“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016
Chủ tịch Quốc hội dự khai mạc Festival áo dài; Ảnh: Muôn kiểu chống mưa ngập kỷ lục của dân miền Trung
Tác giả: Nam Trần- V.V. Tuân
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến dự Lễ khai mạc Festival áo dài Hà Nội 2016 với chủ đề Tinh hoa áo dài Việt Nam diễn ra tại Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long tối 14-10.
Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ khai mạc Festival áo dài Hà Nội 2016 – Ảnh: Nam Trần
Festival áo dài Hà Nội 2016 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam qua tà áo dài với sự tham gia của nhiều nhà thiết kế thời trang, nghệ nhân, nghệ sĩ trong cả nước.
Chương trình diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16-10 với các chuỗi hoạt động văn hóa, trưng bày và vui chơi.
Đêm khai mạc Festival áo dài Hà Nội 2016 quy tụ được nhiều nhà thiết kế như Cao Minh Tiến, Hà Duy, Ngọc Hân, Nhi Hoàng… cũng như nhiều người mẫu và các nghệ sĩ nổi tiếng tham dự với nhiều mẫu thiết kế về chủ đề Hà Nội.
Hơi tiếc là cách bố trí sân khấu với nhiều tiểu cảnh khác nhau, nhiều bậc thang, nhiều chậu hoa, nhiều lối đi vòng vèo, thậm chí gập gềnh làm nhiều người mẫu bị vấp suýt ngã trong quá trình biểu diễn.
Thậm chí có người mẫu còn phải cúi xuống khá lâu dựng lại chậu hoa bị vấp đổ.
Festival áo dài Hà Nội 2016 diễn ra tại Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long
Nhóm người mẫu mặc áo dài đồng phục đỏ và nón lá
Các mẫu áo dài in hình phố phường Hà Nội
Họa tiết áo dài in hình Văn Miếu, hoa sen
Một người mẫu ngồi trên xe lăn
Gánh hàng hoa Hà Nội lên sàn diễn
Hàng trăm người mẫu, diễn viên đã tham gia đêm khai mạc
Áo dài trắng với hoa văn li ti
Hình chùa Một Cột, Hồ Gươm… trên áo dài
Người mẫu nước ngoài cũng mặc áo dài tham gia đêm diễn
Một mẫu áo dài trình diễn đêm khai mạc
Áo dài sử dụng nhiều chất liệu khác nhau
Một bộ sưu tập áo dài
Toàn cảnh đêm khai mạc Festival áo dài Hà Nội 2016
Ảnh: Muôn kiểu chống mưa ngập kỷ lục của dân miền Trung
(VTC News) - Nước từ các sông dâng lên nhanh trong đêm qua khiến hàng nghìn ngôi nhà của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình chìm trong biển nước, nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn.
Tùng Lâm (Tổng hợp)
Nghìn người ở Hà Tĩnh chui mái nhà chờ nước rút
Mưa lớn kết hợp việc thuỷ điện xả lũ, hàng nghìn hộ dân ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị cô lập, chờ tiếp tế, ký ức về trận lũ lịch sử 2010 lại tràn về.
Mưa lớn kéo dài hai ngày qua khiến hơn 3.000 nhà dân xã Phương Mỹ - "rốn lũ" huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) ngập lút mái, mọi ngả đường bị chia cắt.
Đã quen với việc chạy lụt, anh Nguyễn Văn Thiện (trú xã Phương Mỹ) cho biết khi thấy nước dâng lên, hai vợ chồng cùng ba người con đã di chuyển tài sản, đồ đạc thiết yếu lên nóc nhà từ tối qua. "Mọi người sinh hoạt trong một không gian chật hẹp, tối om, song mọi thứ vẫn chưa đến mức thiếu thốn, bởi chưa có thiệt hại nhiều. Nếu mưa kéo dài khoảng một ngày nữa, lương thực hao hụt, mọi người sẽ phải nhờ đến cứu trợ của chính quyền", anh nói.
Xã Phương Mỹ có hàng trăm nhà bị ngập sát mái. Chuẩn bị đón nhận việc này, mỗi gia đình khi làm nhà đều có một cửa xép nhỏ để dễ dàng nhận tiếp tế từ bên ngoài.
Dù có chuẩn bị, một số nhà dân vẫn không kịp di dời những đồ đạc lớn như bàn ghế, thiết bị điện máy. "Sau đợt lũ này, những dụng cụ nào còn dùng được thì sẽ chùi rửa để sử dụng. Đối với quạt điện, nồi cơm điện bị hư hỏng thì phải sắm mới", ông Nguyễn Văn Thành (trú xã Phương Mỹ) nói.
Chuồng ướt, nhiều gia cầm đứng ngoài trời trên những nhánh sào tre, chờ chủ nhà đưa đi nơi khác trú ẩn. Thống kê đến chiều 15/10, huyện Hương Khê có 400 con gia súc, 40.000 con gia cầm bị cuốn trôi.
Lo sợ tối nay nước dâng cao hơn, nhiều người dân ở xã Phương Điền đã chở con em cùng gia súc, gia cầm đi sơ tán. "6 năm trước, khi em còn nhỏ, trận lũ lịch sử 2010 tràn đến cuốn trôi mọi thứ, bây giờ mỗi khi mưa lũ về ký ức em vẫn ám ảnh", một học sinh trường THCS Phương Mỹ nói.
Nhiều hộ dân đã đưa xe máy, giường tủ lên tầng hai của trụ sở UBND xã Phương Mỹ để tránh thiệt hại. Em Nguyễn Thị Uyên (12 tuổi) cho hay, tối hôm qua em được bố mẹ đưa lên đây tránh lũ. Cả gia đình đã mang chăn màn, bếp gas lên tạm thời trú ẩn chờ nước rút.
Mưa lũ cũng làm 200 ha lúa mùa bị ngập, 400 ha bưởi Phúc Trạch - đặc sản địa phương bị ảnh hưởng, 1.000 tấn lúa đã thu hoạch bị hư hỏng, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, trường học, đường điện ngập sâu trong nước.
Trường tiểu học Phương Mỹ ngập ngấp nghé tấm biển trường. Huyện Hương Khê đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Chiều 15/10, mực nước ở Phương Mỹ có dấu hiệu dừng lại sau hai ngày dâng cao. Tuy vậy, đến khuya, trời đổ mưa trở lại.
Đến tối 15/10, tỉnh Hà Tĩnh có hai người chết, hơn 24.000 nhà dân ở huyện Hương Khê, Can Lộc, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, thị xã Kỳ Anh bị ngập nặng. Nhà chức trách nhận định, việc ngập lụt do mưa to cộng hưởng với việc một số hồ thủy điện trên địa bàn xả lũ không thông báo trước, khiến người dân không kịp chuẩn bị.
Áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh từ đêm 13/10 gây mưa lớn các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Nghệ An. Trong đó, Quảng Bình là tỉnh thiệt hại nặng hơn cả với 6 người chết, 6 người mất tích, nhiều đoạn đường ngập sâu 3 m. Giao thông Bắc Nam đường sắt, đường bộ qua Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh bị tê liệt, dòng xe nằm chờ ùn tắc cả ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét