẽ được bầu ra nhân Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam vào hạ tuần tháng Giêng.
Thayer : Có vẻ như là một đa số trong Bộ chính trị đã thành công trong việc buộc ông Nguyễn Tấn Dũng phải rời bỏ quyền hành. Ông đã không hội đủ hậu thuẫn cần thiết từ các thành viên Bộ chính trị để đề nghị của ông được đưa ra Ban chấp hành Trung ương chuẩn y.
Hội nghị Trung ương lần thứ mười bốn đã quyết định tạm thời duy trì ông Nguyễn Phú Trọng ở chức vụ tổng bí thư Đảng cho đến khi đạt được đồng thuận về người sẽ thay thế ông. Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể là sẽ rút lui, nhưng cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm vẫn tiếp diễn.
Đối với giáo sư Thayer, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, không thể đối lập rõ ràng giữa một bên là phe thân Trung Quốc, bài Mỹ, và bên kia là phe bài Trung Quốc, thân Mỹ. Tất cả đều có tinh thần dân tộc, nhưng không nhất trí với nhau về cách thức chống lại các đe dọa đối với chủ quyền đất nước, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Giáo sư Thayer giải thích như sau.
Thayer : Ở Việt Nam, không hề có phe thân Trung Quốc. Có các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc, chủ trương một quan hệ làm việc thường nhật thực dụng với Trung Quốc, nhằm giảm bớt đụng chạm giữa hai nước.
Có những nhóm trong đảng Cộng Sản Việt Nam ủng hộ quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và giảm bớt tối đa sự lệ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc trên bình diện kinh tế…
Cả hai nhóm này đều cho rằng Việt Nam nên đa phương hóa quan hệ đối ngoại của mình, và không nên để mình bị hút vào quỹ đạo của bất kỳ cường quốc nào.
Vào lúc này, những người nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần phải chủ động hội nhập quốc tế, đang hướng tới việc cải thiện quan hệ với Mỹ. Còn những người tin rằng mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là tìm cách thay đổi chế độ ở Việt Nam, thì ủng hộ việc phát triển bang giao chặt chẽ với Trung Quốc, thông qua hệ thống quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản, cũng như quan hệ gần gũi hơn giữa hai quân đội và người dân hai nước.
Tất cả các nhóm đều thấy cần phải bảo vệ chủ quyền Việt Nam
Theo giáo sư Thayer, các hành động quyết đoán và thô bạo của Trung Quốc tại Biển Đông, đánh thẳng vào các đòi chủ quyền của Việt Nam, gây phẫn nộ trong dân chúng, như đã tạo ra một sự nhất trí trong giới lãnh đạo Việt Nam về nhu cầu phải bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vấn đề là phương thức bảo vệ phải như thế nào.
Thayer : Mọi phe nhóm tại Việt Nam đều có vẻ đoàn kết với nhau trên nhu cầu bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong hồ sơ Biển Đông. Công luận Việt Nam không chỉ hy vọng, mà còn đòi hỏi giới lãnh đạo Việt Nam đứng lên chống Trung Quốc trên vấn đề này.
Các cuộc tranh luận ở Việt Nam đang chuyển sang vấn đề phương thức « hợp tác và đấu tranh » với Trung Quốc sao cho bảo vệ được lợi ích quốc gia của Việt Nam.
Các quyết định về nhân sự lãnh đạo mới mà Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp đưa ra như vậy sẽ có tác động trực tiếp đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong năm 2016.
2016: Tiến trình hàn gắn quan hệ Việt-Trung sẽ nhanh hơn ?
Trong giả thuyết là ông Nguyễn Tấn Dũng, người thường được cho là theo đuổi chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ hơn tiến trình xích lại gần Mỹ đồng thời duy trì một quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông phải rút lui, Giáo sư Thayer cho rằng trong thời gian sắp tới, Việt Nam có thể sẽ tìm cách thúc đẩy thêm đà hàn gắn lại quan hệ song phương với Trung Quốc, cho dù trong thực tế mối quan hệ đã bị chính Bắc Kinh làm tổn hại, đặc biệt qua vụ đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong vùng biển Việt Nam năm 2014.
Giáo sư Thayer đã nêu bật một số điểm cần theo dõi trong quan hệ Viêt-Trung năm 2016 :
Thayer : Nếu những thông tin chưa được kiểm chứng về kết quả của Hội nghị Trung ương lần thứ 14 là chính xác, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm tổng bí thư, và ông Trần Đại Quang sẽ trở thành chủ tịch nước với quyền hạn được tăng cường. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng phải rút lui sẽ có nghĩa là động lực để làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ sẽ bị chậm lại.
Tình thế đó sẽ mở đường cho việc hàn gắn và tái khởi động các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc nếu Bắc Kinh không có những hành động khiêu khích ở Biển Đông có hại cho chủ quyền của Việt Nam. Cho đến gần đây, Việt Nam tương đối dè dặt trong những phát biểu về các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc vì chưa thấy là mình bị đe dọa trực tiếp.
Giới lãnh đạo mới tại Việt Nam rất có khả năng là sẽ đi xa hơn là những lời nói suông về sáng kiến « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc để lấy lòng Bắc Kinh. Sự ủng hộ này không thiệt hại gì nhiều cho Việt Nam.
Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, trong khi đồng thời khuyến khích đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng.
Quan hệ với Mỹ rất có khả năng sẽ bị tạm treo, cho đến khi danh tính lãnh đạo mới của Việt Nam trở nên rõ ràng.
Phải nói là trong suốt quá trình chuẩn bị cho Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 12, Trung Quốc không hề ngồi yên, mà luôn luôn tìm cách gây sức ép.
Trung Quốc tìm cách gây áp lực lên đảng Cộng Sản Việt Nam
Theo Giáo sư Thayer, vào năm ngoái, đã có một số thông tin được loan truyền về việc Bắc Kinh tìm cách tác động đến Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam :
Thayer : Trong năm qua, đã thường xuyên có những thông tin từ các nhà ngoại giao và các giới khác, theo đó các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội đã vận động hành lang chống lại việc đề bạt lên các chức vụ cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam những ai mà Bắc Kinh cho là thù địch với Trung Quốc.
Đặc biệt là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc đã bắn tiếng cho biết rằng họ sẽ không hài lòng nếu ông Phạm Bình Minh được đưa vào Bộ Chính trị. Và, dĩ nhiên là các quan chức Trung Quốc cho rằng họ có thể làm việc với Tổng Bí thư hiện thời là ông Nguyễn Phú Trọng.
Theo một số nhà phân tích, một trong những biểu hiện cụ thể nhất của âm mưu gây sức ép từ phía Trung Quốc là chuyến thăm Việt Nam khá đột ngột của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 năm 2015, được cho là nhằm củng cố phe thân Trung Quốc tại Việt Nam.
Thayer : Tập Cận Bình đã được mời đến thăm Việt Nam vào năm 2014 khi ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, đi thăm Bắc Kinh. Lời mời đã được nhắc lại khi chính tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc.
Trung Quốc đã xác nhận chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình một cách muộn màng bất thường, và khi ấy Việt Nam đã nhận lời đón tiếp tổng thống Ý và Island vào cùng một lúc, cũng như là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.
Khi đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình như đã quay ngược đồng hồ trở lại thời điểm tháng 10 năm 2013 khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đi thăm Hà Nội (tức là thời quan hệ hai bên chưa bị vụ giàn khoan HD-981 làm cho sứt mẻ).
Về cơ bản, Tập Cận Bình đã rao bán ý tưởng là quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn là việc chuyển hướng qua Hoa Kỳ. Điều đó đã tiếp sức cho « phe thân Trung Quốc », được khích lệ thêm với ý tưởng là Việt Nam sẽ được lợi nếu sát cánh với Trung Quốc.
Mọi sự chưa hẳn là đã an bài ?
Dẫu sao thì như tất cả các quan sát viên đều nhấn mạnh, những thông tin được tung ra về các lãnh đạo mới tại Việt Nam đều chỉ là dự đoán, và phải chờ đến khi Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 12 bế mạc thì mới rõ trắng đen.
Trong một bài trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong tại Việt Nam đề ngày 16/01/2016, ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng thuộc Ban Tổ chức Trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã lưu ý rằng Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 14 mới chỉ có « danh sách đề cử », danh sách này hoàn toàn có thể được bổ sung tại Đại hội, và quyền « bỏ phiếu quyết định trúng hay không trúng vẫn là Đại hội, chứ không phải cứ Trung ương giới thiệu là đã trúng ».
Trọng Nghĩa
(RFI)
1 nhận xét:
Tôi chăng thấy ông Dũng hay một vị nào khác trong 10 năm qua hai nhiẹm kỳ Thủ tương của ông đưa Việt Nam gần Mỹ hơn và xa TQ hơn. Cán cân thương mại ngày càng lệch và nhập siêu từ TQ lơn khủng, TT đã cho TQ một "quốc gia " tàu trong lòng Việt Nam Khi cho TQ thuê 70 năm Vũng Áng, bauxit Lâm Đồng, cho thuê đất ở nhưng địa điểm trong yếu...bao nhiêu thứ nữa. Tham nhũng, nạn con ông cháu cha ...tôi đã nhận thức được rằng họ chỉ là nhưng nhà chính trị công sản tham lam và dốt nát. Họ đã làm cho đất nước kiệt quệ, tụt hậu còn họ thì giàu sụ, con cái lên hương. Đừng nên ảo tưởng mà tin vào lời của các lãnh đạo cộng sản.
Đăng nhận xét