Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

LHQ: Việt Nam 'cần bỏ điều 88, 79'

  • 14 tháng 10 2016
Phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sựImage copyrightGETTY IMAGES
Image captionPhiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9 xét xử ông Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự giữ nguyên mức án ban đầu.
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm.
Trong thông cáo ngày 14/10, ông Zeid Ra'ad Al Hussein chỉ trích Điều 88, Bộ luật hình sự Việt Nam liên quan tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt và khởi tố ngày 10/10 vì điều 88.
Ông Zeid Ra'ad Al Hussein nói: "Điều 88 trên thực tế biến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có tội khi họ dùng tự do căn bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hay chất vấn chính phủ và chính sách."
"Điều luật rộng khắp, không định nghĩa rõ ràng giúp quá dễ dàng để dập tắt mọi quan điểm trái chiều và tùy ý tạm giữ cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ."
"Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam tuân thủ ràng buộc về luật nhân quyền, xóa bỏ các cáo buộc với bà Quỳnh và thả bà ngay lập tức," vị cao ủy nói.

'Vi phạm nhân quyền'

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nhắc đến "các trường hợp tương tự", trong đó có vụ nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và trợ tá Lê Thu Hà bị bắt từ tháng 12/2015 theo điều 88.
Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhắc đến việc tòa kết án năm năm tù với ông Nguyễn Hữu Vinh và ba năm với trợ tá Nguyễn Thị Minh Thúy theo Điều 258.
Ông cũng đề cập việc hai thanh niên bị kết án ba năm và hai năm tù vì điều 88, Nguyễn Hữu Quốc Duy và Nguyễn Hữu Thiên An diễn ra tại Tòa án tỉnh Khánh Hòa.
Thông cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính phủ Việt Nam xóa bỏ điều 88, và các điều 79, 87, 245 và 258 luật hình sự mà cao ủy nhân quyền nói là "vi phạm tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế".
Ông Zeid Ra'ad Al Hussein kêu gọi Việt Nam trả tự do cho "toàn bộ các cá nhân bị giam giữ liên quan các điều luật này".
Việt Nam chưa đưa ra phản ứng về lời kêu gọi của cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Không có nhận xét nào: