Chỉ trong 9 tháng, 10 mặt hàng lớn nhất đã góp 71,7% vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước...
10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam 9 tháng năm 2016.
BẠCH DƯƠNG
Tổng cục Hải quan vừa có thống kê về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng trong 9 tháng năm nay.
Theo thống kê này, trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 253,44 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Riêng xuất khẩu đạt gần 128,58 tỷ USD, tăng 7%, tương ứng tăng gần 8,43 tỷ USD so với cùng kỳ.
Khối các nước FDI chiếm phần lớn các danh mục xuất khẩu hàng hoá về điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử. Tính chung, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 90 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam, đóng góp khoảng 92,2 tỷ USD, chiếm tới 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm:
Điện thoại các loại và linh kiện: Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu nhóm mặt hàng điện thoại đạt gần 25,5 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ, chiếm 19,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam gồm EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 8,01 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 31,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; Ả Rập Thống nhất với kim ngạch 3,17 tỷ USD, giảm 11,2%; Mỹ đạt kim ngạch hơn 3,12 tỷ USD, tăng 56,3%...
Hàng dệt may: Xuất khẩu dệt may 9 tháng đạt 17,78 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, thị trường Mỹ đạt 8,64 tỷ USD, tăng 4%; EU đạt 2,64 tỷ USD, tăng 5,18%; sang Nhật Bản đạt 2,15 tỷ USD, tăng 6% và sang Hàn Quốc đạt 1,71 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt kim ngạch xuất khẩ 12,89 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ, chiếm 10% trong xuất khẩu của cả nước.
Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc với gần 2,43 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ; EU với kim ngạch hơn 2,65 tỷ USD, tăng 17,4%; Mỹ đạt gần 2,14 tỷ USD, tăng 6,7%...
Giày dép các loại: Xuất khẩu 9 tháng đạt hơn 9,41 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu giầy dép là Mỹ với kim ngạch hơn 3,31 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; EU là 3 tỷ USD, tăng 4%; Trung Quốc đạt 633 triệu USD, tăng 17,1%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 7,32 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam là Mỹ đạt kim ngạch gần 1,53 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ; Nhật Bản, với kim ngạch gần 1,15 tỷ USD, tăng 10,1%; ASEAN với kim ngạch 985 triệu USD, tăng 7,2%...
Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,02 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đều tăng như Mỹ đạt 1,05 tỷ USD, tăng 14,3%; EU đạt 865 triệu USD, tăng 1,7%; Nhật Bản đạt hơn 759 triệu USD, tăng 1,8%.
Đặc biệt, hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh lên 474 triệu USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt gần 4,98 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ với kim ngạch gần 1,99 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ; Nhật Bản với 729 triệu USD, giảm 2% ; Trung Quốc với 718 triệu USD, tăng 9,4%...
Cà phê: Xuất khẩu cà phê 9 tháng đạt 1,4 triệu tấn, trị giá gần 2,52 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam gồm EU với 610 nghìn tấn trị giá gần 1,01 tỷ USD, tăng 30,6% về lượng và 15,8% về trị giá so với cùng kỳ; Mỹ với 333 nghìn tấn trị giá 185 triệu USD, tăng 66,2% về lượng và 45,3% về trị giá...
Theo thống kê này, trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 253,44 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Riêng xuất khẩu đạt gần 128,58 tỷ USD, tăng 7%, tương ứng tăng gần 8,43 tỷ USD so với cùng kỳ.
Khối các nước FDI chiếm phần lớn các danh mục xuất khẩu hàng hoá về điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử. Tính chung, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 90 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam, đóng góp khoảng 92,2 tỷ USD, chiếm tới 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm:
Điện thoại các loại và linh kiện: Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu nhóm mặt hàng điện thoại đạt gần 25,5 tỷ USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ, chiếm 19,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Các thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam gồm EU (28 nước) đạt kim ngạch hơn 8,01 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 31,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; Ả Rập Thống nhất với kim ngạch 3,17 tỷ USD, giảm 11,2%; Mỹ đạt kim ngạch hơn 3,12 tỷ USD, tăng 56,3%...
Hàng dệt may: Xuất khẩu dệt may 9 tháng đạt 17,78 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ.
Trong đó, thị trường Mỹ đạt 8,64 tỷ USD, tăng 4%; EU đạt 2,64 tỷ USD, tăng 5,18%; sang Nhật Bản đạt 2,15 tỷ USD, tăng 6% và sang Hàn Quốc đạt 1,71 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt kim ngạch xuất khẩ 12,89 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ, chiếm 10% trong xuất khẩu của cả nước.
Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc với gần 2,43 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ; EU với kim ngạch hơn 2,65 tỷ USD, tăng 17,4%; Mỹ đạt gần 2,14 tỷ USD, tăng 6,7%...
Giày dép các loại: Xuất khẩu 9 tháng đạt hơn 9,41 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu giầy dép là Mỹ với kim ngạch hơn 3,31 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; EU là 3 tỷ USD, tăng 4%; Trung Quốc đạt 633 triệu USD, tăng 17,1%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 7,32 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam là Mỹ đạt kim ngạch gần 1,53 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ; Nhật Bản, với kim ngạch gần 1,15 tỷ USD, tăng 10,1%; ASEAN với kim ngạch 985 triệu USD, tăng 7,2%...
Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,02 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đều tăng như Mỹ đạt 1,05 tỷ USD, tăng 14,3%; EU đạt 865 triệu USD, tăng 1,7%; Nhật Bản đạt hơn 759 triệu USD, tăng 1,8%.
Đặc biệt, hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh lên 474 triệu USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ.
Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt gần 4,98 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ với kim ngạch gần 1,99 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ; Nhật Bản với 729 triệu USD, giảm 2% ; Trung Quốc với 718 triệu USD, tăng 9,4%...
Cà phê: Xuất khẩu cà phê 9 tháng đạt 1,4 triệu tấn, trị giá gần 2,52 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam gồm EU với 610 nghìn tấn trị giá gần 1,01 tỷ USD, tăng 30,6% về lượng và 15,8% về trị giá so với cùng kỳ; Mỹ với 333 nghìn tấn trị giá 185 triệu USD, tăng 66,2% về lượng và 45,3% về trị giá...
Vinalines tiếp tục đứng nhất về lỗ
Một số vị đại biểu Quốc hội đã nhắc đến cái tên Vinalines như một điển hình “bết bát” của doanh nghiệp Nhà nước...
Ít nhất là liên tục 3 năm, từ 2013-2015, Vinalines đều chiếm giữ ngôi đầu về thua lỗ.
NGUYỄN LÊ
Vẫn như nhiều năm trước, Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) tiếp tục dẫn đầu bảng lỗ năm 2015 với 3.346,273 tỷ đồng.
Con số thua lỗ này được Chính phủ báo cáo Quốc hội, trong tổng thể hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2015.
Với kết quả như trên, ít nhất là liên tục 3 năm, từ 2013-2015, Vinalines đều chiếm giữ ngôi đầu về thua lỗ.
Năm 2013, doanh nghiệp này đứng đầu bảng lỗ với 6.958,4 tỷ đồng, năm 2014 vẫn lỗ 3.478 tỷ đồng.
Sáng 22/10, thảo luận tại tổ về tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có trọng tâm về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, một số vị đại biểu Quốc hội đã nhắc đến cái tên Vinalines như một điển hình “bết bát” của doanh nghiệp Nhà nước, làm xói mòn lòng tin cuả nhân dân.
Có vị còn đề nghị nên cho những doanh nghiệp tương tự như vậy được “chết”, không nên lâu lâu bơm thêm tí “sữa” để rồi ngắc ngoải.
Cũng khá quen thuộc trong bảng lỗ của các tập đoàn, tổng công ty còn là Tổng công ty Lương thực Miền Nam - lỗ 1.062,833 tỷ đồng, Tổng công ty 15 (Bộ Quốc phòng) - lỗ718,209 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - lỗ 72,199 tỷ.
Trong danh sách lỗ, còn có Tổng công ty Cà phê Việt Nam (399,316 tỷ đồng), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (113,621 tỷ đồng); Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện - VTC (102,801 tỷ đồng); Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (69,188 tỷ đồng)...
Chính phủ cũng báo cáo chi tiết lỗ lũy kế của các công ty mẹ. Cụ thể, Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực Miền Nam 959,327 tỷ đồng. Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 363,031 tỷ đồng. Công ty mẹ - Tổng công ty 15 (Bộ Quốc phòng) 189,415 tỷ đồng.
Lỗ của Công ty mẹ - Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC là 121,872 tỷ đồng, của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam là 121,362 tỷ đồng.
Công ty mẹ - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội lỗ 69,188 tỷ, Công ty mẹ - Tổng công ty Vật tư nông nghiệp lỗ 57,844 tỷ, Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là 29,659 tỷ đồng và Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn lỗ 0,432 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Chính phủ, sau quá trình tái cơ cấu, bước đầu một số tập đoàn, tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả và bù đắp lỗ lũy kế của các năm trước, như Tổng công ty Xăng dầu quân đội đạt 267 tỷ đồng, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đạt 131 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện - VTC đạt 123 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đạt 79 tỷ đồng, Tổng công ty Lương thực Miền Nam đạt 26 tỷ và Tổng công ty Cơ khí Xây dựng đạt 47 tỷ đồng.
Con số thua lỗ này được Chính phủ báo cáo Quốc hội, trong tổng thể hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp năm 2015.
Với kết quả như trên, ít nhất là liên tục 3 năm, từ 2013-2015, Vinalines đều chiếm giữ ngôi đầu về thua lỗ.
Năm 2013, doanh nghiệp này đứng đầu bảng lỗ với 6.958,4 tỷ đồng, năm 2014 vẫn lỗ 3.478 tỷ đồng.
Sáng 22/10, thảo luận tại tổ về tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có trọng tâm về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, một số vị đại biểu Quốc hội đã nhắc đến cái tên Vinalines như một điển hình “bết bát” của doanh nghiệp Nhà nước, làm xói mòn lòng tin cuả nhân dân.
Có vị còn đề nghị nên cho những doanh nghiệp tương tự như vậy được “chết”, không nên lâu lâu bơm thêm tí “sữa” để rồi ngắc ngoải.
Cũng khá quen thuộc trong bảng lỗ của các tập đoàn, tổng công ty còn là Tổng công ty Lương thực Miền Nam - lỗ 1.062,833 tỷ đồng, Tổng công ty 15 (Bộ Quốc phòng) - lỗ718,209 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn - lỗ 72,199 tỷ.
Trong danh sách lỗ, còn có Tổng công ty Cà phê Việt Nam (399,316 tỷ đồng), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (113,621 tỷ đồng); Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện - VTC (102,801 tỷ đồng); Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (69,188 tỷ đồng)...
Chính phủ cũng báo cáo chi tiết lỗ lũy kế của các công ty mẹ. Cụ thể, Công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực Miền Nam 959,327 tỷ đồng. Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 363,031 tỷ đồng. Công ty mẹ - Tổng công ty 15 (Bộ Quốc phòng) 189,415 tỷ đồng.
Lỗ của Công ty mẹ - Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC là 121,872 tỷ đồng, của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam là 121,362 tỷ đồng.
Công ty mẹ - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội lỗ 69,188 tỷ, Công ty mẹ - Tổng công ty Vật tư nông nghiệp lỗ 57,844 tỷ, Công ty mẹ - Tổng công ty Cơ khí Xây dựng là 29,659 tỷ đồng và Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn lỗ 0,432 tỷ đồng.
Theo đánh giá của Chính phủ, sau quá trình tái cơ cấu, bước đầu một số tập đoàn, tổng công ty đã hoạt động có hiệu quả và bù đắp lỗ lũy kế của các năm trước, như Tổng công ty Xăng dầu quân đội đạt 267 tỷ đồng, Tổng công ty Cà phê Việt Nam đạt 131 tỷ đồng, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện - VTC đạt 123 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn đạt 79 tỷ đồng, Tổng công ty Lương thực Miền Nam đạt 26 tỷ và Tổng công ty Cơ khí Xây dựng đạt 47 tỷ đồng.
- NGUYÊN HÀTừ khi đề án tái cơ cấu Vinashin được phê duyệt, gần 11.000 lao động của Vinashin đã được "giải quyết chế độ"...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét