Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

TS TRẦN CÔNG TRỤC GIÀ, HÓI ĐẦU RỒI MÀ VẪN CÒN NHẸ DẠ, CẢ TIN VÀO TRUNG CỘNG ???

Biển Đông có thể ổn định hơn sau khi ông Rodrigo Duterte thăm Trung Quốc



TS TRẦN CÔNG TRỤC


(GDVN) - Trung Quốc không có cớ, và cũng không dại gì có những hành động khiêu khích ngoài thực địa khi quan hệ với Manila khó khăn lắm mới được cải thiện.

LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về khả năng diễn biến cục diện Biển Đông sau chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Vậy là Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc, mang về một loạt thỏa thuận hợp tác kinh tế trị giá 13,5 triệu USD, 9 tỉ USD vốn vay ưu đãi, trong đó có 15 triệu USD dành cho chương trình cai nghiện. [1]
Quan trọng hơn, chuyến thăm này đánh dấu một bước ngoặt trong quan hệ song phương giữa Philippines và Trung Quốc, từ đối đầu sang đối thoại. 
The Wall Street Journal ngày hôm nay bình luận, hội nghị thượng đỉnh Rodrigo Duterte - Tập Cận Bình hôm thứ Năm nhấn mạnh một sự "hòa giải kịch tính" giữa hai nước, đồng thời cũng đặt mối quan hệ Hoa Kỳ - Philippines trước những câu hỏi chông chênh.
Nó cũng có những tác động không nhỏ đến cục diện Biển Đông, còn tác động xấu hay tốt hiện có nhiều quan điểm khác nhau.
Không có thỏa thuận chính thức nào liên quan đến Biển Đông
Vậy là bản tin đặc biệt của Reuters hôm 19/10 về khả năng ngư dân Philippines có thể quay lại đầm phá bãi cạn Scarborough đánh bắt với "điều kiện nhất định" đã không được ông Tập Cận Bình và ông Rodrigo Duterte xác nhận.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: The Japan Times.
Theo The Straits Times ngày 21/10, hôm qua hai nước đã ký kết một hiệp định thành lập Ủy ban hợp tác song phương về các vấn đề hàng hải.
Tuy nhiên không có điều khoản hay thông tin nào đề cập đến quyền đánh bắt của ngư dân Philippines ở bãi cạn Scarborough. Thay vào đó, hai bên thảo luận về hợp tác nghề cá.
Trung Quốc sẽ viện trợ cho ngư dân Philippines trong các lĩnh vực như nuôi trồng thủy sản và chế biến các sản phẩm thủy sản thành hàng hóa thương mại. [2]
Nhà nghiên cứu Kim Xán Vinh từ Đại học Nhân dân Trung Quốc được The Wall Street Journal dẫn lời bình luận:
"Đây là một bước ngoặt không thể tưởng tượng được trước khi ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền. 
Mỹ can thiệp vào Biển Đông với cái cớ là để ngăn chặn nguy cơ xung đột giữa Trung Quốc với Philippines nay đã không còn. Mỹ sẽ phải đối mặt với vấn đề về tính hợp pháp trong các hoạt động ở Biển Đông."
Nhà nghiên cứu Malcolm Cook, thành viên cao cấp Viện Ishak ISEAS-Yusof, Singapore nhận định: 
Sự thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Manila sẽ làm phức tạp thêm chính sách của ác nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là các bên có yêu sách ở Biển Đông.
Theo nhà nghiên cứu này, Việt Nam và Malaysia không còn tận dụng được Phán quyết Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc như một phương tiện để chống lại yêu sách phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. [1]
Cũng với tâm trạng lo lắng tương tự, Financial Times ngày 21/10 tỏ ra bi quan với bình luận:
"Nếu Manila đang hy vọng hợp tác thương mại và đầu tư từ Trung Quốc gia tăng nhiều hơn, xem nó như một phần thưởng của Bắc Kinh cho việc nghiêng về Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, điều này có thể đúng ở mức độ nào đó trong ngắn hạn.
Có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc hay thưởng cho các đồng minh trong khu vực như Campuchia, nếu hỗ trợ Bắc Kinh trong các tranh chấp (địa) chính trị.
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
Nhưng Bắc Kinh luôn xem Biển Đông là một vấn đề hai mặt. Nó liên quan đến việc 41 đảo tranh chấp và các cấu trúc khác mà họ nhận là có "chủ quyền", đồng thời có kế hoạch để "thu hồi" chúng.
Nhưng cách làm dịu những ngôn từ không thể khiến Trung Quốc thay đổi (mục tiêu) trong dài hạn. Manila có thể trở thành con mồi cho hoạt động ngoại giao.
Trong đó Trung Quốc sẽ đòi hỏi một sự đầu hàng về yêu sách lãnh thổ để đổi lấy đầu tư và các cam kết thương mại." [3]
Trước mắt, Biển Đông sẽ ổn định hơn sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Rodrigo Duterte
Cá nhân tôi nghĩ rằng, mình hoàn toàn có thể hiểu được tại sao có những lo lắng như học giả Malcolm Cook từ Singapore, hay báo Financial Times của Anh.
Tôi cho rằng đây cũng là những ưu tư, suy nghĩ của không ít người Việt Nam quan tâm đến vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên từ kết quả hội đàm thượng đỉnh Rodrigo Duterte ngày hôm qua, tôi nhận thấy những lo lắng này không có cơ sở.
Thứ nhất, hai bên không có bất cứ thỏa thuận nào đi ngược lại tinh thần Phán quyết Trọng tài 12/7 của Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về áp dụng, giải thích Công ước ở Biển Đông.
Việc hai nước thành lập một Ủy ban hợp tác song phương về hàng hải là một bước đi tích cực tìm cách tháo gỡ dần dần các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông theo thứ tự dễ trước, khó sau. 
Thứ hai, ông Rodrigo Duterte vẫn khẳng định, về Biển Đông hai bên sẽ đàm phán sau, nhưng không ngoài khuôn khổ Phán quyết Trọng tài, nội dung được thể hiện trên một (số) "tờ giấy". 
Một số tờ báo có thể khiến dư luận hiểu lầm khi giật tít rằng, ông Rodrigo Duterte coi Phán quyết Trọng tài "chỉ là mẩu giấy". 

Những vấn đề đáng chú ý về Biển Đông trong cuộc gặp Duterte - Tập Cận Bình

Phán quyết Trọng tài chỉ là vấn đề thứ yếu trong nghị trình hội đàm với ông Tập Cận Bình, không có nghĩa là Điện Manacanang xem thường, hay thậm chí có khả năng vứt bỏ Phán quyết Trọng tài, thắng lợi của chính họ.
Thứ ba, vụ kiện của Philippines đã kết thúc và thắng lợi vang dội. Vấn đề tiếp theo là làm thế nào để thực thi nó, trong khi không có cơ chế nào để buộc Trung Quốc thi hành.
Trong bối cảnh đó, đối thoại và tiếp tục đàm phán là lựa chọn phù hợp hơn cả. Vì Mỹ cũng chẳng ép nổi Trung Quốc "khoanh tay nhận thua" sau Phán quyết Trọng tài.
Đàm phán sẽ là bước đi tiếp nối Phán quyết Trọng tài, chứ không có nghĩa là chống lại nó, phủ định nó.
Ngược lại, cá nhân tôi cho rằng Biển Đông sẽ ổn định hơn sau chuyến thăm của ông Rodrigo Duterte đến Bắc Kinh.
Bởi lẽ Trung Quốc không có cớ, và cũng không dại gì có những hành động khiêu khích ngoài thực địa khi quan hệ với Manila khó khăn lắm mới được cải thiện.
Bài học giàn khoan 981 vẫn còn nóng hổi. Một ví dụ cụ thể nữa là, kể từ sau Phán quyết Trọng tài, không còn ghi nhận hoạt động khiêu khích của tàu cá, tàu hải cảnh Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Malaysia hay Indonesia như trước.
Tôi cho rằng, Hoa Kỳ sẽ phải tính toán đến những hiệu chỉnh chiến lược đối với Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung, Financial Times cũng đưa ra một nhận định tương tự. 
Sự im lặng của Nhà Trắng trước những phát biểu gây sốc của ông Rodrigo Duterte cho thấy họ đánh giá đúng vấn đề và có lẽ đang tìm cách thích nghi với hoàn cảnh mới. 
Mọi sự thay đổi thực chất quan hệ đồng minh Hoa Kỳ - Philippines chỉ diễn ra khi có những thông báo, văn bản chính thức từ Manila gửi cho Washington. Rodrigo Duterte chỉ dọa "chia tay" nước Mỹ, nhưng "đơn ly hôn" thì chưa thấy ông đưa ra.
Tài liệu tham khảo:
Ts Trần Công Trục

Không có nhận xét nào: