Quốc hội Việt Nam đã hoãn việc thông qua hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ), với lý do chính thức là muốn chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ. Hiện giờ cả ông D. Trump lẫn bà H. Clinton đều chống TPP, nhưng nếu ứng cử viên Dân Chủ giành chiến thắng, thì hiệp định này vẫn có cơ may được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Đó là nhận định của ông Đoàn Xuân Lộc, tiến sĩ về quan hệ quốc tế, hiện là chuyên viên nghiên cứu tại Global Policy Institute, Luân Đôn, Anh quốc, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ sau đây.
RFI:Thưa ông Đoàn Xuân Lộc, trước hết theo ông, những lý do gì khiến Việt Nam hoãn thông qua hiệp định TPP ?
TS Đoàn Xuân Lộc: Trước hết cần nhắc lại rằng vào đầu năm nay Ban chấp hành Trung ương (BCH) đảng Cộng sản Viện Nam đã tán thành kết quả đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng ý để chính phủ ký TPP và trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.
Ngày 04/02/2016 – cùng với chính phủ 11 nước khác (Brunei, Canada, Chilê, Malaysia, Mexicô, Mỹ, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore và Úc) – chính phủ Việt Nam đã ký TPP. Và vì đã được BCH tán thành và chính phủ ký, việc Quốc hội thông qua TPP chỉ là vấn đề thủ tục, thời gian.
Ban đầu có dự tính TPP sẽ được Quốc hội khóa 14 xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ nhất tháng 7 vừa qua. Nhưng chuyện đó không xẩy ra và việc phê chuẩn TPP được dời tới kỳ họp thứ hai, dự tính sẽ bắt đầu vào ngày 20/10 và kéo dài tới 21/11.
Nhưng, như một số quan chức Việt Nam đã cho biết, việc thông qua TPP lại không được đưa vào chương trình của kỳ họp lần này – và cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Việt Nam năm nay. Như vậy, hai lần Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định.
Lý do chính của sự trì hoãn này là vào thời điểm Quốc hội Việt Nam chuẩn bị cho hai kỳ họp, vẫn chưa rõ các nước khác – đặc biệt là Mỹ, trụ cột của TPP – có phê chuẩn Hiệp định hay không.
Theo thỏa thuận được ký kết, TPP chỉ có hiệu lực sau khi ít nhất sáu nước chiếm 85% tổng lượng kinh tế (GDP) của 12 nước thành viên phê chuẩn.
Vì GDP của Mỹ chiếm hơn 50% GDP, Hiệp định sẽ không thể được thực thi nếu Quốc hội Mỹ không phê chuẩn. Nhưng trong những tháng vừa qua, cơ hội TPP được các nghị sỹ Mỹ thông qua càng ngày càng ít.
Tổng thống Barack Obama – người coi TPP là nòng cốt của chính sách xoay trục sang châu Á của ông – không còn nhiều thời gian để vận động giới làm luật Mỹ phê chuẩn TPP. Ông sẽ rời chức vụ vào tháng Giêng (20/01) năm tới. Hai ứng cử viên Tổng thống Donald Trump (đảng Cộng Hòa) và Hillary Clinton (đảng Dân Chủ) đều phản đối TPP. Lý do hai ứng viên này phản đối là nhiều cử tri Mỹ – đặc biệt là thành phần lao động, các tổ chức công đoàn, môi trường – không ủng hộ mậu dịch tự do và TPP nói riêng.
Là người theo khuynh hướng dân túy, việc ông Trump chống đối Hiệp định không có gì ngạc nhiên. Nhưng chuyện bà Clinton – người rất ủng hộ TPP khi còn là ngoại trưởng – thay đổi lập trường, quay sang phản đối Hiệp định chứng tỏ cử tri Mỹ rất bài TPP. Vì sợ thất bại trong kỳ bầu cử này, nhiều dân biểu, thượng nghị sỹ Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích TPP. Vì vậy, dư luận chung đều cho rằng khả năng TPP được Quốc hội Mỹ thông qua là rất ít.
Và nếu không Quốc hội Mỹ phê chuẩn, TPP sẽ sụp đổ dù đã được chính phủ 12 nước thành viên ký. Và cũng vì lo ngại như thế đến giờ chưa một nước nào thông qua TPP.
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam không vội hay dại gì phê chuẩn TPP khi chưa biết rõ tương lai của Hiệp định này sẽ như thế nào.
Đó có thể cũng là lý do tại sao, tại một phiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào giữa tháng 9 vừa qua, khi giải thích tại sao việc phê chuẩn TPP không được đưa vào chương trình của kỳ họp của Quốc hội sắp tới, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng Việt Nam cần phải xem xét tình hình thế giới, đánh giá hành động của các nước thành viên khác và chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Trong phát biểu của mình, bà Ngân cũng được báo Thanh Niên trích dẫn nói rằng việc phê chuẩn TPP sẽ được tiến hành sau căn cứ chủ trương của BCH Trung ương.
Ý kiến này được đưa ra trùng vào lúc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc chuyến thăm Trung Quốc kéo dài sáu ngày. Đó là chuyến đi Bắc Kinh đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sau Đại hội 12. Ở Trung Quốc, ông Phúc được tổng bí thư/chủ tịch nước Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường và một số nhân vật khác trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị (gồm 7 người) của Trung Quốc tiếp đón trọng thị và hai bên có những cam kết cải thiện quan hệ song phương.
Sự trùng hợp này dẫn đến một số bình luận, đồn đoán cho rằng có thể Việt Nam đang xem xét lại TPP. Nhưng theo tôi, dù quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có nồng ấm hơn sau chuyến đi Trung Quốc của ông Phúc, đây không phải là lý do để VN trì hoãn phê chuẩn TPP. Lý do chính – nếu không muốn nói là nguyên nhân duy nhất – của sự trì hoãn này là quan ngại của Việt Nam về số phận của TPP.
RFI:Nếu TPP không được Hoa Ký thông qua, tức là hiệp định thất bại, thì Việt Nam có bị thiệt hại gì không về kinh tế, chính trị, ngoại giao?
TS Đoàn Xuân Lộc: Nếu Hiệp định thất bại, Việt Nam sẽ mất rất nhiều. Về ngoại giao, đường lối, ngay từ đầu Việt Nam rất tích cực, chủ động tham gia đàm phán, ủng hộ TPP. Lý do khiến chính quyền Việt Nam làm vậy là TPP rất có lợi cho Việt Nam về nhiều mặt, tự kinh tế, chính trị đến chiến lược, an ninh.
Có thể nói, trong các thỏa thuận về thương mại mà Việt Nam đã, đang – và thậm chí sẽ – thảo luận, ký kết và áp dụng, TPP là Hiệp định tốt nhất, có lợi nhất cho Việt Nam.
Chẳng hạn, là một nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu, TPP sẽ giúp Việt Nam tăng xuất khẩu tới các nước mà Việt Nam có lợi thế – đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng là quốc gia mà Việt Nam có xuất siêu rất lớn nhất. Một nghiên cứu năm ngoái ước tính rằng nếu TPP có hiệu lực, vào năm 2025, GDP của Việt Nam sẽ tăng 11% (khoảng 36 tỷ USD).
Khác hẳn với những hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện hành, TPP là một FTA thế hệ mới, với những cam kết, quy định rất hoàn thiện, bao quát và chi tiết. Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh việc cải cách thể chế, định chế kinh tế, tài chính, các quy định về nhiều lĩnh vực khác – như lao động, môi trường hay sở hữu trí tuệ – và cải tiến công nghệ. Tiến hành những cải cách, cải tiến này cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách đố, nan giải. Nhưng về lâu về dài sẽ giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững, lành mạnh hơn.
Hơn nữa, TPP cũng không chỉ là một FTA đơn thuần. Là một Hiệp định bao gồm 12 nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm khoảng 40% GDP thế giới và gần 30% mậu dịch thế giới, TPP còn là một thỏa thuận mang tính chiến lược.
Tổng thống Obama xoay trục sang châu Á và theo đuổi TPP chỉ vì quan ngại về sự lớn mạnh, bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Một số nước khác – như Nhật Bản, Úc hay Singapore – ủng hộ chính sách xoay trục của Mỹ và tham gia TPP cũng vì quan ngại ấy. Việt Nam cũng là một trong số nước này.
Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam ít phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, thương mại, chính trị. Chẳng hạn, dù là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Có mặt trong TPP cũng giúp Việt Nam củng cố ảnh hưởng, vị thế để đối phó với Bắc Kinh, đặc biệt khi người láng giềng phương Bắc này càng ngày càng có nhiều động thái khá hung hăng ở Biển Đông.
Vì vậy, nếu TPP thất bại, Việt Nam sẽ mất những cơ hội, thuận lợi trên. Do đó, có thể cũng như người Việt khác, tôi rất mong TPP được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
RFI: Vậy, có bao nhiêu khả năng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP?
TS Đoàn Xuân Lộc: Trước sự phản đối quyết liệt ở Mỹ trong mùa bầu cử này, nhiều người cho rằng TPP đang rơi vào tình trạng nguy kịch, khó có thể cứu chữa. Có người còn cho rằng hiệp định này đã chết lâm sàng.
Biết là khó, tôi nghĩ khả năng TPP được Quốc hội Mỹ thông qua vẫn còn, đặc biệt trong trường hợp bà Hillary Clinton thắng cử.
Trước những tiết lộ, diễn biến mới nhất về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ – trong đó có bình luận rất khiếm nhã, tục tĩu về phụ nữ của ông Donald Trump và phản ứng gay gắt của dư luận và nhiều chính trị gia nổi tiếng của đảng Cộng Hòa về bình luận này của ông – khả năng bà Clinton giành chiến thắng vào ngày 08/11 sắp tới càng nhiều.
Tuy hiện tại chống đối TPP, bà Clinton là người rất cổ võ TPP khi còn là ngoại trưởng. Khi thăm Úc năm 2012, bà nói rằng TPP đặt ra những tiêu chuẩn vàng cho mậu dịch thế giới.
Bà cũng là người chủ trương mậu dịch tự do. Mới đây Wikileaks cũng tiết lộ rằng tại một cuộc nói chuyện ở Wall Street, được Goldman Sachs tài trợ năm 2013, bà Clinton nói bà ưa chuộng thương mại mở và biên giới mở.
Cùng với tổng thống Obama, bà được coi là kiến trúc sư của chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.
Ngoài những lợi ích kinh tế, vị thế của Mỹ ở châu Á và chính sách tái cân bằng sang châu Á của ông Obama nói riêng sẽ bị suy yếu, thất bại nếu Quốc hội Mỹ không thông qua TPP.
Và quốc gia được lợi nhất nếu TPP thất bại là Trung Quốc. Chính tổng thống Obama và nhiều chính trị gia khác của Mỹ cũng như một số đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Singapore, đã nhiều lần cảnh báo điều này.
Là người nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cả vợ chồng Barack và Michelle Obama trong cuộc chay đua vào Nhà Trắng, nếu thắng cử, chắc bà Clinton cũng không muốn di sản của người tiền nhiệm mình bị tiêu tan, mai một.
Hơn nữa, tuy hiện tại FTA nói chung và TPP nói riêng bị cử tri phản đối, Mỹ là quốc gia luôn chủ trương, theo đuổi mậu dịch tự do. Từ trước tới giờ, chưa bao giờ Quốc hội Mỹ bác bỏ một FTA mà nước này đã ký kết.
Vì vậy, dù hiện tại có nhiều người chống đối TPP, rất có thể sau bầu cử nhiều nhà lập pháp Mỹ không còn lo ngại nhiều đến chuyện thắng cử, thất cử và đồng ý bỏ phiếu thông qua TPP.
Với những lý do trên, khả năng TPP sẽ được Quốc hội Mỹ xem xét, phê chuẩn trong kỳ họp được coi là “vịt què” – trong khoảng thời gian sau ngày bầu cử 03/11/2016 và trước khi tổng thống mới nhậm chức ngày 20/01/2017 – vẫn còn, nếu không muốn nói là khá nhiều.
Thanh Phương
(RFI)
Ứng cử viên đảng Dân Chủ Hillary Clinton tranh luận tại viện Brookings, Washington ngày 09/09/2015 REUTERS/Gary Cameron |
TS Đoàn Xuân Lộc: Trước hết cần nhắc lại rằng vào đầu năm nay Ban chấp hành Trung ương (BCH) đảng Cộng sản Viện Nam đã tán thành kết quả đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đồng ý để chính phủ ký TPP và trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.
Ngày 04/02/2016 – cùng với chính phủ 11 nước khác (Brunei, Canada, Chilê, Malaysia, Mexicô, Mỹ, Nhật Bản, New Zealand, Peru, Singapore và Úc) – chính phủ Việt Nam đã ký TPP. Và vì đã được BCH tán thành và chính phủ ký, việc Quốc hội thông qua TPP chỉ là vấn đề thủ tục, thời gian.
Ban đầu có dự tính TPP sẽ được Quốc hội khóa 14 xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ nhất tháng 7 vừa qua. Nhưng chuyện đó không xẩy ra và việc phê chuẩn TPP được dời tới kỳ họp thứ hai, dự tính sẽ bắt đầu vào ngày 20/10 và kéo dài tới 21/11.
Nhưng, như một số quan chức Việt Nam đã cho biết, việc thông qua TPP lại không được đưa vào chương trình của kỳ họp lần này – và cũng là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Việt Nam năm nay. Như vậy, hai lần Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định.
Lý do chính của sự trì hoãn này là vào thời điểm Quốc hội Việt Nam chuẩn bị cho hai kỳ họp, vẫn chưa rõ các nước khác – đặc biệt là Mỹ, trụ cột của TPP – có phê chuẩn Hiệp định hay không.
Theo thỏa thuận được ký kết, TPP chỉ có hiệu lực sau khi ít nhất sáu nước chiếm 85% tổng lượng kinh tế (GDP) của 12 nước thành viên phê chuẩn.
Vì GDP của Mỹ chiếm hơn 50% GDP, Hiệp định sẽ không thể được thực thi nếu Quốc hội Mỹ không phê chuẩn. Nhưng trong những tháng vừa qua, cơ hội TPP được các nghị sỹ Mỹ thông qua càng ngày càng ít.
Tổng thống Barack Obama – người coi TPP là nòng cốt của chính sách xoay trục sang châu Á của ông – không còn nhiều thời gian để vận động giới làm luật Mỹ phê chuẩn TPP. Ông sẽ rời chức vụ vào tháng Giêng (20/01) năm tới. Hai ứng cử viên Tổng thống Donald Trump (đảng Cộng Hòa) và Hillary Clinton (đảng Dân Chủ) đều phản đối TPP. Lý do hai ứng viên này phản đối là nhiều cử tri Mỹ – đặc biệt là thành phần lao động, các tổ chức công đoàn, môi trường – không ủng hộ mậu dịch tự do và TPP nói riêng.
Là người theo khuynh hướng dân túy, việc ông Trump chống đối Hiệp định không có gì ngạc nhiên. Nhưng chuyện bà Clinton – người rất ủng hộ TPP khi còn là ngoại trưởng – thay đổi lập trường, quay sang phản đối Hiệp định chứng tỏ cử tri Mỹ rất bài TPP. Vì sợ thất bại trong kỳ bầu cử này, nhiều dân biểu, thượng nghị sỹ Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích TPP. Vì vậy, dư luận chung đều cho rằng khả năng TPP được Quốc hội Mỹ thông qua là rất ít.
Và nếu không Quốc hội Mỹ phê chuẩn, TPP sẽ sụp đổ dù đã được chính phủ 12 nước thành viên ký. Và cũng vì lo ngại như thế đến giờ chưa một nước nào thông qua TPP.
Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam không vội hay dại gì phê chuẩn TPP khi chưa biết rõ tương lai của Hiệp định này sẽ như thế nào.
Đó có thể cũng là lý do tại sao, tại một phiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào giữa tháng 9 vừa qua, khi giải thích tại sao việc phê chuẩn TPP không được đưa vào chương trình của kỳ họp của Quốc hội sắp tới, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng Việt Nam cần phải xem xét tình hình thế giới, đánh giá hành động của các nước thành viên khác và chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Trong phát biểu của mình, bà Ngân cũng được báo Thanh Niên trích dẫn nói rằng việc phê chuẩn TPP sẽ được tiến hành sau căn cứ chủ trương của BCH Trung ương.
Ý kiến này được đưa ra trùng vào lúc thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc chuyến thăm Trung Quốc kéo dài sáu ngày. Đó là chuyến đi Bắc Kinh đầu tiên của một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sau Đại hội 12. Ở Trung Quốc, ông Phúc được tổng bí thư/chủ tịch nước Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường và một số nhân vật khác trong Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị (gồm 7 người) của Trung Quốc tiếp đón trọng thị và hai bên có những cam kết cải thiện quan hệ song phương.
Sự trùng hợp này dẫn đến một số bình luận, đồn đoán cho rằng có thể Việt Nam đang xem xét lại TPP. Nhưng theo tôi, dù quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có nồng ấm hơn sau chuyến đi Trung Quốc của ông Phúc, đây không phải là lý do để VN trì hoãn phê chuẩn TPP. Lý do chính – nếu không muốn nói là nguyên nhân duy nhất – của sự trì hoãn này là quan ngại của Việt Nam về số phận của TPP.
RFI:Nếu TPP không được Hoa Ký thông qua, tức là hiệp định thất bại, thì Việt Nam có bị thiệt hại gì không về kinh tế, chính trị, ngoại giao?
TS Đoàn Xuân Lộc: Nếu Hiệp định thất bại, Việt Nam sẽ mất rất nhiều. Về ngoại giao, đường lối, ngay từ đầu Việt Nam rất tích cực, chủ động tham gia đàm phán, ủng hộ TPP. Lý do khiến chính quyền Việt Nam làm vậy là TPP rất có lợi cho Việt Nam về nhiều mặt, tự kinh tế, chính trị đến chiến lược, an ninh.
Có thể nói, trong các thỏa thuận về thương mại mà Việt Nam đã, đang – và thậm chí sẽ – thảo luận, ký kết và áp dụng, TPP là Hiệp định tốt nhất, có lợi nhất cho Việt Nam.
Chẳng hạn, là một nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu, TPP sẽ giúp Việt Nam tăng xuất khẩu tới các nước mà Việt Nam có lợi thế – đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và cũng là quốc gia mà Việt Nam có xuất siêu rất lớn nhất. Một nghiên cứu năm ngoái ước tính rằng nếu TPP có hiệu lực, vào năm 2025, GDP của Việt Nam sẽ tăng 11% (khoảng 36 tỷ USD).
Khác hẳn với những hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện hành, TPP là một FTA thế hệ mới, với những cam kết, quy định rất hoàn thiện, bao quát và chi tiết. Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh việc cải cách thể chế, định chế kinh tế, tài chính, các quy định về nhiều lĩnh vực khác – như lao động, môi trường hay sở hữu trí tuệ – và cải tiến công nghệ. Tiến hành những cải cách, cải tiến này cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách đố, nan giải. Nhưng về lâu về dài sẽ giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn, gia tăng sức cạnh tranh và phát triển bền vững, lành mạnh hơn.
Hơn nữa, TPP cũng không chỉ là một FTA đơn thuần. Là một Hiệp định bao gồm 12 nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm khoảng 40% GDP thế giới và gần 30% mậu dịch thế giới, TPP còn là một thỏa thuận mang tính chiến lược.
Tổng thống Obama xoay trục sang châu Á và theo đuổi TPP chỉ vì quan ngại về sự lớn mạnh, bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Một số nước khác – như Nhật Bản, Úc hay Singapore – ủng hộ chính sách xoay trục của Mỹ và tham gia TPP cũng vì quan ngại ấy. Việt Nam cũng là một trong số nước này.
Tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam ít phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, thương mại, chính trị. Chẳng hạn, dù là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc. Có mặt trong TPP cũng giúp Việt Nam củng cố ảnh hưởng, vị thế để đối phó với Bắc Kinh, đặc biệt khi người láng giềng phương Bắc này càng ngày càng có nhiều động thái khá hung hăng ở Biển Đông.
Vì vậy, nếu TPP thất bại, Việt Nam sẽ mất những cơ hội, thuận lợi trên. Do đó, có thể cũng như người Việt khác, tôi rất mong TPP được Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
RFI: Vậy, có bao nhiêu khả năng Quốc hội Mỹ sẽ thông qua TPP?
TS Đoàn Xuân Lộc: Trước sự phản đối quyết liệt ở Mỹ trong mùa bầu cử này, nhiều người cho rằng TPP đang rơi vào tình trạng nguy kịch, khó có thể cứu chữa. Có người còn cho rằng hiệp định này đã chết lâm sàng.
Biết là khó, tôi nghĩ khả năng TPP được Quốc hội Mỹ thông qua vẫn còn, đặc biệt trong trường hợp bà Hillary Clinton thắng cử.
Trước những tiết lộ, diễn biến mới nhất về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ – trong đó có bình luận rất khiếm nhã, tục tĩu về phụ nữ của ông Donald Trump và phản ứng gay gắt của dư luận và nhiều chính trị gia nổi tiếng của đảng Cộng Hòa về bình luận này của ông – khả năng bà Clinton giành chiến thắng vào ngày 08/11 sắp tới càng nhiều.
Tuy hiện tại chống đối TPP, bà Clinton là người rất cổ võ TPP khi còn là ngoại trưởng. Khi thăm Úc năm 2012, bà nói rằng TPP đặt ra những tiêu chuẩn vàng cho mậu dịch thế giới.
Bà cũng là người chủ trương mậu dịch tự do. Mới đây Wikileaks cũng tiết lộ rằng tại một cuộc nói chuyện ở Wall Street, được Goldman Sachs tài trợ năm 2013, bà Clinton nói bà ưa chuộng thương mại mở và biên giới mở.
Cùng với tổng thống Obama, bà được coi là kiến trúc sư của chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.
Ngoài những lợi ích kinh tế, vị thế của Mỹ ở châu Á và chính sách tái cân bằng sang châu Á của ông Obama nói riêng sẽ bị suy yếu, thất bại nếu Quốc hội Mỹ không thông qua TPP.
Và quốc gia được lợi nhất nếu TPP thất bại là Trung Quốc. Chính tổng thống Obama và nhiều chính trị gia khác của Mỹ cũng như một số đồng minh, đối tác của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Singapore, đã nhiều lần cảnh báo điều này.
Là người nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cả vợ chồng Barack và Michelle Obama trong cuộc chay đua vào Nhà Trắng, nếu thắng cử, chắc bà Clinton cũng không muốn di sản của người tiền nhiệm mình bị tiêu tan, mai một.
Hơn nữa, tuy hiện tại FTA nói chung và TPP nói riêng bị cử tri phản đối, Mỹ là quốc gia luôn chủ trương, theo đuổi mậu dịch tự do. Từ trước tới giờ, chưa bao giờ Quốc hội Mỹ bác bỏ một FTA mà nước này đã ký kết.
Vì vậy, dù hiện tại có nhiều người chống đối TPP, rất có thể sau bầu cử nhiều nhà lập pháp Mỹ không còn lo ngại nhiều đến chuyện thắng cử, thất cử và đồng ý bỏ phiếu thông qua TPP.
Với những lý do trên, khả năng TPP sẽ được Quốc hội Mỹ xem xét, phê chuẩn trong kỳ họp được coi là “vịt què” – trong khoảng thời gian sau ngày bầu cử 03/11/2016 và trước khi tổng thống mới nhậm chức ngày 20/01/2017 – vẫn còn, nếu không muốn nói là khá nhiều.
Thanh Phương
(RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét