Người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein hôm thứ Sáu đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về chính sách đàn áp đang tăng của chính quyền Việt Nam đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền, kể cả vụ bắt giữ blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Blogger Mẹ Nấm bị bắt hôm 10/10 về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, theo điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam,
Trong một video tải lên trang mạng Dân Làm Báo, một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, cô Phạm Thanh Nghiên, cho biết khi bị bắt, blogger Mẹ Nấm có dặn mẹ thuê luật sư và cho biết chị sẽ tuyệt thực cho đến khi được gặp luật sư mới thôi.
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Điều 88 có thể khiến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có thể trở thành tội phạm khi họ thực thi các quyền tự do cơ bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hoặc chất vấn chính phủ và các chính sách của chính phủ. Việt Nam dùng các luật mù mờ này để trấn dẹp các quan điểm bất đồng và giam giữ tuỳ tiện những cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ.”
Ông nói thêm: “Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền và huỷ bỏ những cáo buộc chống lại bà Quỳnh và trả tự do cho bà ngay lập tức.”
Về điều 88 của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Uỷ ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), một nhà hoạt động thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam, nhận xét:
“Đây là điều mà quốc tế đã lên án rất nhiều lần và chúng tôi cũng vận động với Liên Hiệp Quốc cũng như chính phủ Hoa Kỳ và thế giới áp lực Việt Nam phải hủy bỏ điều 88 này. Bởi vì đây là một điều khoản mà chính quyền Việt Nam sẽ dùng để mà bức chế vấn đề tự do ngôn luận, cũng như để mà bắt bớ, đàn áp, giam cầm và xử án những nhà đấu tranh mà bất đồng quan điểm với chế độ.”
Ông nói tiếp: "Một mặt chúng tôi đòi hỏi phía Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm, nhưng nếu không bỏ đi những điều khoản giống như điều 88 thì sẽ có những người mới lại bị chính quyền bắt và trở thành tù nhân lương tâm.”
Ngoài điều 88, người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein còn kêu gọi Hà nội hủy bỏ các điều luật mà theo ông, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, chẳng hạn như điều 79, 87, 245 và 258 của Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Trao đổi với Đài VOA, Tiến sĩ Thắng cho biết, các nhà vận động nhân quyền đang tiến hành các hành động cụ thể, ví dụ như trong thời gian phía Việt Nam đang thương thảo với phía Hoa Kỳ về hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương, các nhà vận động nhân quyền nhấn mạnh phía Việt Nam phải hình thành một khung luật để tôn trọng nguyên tắc về pháp trị, phải minh bạch trong vấn đề luật pháp, và phải tôn trọng các cam kết của Việt Nam đối với các công ước quốc tế về nhân quyền.
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Đồng thời, phía Việt Nam cũng cần loại bỏ các điều luật vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền.”
Tới sáng ngày 15/10, giờ Việt Nam, Việt Nam chưa có phản hồi về phát biểu của Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Lam Thuỷ
(VOA)
Người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein. |
Trong một video tải lên trang mạng Dân Làm Báo, một thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam, cô Phạm Thanh Nghiên, cho biết khi bị bắt, blogger Mẹ Nấm có dặn mẹ thuê luật sư và cho biết chị sẽ tuyệt thực cho đến khi được gặp luật sư mới thôi.
Ông Zeid Ra’ad Al Hussein nói: “Điều 88 có thể khiến bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có thể trở thành tội phạm khi họ thực thi các quyền tự do cơ bản để bày tỏ ý kiến, thảo luận hoặc chất vấn chính phủ và các chính sách của chính phủ. Việt Nam dùng các luật mù mờ này để trấn dẹp các quan điểm bất đồng và giam giữ tuỳ tiện những cá nhân dám chỉ trích chính sách của chính phủ.”
Ông nói thêm: “Tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam hãy tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền và huỷ bỏ những cáo buộc chống lại bà Quỳnh và trả tự do cho bà ngay lập tức.”
Về điều 88 của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Uỷ ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), một nhà hoạt động thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam, nhận xét:
“Đây là điều mà quốc tế đã lên án rất nhiều lần và chúng tôi cũng vận động với Liên Hiệp Quốc cũng như chính phủ Hoa Kỳ và thế giới áp lực Việt Nam phải hủy bỏ điều 88 này. Bởi vì đây là một điều khoản mà chính quyền Việt Nam sẽ dùng để mà bức chế vấn đề tự do ngôn luận, cũng như để mà bắt bớ, đàn áp, giam cầm và xử án những nhà đấu tranh mà bất đồng quan điểm với chế độ.”
Ông nói tiếp: "Một mặt chúng tôi đòi hỏi phía Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm, nhưng nếu không bỏ đi những điều khoản giống như điều 88 thì sẽ có những người mới lại bị chính quyền bắt và trở thành tù nhân lương tâm.”
Ngoài điều 88, người đứng đầu Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Zeid Ra’ad Al Hussein còn kêu gọi Hà nội hủy bỏ các điều luật mà theo ông, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, chẳng hạn như điều 79, 87, 245 và 258 của Bộ Luật hình sự Việt Nam.
Trao đổi với Đài VOA, Tiến sĩ Thắng cho biết, các nhà vận động nhân quyền đang tiến hành các hành động cụ thể, ví dụ như trong thời gian phía Việt Nam đang thương thảo với phía Hoa Kỳ về hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương, các nhà vận động nhân quyền nhấn mạnh phía Việt Nam phải hình thành một khung luật để tôn trọng nguyên tắc về pháp trị, phải minh bạch trong vấn đề luật pháp, và phải tôn trọng các cam kết của Việt Nam đối với các công ước quốc tế về nhân quyền.
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Đồng thời, phía Việt Nam cũng cần loại bỏ các điều luật vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền.”
Tới sáng ngày 15/10, giờ Việt Nam, Việt Nam chưa có phản hồi về phát biểu của Cao ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Lam Thuỷ
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét