Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Bi kịch cuối đời của tướng Bành Đức Hoài, người dám làm phật ý Mao Trạch Đông

Bành Đức Hoài, vị nguyên soái của quân đội Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ, nhưng chỉ vì một bức tâm thư gửi Mao Trạch Đông mà đã mất đi tất cả, từ công danh tới sự nghiệp.

Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài vì một lá thư trái ý với Mao Trạch Đông mà phải nhận một kết cục bi thảm. (Ảnh: Internet)
Bành Đức Hoài, vì một bức tâm thư mà nhận kết cục bi thảm
Bành Đức Hoài, tên thật Bành Đức Hoa, là một trong 10 nguyên soái của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1954 đến 1959.
Ông là một chỉ huy chủ chốt trong cuộc chiến Trung – Nhật lần hai và cuộc chiến tranh giải phóng Trung Quốc, đồng thời là Tổng chỉ huy lực lượng Chí nguyện quân Trung Quốc trong cuộc chiến Triều Tiên. Tuy nhiên, vị tướng này đã phải trả giá đắt cho sự nghiệp của mình vì dám phản đối Mao Trạch Đông trong phong trào Đại nhảy vọt.
Sử liệu chép, tháng 6/1959, trong Hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài đã chỉ trích xu hướng tả khuynh trong cuộc vận động công xã hóa nhân dân và phong trào Đại nhảy vọt do Mao Trạch Đông đề xướng.
Sau đó, Bành Đức Hoài còn viết thư riêng cho Mao Trạch Đông nói rõ cách nhìn của mình, đề cập đến thất bại, tình cảnh tiêu điều của nền kinh tế Trung Quốc khi thực hiện chính sách Đại nhảy vọt.
Tại hội nghị lần đó, Mao Trạch Đông đã quyết định công khai bức thư của Bành Đức Hoài, đồng thời quy kết ông là tiêu cực. Với quyền lực của Mao Trạch Đông, toàn bộ Bộ Chính trị và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng về phía Mao Trạch Đông hoặc lặng im.
Gần như tất cả quay sang đả kích Bành Đức Hoài mà Lâm Bưu là người đứng đầu. Sau đó, Bành Đức Hoài bị quy là đứng đầu bè lũ phản đảng, bị bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng rồi bị theo dõi và quản chế tại nhà riêng ở Thành Đô, Tứ Xuyên.
Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh áp giải trong Cách mạng Văn hóa. (Ảnh: Internet)
Trong những năm Cách mạng Văn hóa, Bành Đức Hoài bị Hồng vệ binh bắt về Bắc Kinh nhốt trong một doanh trại quân đội ở ngoại ô phía Tây Bắc Kinh với điều kiện vệ sinh tồi tệ, không được chăm sóc y tế.
Tháng 4/1973, Bành Đức Hoài được xác định là bị ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối. Do suy nhược sau khi mổ và tâm trạng tồi tệ, cố gắng của các bác sĩ không ngăn được tế bào ung thư nhanh chóng lan rộng.
Những ngày cuối đời của Bành Đức Hoài qua lời kể của một bác sỹ
Phòng bệnh của Bành Đức Hoài nằm ở gian sau cùng của phía Tây bệnh viện, trong căn phòng bệnh rộng hơn 10m² này, cửa sổ đóng chặt lại. Ở gần cuối giường có một quân nhân gương mặt lạnh đứng im ở đó nhìn chằm chằm vào ông, cảnh vệ 3 ca 24 giờ mỗi ngày thay phiên nhau đến canh giữ. Trong căn phòng ngoài mấy cuốn “Mao tuyển” và mấy trang “Nhân Dân nhật báo”, “Báo quân giải phóng” đã quá thời ra, trông thật trống trải.
Vì để hạn chế hoạt động của ông nên khi ông muốn viết chữ, thì không đưa bút, ông muốn nghe đài phát thanh, thì không có radio, trong phòng càng lộ rõ tình cảnh buồn tẻ.
Có lẽ nhìn thấy tôi là một bác sĩ mới, ông chỉ tấm thẻ ở đầu giường bệnh nói với chúng tôi: “Tôi không phải gọi là ‘bệnh nhân số 145′, tôi là Bành Đức Hoài ở hội nghị Lư Sơn!”.
Không có ai dám tiếp lời. Ông ấy liền tự tức giận nói tiếp: “Tôi ở hội nghị Lư Sơn không có sai, tôi sai ở chỗ nào chứ? Tôi viết thư cho Mao Trạch Đông, phù hợp nguyên tắc, tôi là dựa theo tình hình trong nước và nội dung hội nghị Lư Sơn sắp được triển khai mà viết ra, là để cho Mao Trạch Đông làm tham khảo, tại sao lại nói thành ý kiến thư đây?
Nói tôi có âm mưu gì đó, có kế hoạch, có tổ chức, có cương lĩnh, có mục đích… gì đó, đều không đúng. Nhưng tôi là có chuẩn bị, chuẩn bị gì đây? Chuẩn bị bị thoái xuất khỏi đảng, chuẩn bị ly hôn với vợ, chuẩn bị chịu chết!”.
“Tôi trước nay vốn không sợ chết, tôi có thể hủy diệt chính mình, nhưng quyết không thể bán rẻ mình”. Nói xong liền ngửa mặt lên trời thở dài.
Từ đó về sau, tôi luôn cảm thấy được trách nhiệm và áp lực trên vai của mình, vậy nên cứ mãi nơm nớp lo sợ, cẩn thận từng li từng tí.
Lúc này, Bành Đức Hoài sau khi đã được phẫu thuật 1 năm 5 tháng, chứng bệnh ung thư đã lan rộng đến phần vai, phần phổi và não bộ, thân thể càng ngày càng chuyển biến xấu, chịu đủ dày vò của bệnh tật, rất đau đớn, nhưng ông vẫn luôn không đếm xỉa gì đến căn bệnh của mình.
Ông phẫn nộ nói rằng: “Tội danh lớn nhất là định tôi làm đầu sỏ của tập đoàn phản cách mạng, căn cứ ở đâu? Chính là ở Lư Sơn, tôi dùng danh nghĩa cá nhân viết một lá thư cho Mao Trạch Đông. Nếu còn có nữa thì chính là trước hội nghị Lư Sơn, tôi đã viếng thăm một vài quốc gia Đông Âu, vì vậy nói tôi ‘câu kết nước ngoài’, làm ‘câu lạc bộ quân sự’ gì đó, đây hoàn toàn là tội danh áp đặt lên người tôi, tôi tuyệt đối không thừa nhận, bởi vì nó vốn dĩ là giả dối bịa đặt mà!”.
Ông không ngừng nói: “Nói lời giả dối, làm quá lên thì được vang danh; nói lời thật, nói sự thật thì là có tội, trên đời này ở đâu có đạo lý như vậy chứ?”. Ông lại có lúc lớn tiếng hỏi lại: “Tôi tại sao nhìn thấy nhân dân chịu thiệt hại mà không được nói lên lời thật? Tôi là Ủy viện Cục chính trị, có quyền phản ánh tình huống với Mao Trạch Đông mà!”.
Ông thỉnh thoảng biểu lộ tâm thái có lời mà không biết thổ lộ với ai, không cầm nổi lòng mà chảy nước mắt, lẩm bẩm tên của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Chu Đức, thổ lộ hết ủy khuất và phiền muộn trong lòng mình.
Mao Trạch Đông, cách mạng văn hóa, bành đức hoài,
Bành Đức Hoài và Mao Trạch Đông những năm 1950. (Ảnh: Internet)
Mỗi lần kiểm tra phòng, luôn nghe thấy ông ấy lẩm bẩm một mình: “Mao Trạch Đông à Mao Trạch Đông, ông là người mà Bành Đức Hoài tôi đây một đời kính nể nhất. Hai chúng ta đã sát cánh cùng nhau hơn 30 năm, trải qua biết bao nhiêu sóng gió, trắc trở gian nan, ông là người hiểu tôi nhất mới phải.
Ông nói tôi dũng mãnh như Trương Phi, vừa có tính thô lỗ của ông ta, cũng có sự tinh tế của ông ta, tôi tâm phục khẩu phục. Nhưng mà chỉ bởi một lá thư và mấy lời phát ngôn của tôi, tại sao lại khiến ông tức giận lớn đến như vậy? Có phải ông đã nghe ‘vạn tuế’ nhiều rồi, nên đã nghe không lọt tai một chút lời thật chói tai nữa? Như vậy thật đáng buồn rồi, hậu quả thật không thể lường trước được”.
“Mọi người có lúc hô ông một tiếng ‘vạn tuế’, là xuất phát từ ngưỡng mộ và nhiệt tình đối với ông, nếu như há miệng ngậm miệng gọi lớn ‘vạn tuế, vạn vạn tuế!’ đây chính là khiến người ta nghi ngờ rốt cuộc là tinh thần không bình thường, hay là có dụng tâm khác. Tôi không gọi ông ‘vạn tuế’, tôi chúc ông mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi!”.
Trong những ngày cuối cùng, tâm trạng của ông ấy càng trở nên thất thường. Có lúc thì chán nản bực bội, có lúc thì ngẩn ngơ đưa mắt nhìn suy tư, có lúc thì bóp chặt cổ tay thở dài, âm thầm rơi lệ, có lúc thì lớn tiếng quát mắng. Lúc đó khi tôi hỏi thăm bệnh tình, ông ấy thường hay hỏi một đằng, trả lời một nẻo, chỉ lo nói ra tâm sự của mình; khi lính canh trông coi ông lên tiếng can thiệp, ông cũng không để ý thêm.
Ví như, tôi hỏi: “Ông cảm thấy thế nào?”, “Có thấy khó chịu chỗ nào không?”“Ông cần phải kiên trì xạ trị. Đau đớn ở bả vai và phần eo đã giảm chút nào chưa?”. Ông ấy trả lời rằng: “Tôi chịu được, vai là đè không ngã được, lưng thì vẫn thẳng. Tại sao vẫn cứ chần chừ không định án cho tôi? Bành Đức Hoài tôi có tội gì? Tôi chết như vậy, thật sự là chết không nhắm mắt!”.
Ông thường tự lẩm bẩm một mình: “Tôi vẫn là câu nói đó, ‘đúng sai tự có phán xét, chuyện lâu tự nhiên rõ ràng’, Mao Trạch Đông nói hãy để lịch sử đưa ra kết luận, tôi đang chờ đợi kết luận của lịch sử đây!”.
Bành Đức Hoài bởi ung thư di căn, toàn thân đau đớn, nhất là bả vai sưng lên rất khó chịu, thống khổ khiến ông ra sức giãy giụa trên giường. Có những lúc, ông đau đớn đến nỗi dùng răng cắn rách tấm chăn, khăn trải giường, quăng chúng xuống sàn. Y tá chỉ có thể thay tấm khăn trải giường mới, thay quần áo và lau người cho ông ấy. Truyền dịch cho ông ấy, ông ấy nhổ cây kim đi. Khi lính gác ngăn cản, ông ấy mắng chửi càng dữ dội hơn, ông hét lên: “Tôi không dùng thuốc của Mao Trạch Đông!”.
Vào ngày cuối cùng của cuộc đời, khi nhân viên y tế hút đàm cho ông, ông ấy lại đột nhiên dùng cánh tay phải gầy như que củi đó khua loạn xạ ở không trung, mở miệng “A…a…”, muốn kêu gào lên. Ông ấy ngoan cường về mặt tâm lý và sinh lý, nhưng ông ấy đã sức tàn lực kiệt. 15h35 ngày 29/11/1974, ông đã ra đi ở cái tuổi 76, để lại nhiều oán hận, đau khổ, sầu lo, nghi hoặc, tiếc nuối và ước ao cho thế gian này.
Theo Aboluowang.com

Không có nhận xét nào: