Tin mới nhận lúc 18h22:
CỤ RÙA HỒ GƯƠM TỪ TRẦN
Hồ Gươm chật cứng người dân đến nhìn cụ lần cuối trước khi Cụ được đi ướp xác
Báo Tuổi trẻ
Cụ rùa Hồ Gươm nổi lên nhưng bất động
19/01/2016 19:18 GMT+
TTO - Khoảng 18g30 ngày 19-1, cụ rùa nổi lên trên Hồ Gươm. Theo nhiều người chứng kiến, cụ rùa nổi lềnh bềnh, không cử động.
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã trực tiếp đến hiện trường.
Hiện cụ rùa đang được di chuyển về đền Ngọc Sơn.
___________
Báo Tiền Phong cáo phó, và đã gỡ bài:
Cụ Rùa hồ Gươm qua đời
Nguyễn Hoài
18:33 ngày 19 tháng 01 năm 2016
.
TPO - Trao đổi với Tiền Phong lúc 18h30 ngày 19/1, giáo sư Hà Đình Đức cho biết, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa thông báo Cụ Rùa hồ Gươm đã qua đời.
.
TPO - Trao đổi với Tiền Phong lúc 18h30 ngày 19/1, giáo sư Hà Đình Đức cho biết, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa thông báo Cụ Rùa hồ Gươm đã qua đời.
Hình ảnh Cụ Rùa chết nổi trên hồ Hoàn Kiếm được chia sẻ tối 19/1
trên mạng xã hội
Hiện giáo sư Hà Đình Đức đang tới hồ Hoàn Kiếm. Tiền Phong sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.
______________
.
Báo điện tử Infonet đăng tin và đã gỡ ngay sau ít phút:
(Có lẽ là sợ dân chúng liên hệ cái chết
của cụ rùa với ĐH XII khai mạc sáng mai?)
Theo nguồn tin của phóng viên Infonet, vào khoảng 16h30 ngày 19/1/2016, "cụ rùa Hồ Gươm" đã nổi lên ở phía góc đối diện tòa nhà báo Hà Nội Mới và đã có dấu hiệu bốc mùi. Nhiều người dân cho là "cụ rùa" đã chết.
Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm cùng với người dân đã đưa "cụ" vào ven bờ, tiến hành lau qua cơ thể và liên hệ với PGS.TS Hà Đình Đức.
Ông Đức cho biết, khoảng 18h00 BQL Hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông và ông đang trên đường di chuyển từ nhà ra hiện trường.
Theo nguồn tin của phóng viên Infonet, vào khoảng 16h30 ngày 19/1/2016, "cụ rùa Hồ Gươm" đã nổi lên ở phía góc đối diện tòa nhà báo Hà Nội Mới và đã có dấu hiệu bốc mùi. Nhiều người dân cho là "cụ rùa" đã chết.
Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm cùng với người dân đã đưa "cụ" vào ven bờ, tiến hành lau qua cơ thể và liên hệ với PGS.TS Hà Đình Đức.
Ông Đức cho biết, khoảng 18h00 BQL Hồ Hoàn Kiếm đã gọi điện thông báo cho ông và ông đang trên đường di chuyển từ nhà ra hiện trường.
Hiện tại khu vực hiện trường nơi "cụ rùa" nằm đã được
phong tỏa.
Đây là một tin khá bất ngờ đối với nhiều người dân Hà Nội bởi hình ảnh "cụ
rùa" và Hồ Gươm từ lâu nay vẫn khá gắn bó với những hoài niệm về một Hà
Nội giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội.
Anh Vũ Xuân Hiển (sinh năm 1979 -quê quán Bắc Giang, hiện đang sống ở Thường
Tín) là người đầu tiên phát hiện thi thể "cụ rùa". Trao đổi với phóng
viên Infonet, anh Hiển cho biết: Vào khoảng lúc 16h30, khi đang đi quanh hồ thì
thấy "cụ rùa" nổi lưng. Anh cứ nghĩ là "cụ rùa" nổi bình
thường thôi. Nhưng khi cụ trôi vào gần thì anh phát hiện có mùi lạ như mùi phân
huỷ. Lúc đó anh có gọi cứu trợ nhưng không được.
Lần nổi lên gần đây nhất của "cụ rùa Hồ Gươm" là vào trưa ngày 21/12/2015. Khi đó, "cụ rùa" nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm - Hà Nội).
Theo “nhà rùa học” PGS.TS Hà Đình Đức, "Cụ Rùa" nổi trong hơn hai tiếng từ 10h sáng đến hơn 12h ngày 21/12/2015. Ở lần nổi lên cuối cùng ngày, "cụ" xuất hiện với mai bóng nhẫy, trơn mượt.
Cũng theo PGS Đức, năm 2015 số lần Cụ Rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước khá ít. Tháng 11 nổi hai lần, tháng 12 nổi một lần. Trung bình mỗi tháng Cụ Rùa nổi vài lần, thấp hơn hẳn nhưng năm trước, trung bình một tháng Cụ Rùa nổi khoảng chục lần.
Hiện trường nơi xác cụ rùa đang nằm
Rất đông người dân Thủ đô đã kéo về khi hay tin "cụ rùa Hồ Gươm" chết
Anh Vũ Xuân Hiển - người phát hiện xác "cụ rùa"
Tin từ làng báo: Đã có chỉ đạo các báo không đăng tin Cụ Rùa từ trần.
________
Bản tin của Báo Tuổi trẻ, lúc 19h37:
19/01/2016
Cụ rùa hồ Hoàn Kiếm chết
TTO - Chiều tối 19-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ xác nhận cụ rùa hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) đã chết vào khoảng 16g30 chiều cùng ngày.
Nguồn tin này cho biết khoảng 16g30, các lực lượng quản lý hồ Gươm đã phát hiện cụ rùa hồ Gươm chết và nổi ở trong hồ gần khu vực đường Lê Thái Tổ.
“Khi phát hiện thì cụ rùa đã chết và lúc phát hiện ra vị trí cụ rùa nổi là vào khoảng 16g30. Ngay khi phát hiện, các ngành chức năng của thành phố Hà Nội đã mời giáo sư Hà Đình Đức tới để cùng các ngành chức năng của thành phố bàn giải pháp” - nguồn tin này cho biết.
Theo vị này, giáo sư Hà Đình Đức là nhà khoa học có nhiều năm nghiên cứu về cụ rùa hồ Gươm, và là người theo sát những thông tin liên quan đến cụ rùa trong cả quá trình chữa trị vết thương cho cụ rùa lúc cụ rùa bị thương.
Theo nguồn tin này, sau khi phát hiện cụ rùa chết và nổi trong lòng hồ, các lực lượng chức năng của thành phố đã được triệu tập.
Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch UBND TP Hà Nội, cũng đã trực tiếp đến hiện trường.
“Trước mắt chúng tôi sẽ đưa xác cụ rùa về đền Ngọc Sơn để bảo quản. Chắc trong những ngày tới các cơ quan chức năng của thành phố sẽ xin ý kiến các nhà khoa học về việc bảo quản xác cụ rùa như thế nào để lưu giữ được. Chúng tôi cũng sẽ tính đến cả phương án xem có ướp được xác cụ rùa để lưu giữ hay không” - vị này cho hay.
Xuân Long - Quang Thế
Cụ rùa Hồ Gươm qua đời
Chiều tối 19/1, Phó giáo sư Hà Đình Đức xác nhận, cụ rùa Hồ Gươm đã qua đời lúc hơn 16h.
- Sữa nước và sữa tiệt trùng Dutch Lady cung cấp dưỡng chất cho cả nhà
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
PGS Hà Đình Đức, người có khoảng 20 năm nghiên cứu về rùa ở hồ Gươm cho hay, ông được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) gọi điện báo tin.
Cùng thời điểm, trên mạng xã hội đưa các thông tin về việc cụ rùa hồ Gươm nổi trên mặt hồ và không cử động.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc liệu Hà Nội có ướp xác cụ rùa Hồ Gươm, ông Nguyễn Văn Phong, Trưởng ban Tuyên giáo của Hà Nội cho hay ông chưa nắm được.
“Trước mắt, sẽ đưa xác cụ rùa về đền Ngọc Sơn để bảo quản. Các cơ quan chức năng của thành phố sẽ hội ý”, ông Phong nói.
Cũng theo ông Đức, năm 2015 số lần cụ rùa Hồ Gươm nổi lên mặt nước khá ít. Tháng 11 nổi hai lần, tháng 12 nổi một lần. Trung bình mỗi tháng cụ rùa nổi vài lần, thấp hơn hẳn nhưng năm trước, trung bình một tháng nổi khoảng chục lần.Theo PGS Đức, lần cuối cụ rùa nổi lên là từ 10h đến 12h ngày 21/12/2015. Ở lần nổi này, mai cụ rùa vẫn bóng nhẫy, trơn mượt.
Theo Zing
Đối với người dân cả nước, “cụ” Rùa Hồ Gươm được xem như linh vật, gắn với điển tích mượn gươm thần đánh giặc của vua Lê.
Tiết lộ linh cảm kỳ diệu của “cụ” Rùa Hồ Gươm
10:57 | 03/05/2015
Quá trình nghiên cứu về “cụ” Rùa Hồ Gươm, “nhà rùa học” - PGS Hà Đình Đức đã phát hiện ra khả năng linh cảm kỳ diệu không thể giải thích được của “cụ” Rùa. Không ít lần ông phải giật mình vì “cụ” Rùa nổi đúng vào những dịp trọng đại của dân tộc. Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học nhằm lý giải khả năng này của “cụ” Rùa Hồ Gươm nhưng đến nay vẫn còn là một bí ẩn.
Giao cảm kỳ lạ của “cụ” Rùa
Bắt đầu nghiên cứu về “cụ” Rùa từ năm 1991 đến nay, PGS Hà Đình Đức đã nhiều lần trực tiếp thăm khám và chữa bệnh cho “cụ” Rùa. Không một ai ở Hà Nội lại có điều kiện tiếp xúc nhiều với “cụ” Rùa như ông. Liệu có phải vì lý do đó, mà giữa “nhà rùa học” với “cụ” Rùa Hồ Gươm lại có một sự giao tiếp thân thiện đến khó tin.
Nhiều lần “cụ” Rùa Hồ Gươm nổi trùng hợp với những sự kiện trọng đại của dân tộc. |
Trò chuyện với chúng tôi về “cụ” Rùa, “nhà rùa học” chia sẻ: “Có thể không ai tin, nhưng mỗi lần tôi ra Tháp Rùa hay chèo thuyền trên Hồ Gươm để tìm hiểu, nghiên cứu về điều kiện thuỷ văn của Hồ Gươm thì “cụ” Rùa nổi lên như thể chào đón tôi. Có những lúc, “cụ” bơi theo thuyền và bơi rất điệu như thể cổ vũ khi có tôi ngồi trên thuyền”. Điều này là một sự may mắn đặc biệt mà chỉ riêng PGS Hà Đình Đức có được.
Cũng theo vị PGS này, “cụ” Rùa có linh cảm rất đặc biệt, dường như cụ đoán biết hết thảy mọi việc có liên quan đến bản thân cụ.
Theo đó, ngày 26/12/1991, PGS Hà Đình Đức được Đài Truyền hình Hà Nội mời ghi hình bài nói chuyện về bảo vệ Rùa Hồ Gươm. Đúng 10h sáng hôm đó, “cụ” Rùa nổi lên và bài phát biểu tối hôm đó của ông đã được phát lên cùng với cảnh quay minh họa “cụ” nổi một cách sống động. Ngày 10/3/1992, sở Giao thông công chính Hà Nội tổ chức cuộc họp bàn phê duyệt phương án nạo vét hồ Hoàn Kiếm tại 14 Phan Đình Phùng.
PGS. Hà Đình Đức (ảnh nhân vật cung cấp).
|
Đúng sáng sớm hôm đó, “cụ” Rùa lại nổi và các đại biểu đã được xem những bức ảnh ngay trước giờ khai mạc. Đúng một năm sau, ngày 10/3/1993, tại cuộc họp bàn phê duyệt phương án, “cụ” Rùa lại nổi lên lần nữa.
Chính vì điều này nên PGS Hà Đình Đức cho rằng:““Cụ” Rùa có khả năng giao tiếp kỳ lạ rất khó để lý giải. Qua các sự việc trên tôi cho rằng còn nhiều điều bí ẩn liên quan đến “cụ” Rùa mà chúng ta chưa thể giải đáp một cách rõ ràng bằng khoa học. Đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học diễn ra nhưng vẫn chưa một ai giải thích được rõ ràng về vấn đề này. Tất cả chỉ thừa nhận khả năng giao cảm kỳ lạ của “cụ” Rùa là một việc có thật”.
Những lần xuất hiện khó có thể lý giải
Bước ra từ truyền thuyết, số phận “cụ” Rùa Hồ Gươm trải qua hàng trăm năm, được dệt thêm những câu chuyện vừa hư, vừa thực. Có những điều giải thích được bằng khoa học, lại có những điều giờ đây vẫn là truyền thuyết. Có một điều lạ, những lần nổi của “cụ” Rùa, không ít người giật mình vì nó gắn với một sự kiện lịch sử, văn hóa quan trọng nào đó.
PGS Hà Đình Đức đã chọn và sắp xếp 37 trong tổng số hơn 200 lần “cụ” Rùa Hồ Gươm nổi lên kể từ năm 1991, ai cũng ngớ ra bởi nó trùng hợp một cách ngẫu nhiên với 37 sự kiện liên quan đến hoặc bản thân “cụ” hoặc của Thủ đô. Những ngày “cụ” Rùa nổi lên mặt nước xanh ngắt trùng với các sự kiện đáng chú ý ở Hà Nội, thời tiết, khí hậu đều không có gì bất thường. Đối với đông đảo người dân Việt Nam, “cụ” Rùa là một linh vật lịch sử sống, báu vật linh thiêng của đất nước, nên mỗi khi “cụ” nổi, người dân đều có niềm tin vào sự linh thiêng huyền bí, tốt lành.Đơn cử vào thời điểm 0h0’ ngày 1/1/2000, khi hàng vạn người dân Thủ đô tập trung quanh Hồ Gươm để cùng thế giới đón chào thiên niên kỷ mới, đúng lúc pháo hoa bắt đầu bắn thì “cụ” liên tục nổi lên mặt nước. Trong hoàn cảnh đó, không ít người đã rơi nước mắt vì hạnh phúc.
Năm 2006, đúng vào ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (18/4) và ngày bế mạc Đại hội (26/4), “cụ” Rùa đều nổi lên. Tháng 11/2006, trong những ngày Thủ đô Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động đón mừng hội nghị APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, “cụ” Rùa cũng liên tiếp nổi, bơi sát bờ, trước sự chứng kiến của đông đảo người dân Thủ đô và du khách quốc tế.
Đối với những sự kiện trọng đại của Thủ đô, “cụ” Rùa cũng hiện diện và chứng kiến. Ngày 10/10/2002 (kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng Thủ đô), ngày 10/10/2009 (kỷ niệm 55 năm ngày Giải phóng Thủ đô và 999 năm Thăng Long – Hà Nội), mọi người đều trông thấy “cụ” Rùa thảnh thơi bơi lội tung tăng dưới chân cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn
Gần đây nhất, giỗ vua Lê (22/8 Âm lịch) và hôm khai mạc Đại lễ nghìn năm Thăng Long (1/10/2010), “cụ” Rùa cũng xuất hiện chung vui với người dân Thủ đô. Ngày 13/10/2013, khi linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đưa về với đất mẹ Quảng Bình, “cụ” Rùa cũng bất ngờ nổi lên như để tiễn biệt Người. Sự kiện đặc biệt này đã gây ra nhiều lời đồn đoán kỳ lạ. Nhiều người cho rằng, mỗi khi “cụ” Rùa nổi lên đều gắn với những sự kiện quan trọng của đất nước. Có người lại cho rằng, việc “cụ” nổi là dự báo cho những điềm lành xảy ra trong thời gian tới.
Rõ ràng, huyền thoại Hồ Gươm vừa hư vừa thực tồn tại suốt hàng ngàn năm qua. Và trong tận sâu thẳm tâm hồn người Việt, đâu đó trong lòng hồ trong xanh kia, thần Rùa vẫn đang ngày đêm canh giữ Gươm thần của tổ tiên. Dù thế nào, có lẽ trong tâm khảm mọi người Việt, Hồ Gươm mãi mãi thiêng liêng nhờ vào truyền thuyết Gươm thần và “cụ” Rùa Hồ Gươm mãi là biểu tượng sống động của truyền thuyết ấy.
Rùa Hồ Gươm từng cứu Lê Lợi thoát sự truy đuổi của giặc!?
Theo PGS Hà Đình Đức, hiện nay trong huyền sử vẫn còn lưu lại câu chuyện khi Lê Lợi chạy giặc ở Lam Kinh (Thanh Hóa) bỗng xuất hiện một con ba ba (giống rùa của Hồ Gươm) rất to đi sau xoá dấu vết. Sau này Lê Lợi phong con ba ba đó là “thần ba ba”. Cũng chính điều này lý giải tại sao, nhà Lê xem rùa ba ba như một linh vật. Theo PGS Đức, rùa đá đội bia ở Vĩnh Lăng (Lam Kinh) là loài rùa mai mềm. Khi tiến hành so sánh, nó rất giống về hình thái với tiêu bản rùa ở Hồ Gươm đang được trưng bày trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cũng như “cụ” Rùa đang sinh sống tại Hồ Gươm.
Theo (ĐSS&PL)
Đã gần 600 năm trôi qua, với biết bao thăng trầm của thời gian, màu xanh Hồ Gươm vẫn thế. Vào thế kỷ 15, sau khi quét sạch quân xâm lược phương Bắc mang lại nền độc lập tự do quốc gia Đại Việt, theo giai thoại trên làn nước xanh hồ Lục Thủy, Rùa Thần xuất hiện nhận lại thanh Bảo Kiếm từ vua Lê, từ đó hồ mang tên hồ Hoàn Kiếm (hồ trả gươm) hay nôm na là Hồ Gươm, kể từ đó trong Hồ Gươm có cụ Rùa khổng lồ sinh sống.
Cụ Rùa và những lần nổi không ngẫu nhiên
TP - Xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội. Hồ Gươm xanh… vẫn xanh màu Lục Thủy (tên cổ của Hồ Gươm). Không biết bao nhiêu thế hệ từng trông thấy Rùa Hồ Gươm như một nhân chứng lịch sử thời Lê xuất hiện trên làn nước xanh ấy.
Không biết bao nhiêu thế hệ từng trông thấy Rùa Hồ Gươm như một nhân chứng lịch sử thời Lê xuất hiện trên làn nước xanh ấy. Không ít lần Rùa Hồ Gươm xuất hiện gắn liền với những sự kiện của đất nước cũng như của Hà Nội mà nhiều người đã từng chứng kiến.
Cuối năm 1991, Hà Nội đưa ra dự án đưa máy cuốc đào 100.000 m3 bùn từ đáy Hồ Gươm đổ ra sông Hồng, rồi bơm nước sông Hồng vào hồ. Tôi đã viết tờ trình lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phản đối. Ngày 3/3/1992, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra công văn số 753/KG yêu cầu dừng nạo vét lòng hồ Hoàn Kiếm. Ngày 10/3/1992, cụ Rùa nổi. Thay vì nạo vét bằng cơ giới TP Hà Nội phải chấp thuận dọn dẹp theo phương pháp thủ công với khối lượng 7.300 m3 bùn rác ven bờ hoàn tất vào ngày 15/11/1993.
Tháng 11/1993, hội thảo Quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần thứ nhất tổ chức từ ngày 14 - 20, thì trưa ngày 19/11, cụ Rùa lên nằm bên chân Tháp Rùa, đầu ngẫng cao như đang nhìn về phía tượng vua Lê. Tháng 11/1994, hội thảo Quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội lần thứ hai được tổ chức từ ngày 6 - 13, cụ Rùa xuất hiện hai lần vào các ngày 10 và 11/11.
Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 65 QĐ/BT công nhận "Di tích Lịch sử Công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ” (ngày 6/1/1995). Đến ngày 20/1/1996, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội tổ chức dọn dẹp phá dỡ dãy nhà cấp 4 bên chân tượng vua Lê, cụ Rùa lại nổi!
Sáng ngày 27/9/2000 Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội tổ chức khánh thành Khu Di tích tưởng niệm vua Lê bên Hồ Gươm, cụ Rùa nằm gối đầu vào gốc si bên chân đền Ngọc Sơn từ 8h20 - 10h20 trước sự chứng kiến của nhiều quan chức Hà Nội. Đài truyền hình Hà Nội đã ghi được hình và đưa vào chương trình thời sự ngay tối hôm đó.
Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khóa IX họp từ 18/2 - 2/3/2002.
Ngày 2/3/2002, cụ Rùa nổi từ 8h00 - 9h30 và 13h20 -14h00.(Reuters: Sat. 2 Mar 2002;14:24:03 đưa tin và bình luận). Ngày 3/3 báo Nhân Dân (số 17027) và Sài Gòn Giải phóng (số 8858) đưa tin.
Ngày 2/3/2002, cụ Rùa nổi từ 8h00 - 9h30 và 13h20 -14h00.(Reuters: Sat. 2 Mar 2002;14:24:03 đưa tin và bình luận). Ngày 3/3 báo Nhân Dân (số 17027) và Sài Gòn Giải phóng (số 8858) đưa tin.
Kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng Thủ Đô 10/10/1954 - 10/10/2002. Cụ Rùa xuất hiện vào ngày 9/10 (Nhân Dân số 17.246 ngày 10/10/2002 và Hà Nội Mới số 12.095 ngày 10/10/2002) và VNExpress đưa tin lúc 8h50 ngày 10/10/2002.
Ông Phạm Quang Long GĐ Sở VH & TT Hà Nội báo cụ Rùa nổi lúc 08h30 ngày 02/9, đúng Kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc Khánh 2/9/1945 – 2/9/2005.
Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 21 đến 24/3/2006, cụ Rùa nổi hai lần vàongày 20/3/2006 và 24/3/2006.
Đại hội Đảng CS Việt Nam lần thứ X từ 18 – 25/4/2006, cụ Rùa nổi đúng ngày khai mạc và bế mạc Đại hội, lúc 10h00 ngày 18/4/2006 và ngày 25/4/2006 lúc 7h40 phía bến xe Đinh Tiên Hoàng.
Kỷ niệm 52 năm ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 – 10/10/2006, cụ Rùa nổi 6h00 đến 6h30 ở khu vực bến xe Đinh Tiên Hoàng.
Ngày 8/11/2006, Tiền Phong đưa tin: “Đúng dịp Hà Nội đang tổ chức nhiều hoạt động đón mừng Hội nghị APEC và mừng Việt Nam gia nhập WTO, hôm nay (8/11) lúc gần 11 giờ trưa, Rùa Hồ Gươm đã bò lên nằm trên chân Tháp Rùa”.
Sáng 5/1/2009, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã khai mạc tại Hà Nội, trưa hôm sau ngày 6/1cụ Rùa nổi khu vực Đinh Tiên Hoàng lúc 10h50.
Đặc biệt năm 2010 cụ Rùa xuất hiện nhiều lần nhất lên tới 124 lần trong đó các tháng 10: 18 lần, tháng 11: 15 lần, tháng 12: 23 lần.
Dịp Quốc khánh 2/9/2010, theo thông tin từ đội An ninh Trật tự hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), đúng ngày Quốc khánh 2/9, cụ Rùa nổi gần dốc Bảo Khánh (theo Tiền Phong).
Dịp Quốc khánh 2/9/2010, theo thông tin từ đội An ninh Trật tự hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), đúng ngày Quốc khánh 2/9, cụ Rùa nổi gần dốc Bảo Khánh (theo Tiền Phong).
Sáng ngày 1/10/2010, Khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long, cụ Rùa nổi. Rất nhiều báo đã đưa về thông tin này. Suốt thời gian diễn ra Đại lễ cụ Rùa lên liên tục tất cả các ngày từ 1 đến 10/10. Hầu như các báo: Tuổi trẻ, VNNet,VNEpress, VNMedia, Đất Việt, Hoa học trò, PhunuNet, PL TP HCM, An ninh Thủ đô, báo Điện tử ĐCS, Kinh tế Đô thị, Bee.net và Dân trí đều đưa tin.
Năm 2011, cụ Rùa xuất hiện với nhiều vết thương trên mai, UBND TP Hà Nội đã quyết định đưa cụ lên cứu chữa. Sau 100 ngày điều trị, cụ được đưa trở lại Hồ Gươm.
Ngày 13/10/2013, cụ Rùa nổi đúng ngày đưa tiễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình.
Từ đó đến nay cụ đã khỏe mạnh và thi thoảng nổi lên trước sự chứng kiến của người dân Hà Nội và khách thập phương.
2 nhận xét:
Việt Nam sẽ có biến động rất lớn trong thời gian tới. Không phải ngẫu nhiên mà cụ ra đi đúng 1 ngày trước khi khai mạc Đại hội 12. Điều này nói lên điều gì? Đây là đại hội cuối cùng của ĐCSVN, sau đó đất nước sẽ đi vào thời kì nội chiến hỗn loạn. Trung Quốc sẽ chiếm nốt Trường Sa, can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam nhân dân ủng hộ ĐCSVN. Tôi không muốn nói tiếp, mong hồn thiên sông núi phù hộ qua cơn hoạn nạ này.
Bất lực nhìn đất nước vào tay bọn độc tài, cụ Hồ ra đi vào ngày cần thiết, như chứa thông điệp cáo lỗi, "tôi nhầm".
Cụ Rùa linh thiêng, nhân hậu, bao dung ...cũng không thể sống chung với đảng anh minh, đảng lãnh đạo duy nhất, do cái thằng cha lịch sử nào đó chon ra hay sao?.
Cầu mong cụ siêu thoát và phù hộ cho dân an và chống lú hoà bình thắng lợi.
Đăng nhận xét