Sách của Hồ Cẩm Đào ngầm ý Tập Cận Bình tập trung hỏa lực bắt giữ Giang Trạch Dân
Xét từ thời gian biên tập và nội xung, cuốn sách “văn tuyển Hồ Cẩm Đào” có những hàm ý sâu xa. Các giới phân tích bên ngoài cho rằng, thông qua việc cho phát hành cuốn sách này, Tập Cận Bình đang tập trung hỏa lực bắt giữ Giang Trạch Dân.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Cuốn sách “Văn tuyển Hồ Cẩm Đào” (Hồ tuyển) từ 20/9 đã được phát hành chính thức ở Trung Quốc. Các giới bên ngoài phát hiện, so với “Văn tuyển Giang Trạch Dân” (Giang tuyển) được Đảng cộng sản Trung quốc (ĐCSTQ) phát hành 10 năm trước đây, xét từ thời gian biên tập và nội dung: “Hồ tuyển” được xuất bản sau khi Tập Cận Bình lên nhậm chức, ẩn chứa hai huyền cơ lớn, trong đó không chỉ lộ rõ quan hệ tốt đẹp giữa Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào càng được củng cố, đồng thời đưa ra tín hiệu Tập Cận Bình muốn tập trung “hỏa lực” bắt giữ Giang Trạch Dân.
Khác biệt trong thời gian biên tập
Theo thông lệ của ĐCSTQ, người đứng đầu ĐCSTQ xuất bản văn tuyển sau khi giải nhiệm là việc làm quy định đối với người lãnh đạo. Nhưng trên phương diện thời gian biên tập, “Hồ tuyển” và “Giang tuyển” quả thật có sự khác biệt rõ ràng.
Theo công bố chính thức của ĐCSTQ, “Hồ tuyển” là được quyết định biên tập vào tháng 7/2013, lúc đó Hồ Cẩm Đào đã hoàn toàn rút lui khỏi chính trường được 4 tháng. Còn thời gian quyết định biên soạn “Giang tuyển” lại là tháng 11/2003, còn 10 tháng nữa mới đến thời gian Giang Trạch Dân bàn giao lại chức Chủ tịch Quân ủy trung ương vào tháng 9/2004.
Cũng chính là nói rằng, công tác biên tập “Giang tuyển” là được tiến hành trong thời gian Giang Trạch Dân còn nắm quyền, nội dung trong đó không gì khác ngoài việc “mạ vàng” cho chính bản thân Giang Trạch Dân. Còn công tác biên tập “Hồ tuyển” là dưới tình huống Hồ Cẩm Đào đã hoàn toàn rút lui khỏi chính trường, do chính quyền trung ương của Tập Cận Bình quyết định. Điều này chứng tỏ người lãnh đạo rõ ràng có ý củng cố thêm mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên (Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình).
Giới truyền thông Hồng Kông trước đó dẫn thông tin từ giới chức lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh, cho rằng ban đầu khi Tập Cận Bình mới lên nắm quyền, sự rút lui hoàn toàn của Hồ Cẩm Đào là điều được Tập Cận Bình tán thưởng nhất, cũng là điều mà Tập mong muốn nhất. Điều này hoàn toàn ngược với “lui mà không nghỉ, người cũ chấp chính” của Giang Trạch Dân năm xưa, bởi vì Tập Cận Bình ghét nhất là người cũ can nhiễu chính sự, hơn nữa còn làm lũng đoạn chính sự như Giang Trạch Dân.
“Hồ tuyển” không có “mệnh lệnh” ẩn chứa hàm nghĩa sâu xa
Một điểm khác biệt lớn giữa “Hồ tuyển” và “Giang tuyển” là, nội dung ghi chép trong “Giang tuyển” gồm có “báo cáo, nói chuyện, phát biểu, bài văn, thư tín, lời phê, mệnh lệnh, lời tựa”; còn trong “Hồ tuyển” lại không có “mệnh lệnh” và “lời tựa”. Đối với chuyện này có bình luận cho rằng, Hồ Cẩm Đào vốn không thích khoe khoang giống như Giang Trạch Dân, chỗ nào cũng viết lời tựa, vì vậy, trong “Hồ tuyển” không có ghi lại lời tựa là điều hoàn toàn có thể lý giải được.
Trong “Hồ tuyển” không có ghi chép “mệnh lệnh”, điều này được cho rằng còn có ngụ ý sâu xa khác. Bởi vì trong khi Hồ Cẩm Đào nắm quyền chưa từng ban bố “mệnh lệnh”, trong “Hồ tuyển” cũng lại không có ghi chép, điều này có thể có liên quan với việc trong thời gian ông nắm quyền bị hai phó chủ tịch quân ủy là Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu “đè đầu cưỡi cổ”, chức chủ tịch quân ủy mà Hồ Cẩm Đào đảm nhiệm lúc đó chẳng qua cũng chỉ là “hữu danh vô thực” mà thôi.
Một phương diện khác, có phân tích cho rằng, đây là Tập Cận Bình dưới tình thế khẩn cấp thanh trừ phe cánh họ Giang, có ý bỏ trách nhiệm của Hồ Cẩm Đào sang một bên, đưa ra tín hiệu Tập Cận Bình tập trung hỏa lực muốn thanh trừ Giang Trạch Dân.
Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền đã bắt đầu quét sạch tay chân cốt cán của phe cánh họ Giang; Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Chu Vĩnh Khang lần lượt bị ngã ngựa, hơn nữa còn phế bỏ hiện tượng “lão nhân can dự chính sự”. Thời gian gần đây, trong nội bộ ĐCSTQ sau khi thông qua “điều lệ thẩm vấn trách nhiệm”, Trung ương lại ban bố thông tri hướng dẫn quy tắc “năm điều không cho phép”. Điều đầu tiên trong đó chính là không cho phép gộp vấn đề phạm tội của Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu với Hồ Cẩm Đào – chủ tịch quân ủy trung ương tiền nhiệm.
Các giới phân tích bên ngoài cho rằng, từ “điều lệ thẩm vấn trách nhiệm” được ban bố cho đến chỉ lệnh “năm điều không cho phép”, chứng tỏ Tập Cận Bình đã công khai bỏ qua trách nhiệm của Hồ Cẩm Đào, phòng ngừa có người khuấy nước mò cá. Đồng thời cũng nói rõ, việc truy cứu trách nhiệm của Giang Trạch Dân có thể sẽ rất mau được tiến hành – “Bỏ qua Hồ Cẩm Đào, mới dễ dàng hạ bệ Giang Trạch Dân”.
Theo NTDTV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét