Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Philippines có thật sự ‘chia tay” Mỹ sau khi Duterte bảo Obama ‘xuống địa ngục”?

Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Philippines Duterte
Mối quan hệ Philippines – Hoa Kỳ lại chịu thêm thử thách khi Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố có thể sẽ ‘chia tay’ với Mỹ và bảo ông Obama ‘xuống địa ngục’.
Thay vì giúp chúng tôi, nơi đầu tiên chỉ trích lại là Bộ Ngoại giao, thế nên ông có thể biến xuống địa ngục đi, ông Obama, ông có thể biến xuống địa ngục.”, ông Duterte tuyên bố trước các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp nước này vào hôm qua, theo Reuters.
Ông Duterte cũng cảnh báo: “Trong thời gian của tôi, rốt cuộc có thể tôi sẽ chia tay với Mỹ, tôi thà đến với Nga và Trung Quốc  còn hơn”.

Mối quan hệ chua chát với Mỹ?

Trong vài tháng đầu tiên với cương vị Tổng thống, ông Duterte đã đưa ra một loạt tuyên bố gây sốc về Mỹ, một đồng minh lâu năm của Philippines.
Ông gọi Tổng thống Obama và Đại sứ Mỹ tại Philippines là “con trai của một ả điếm“.
Cơn thịnh nộ này của ông Duterte bùng phát khi ông này bị chỉ trích về cuộc chiến buôn ma túy tại Philippines mà tính tới nay đã khiến hơn 3.100 chết.
Tổng thống Obama, các quan chức ngoại giao, và thậm chí cả các nhà đầu tư Hoa Kỳ cũng bày tỏ lo ngại về việc giết người hàng loạt liên quan đến ma túy dưới sự chỉ đạo của ông Duterte.
Sự gia tăng số lượng các vụ giết người trong chiến dịch chống ma túy cao đang làm tổn hại hình ảnh của đất nước, như được mô tả bởi phương tiện truyền thông quốc tế, và một số nhà đầu tư đang đặt câu hỏi liệu chiến dịch này có làm suy giảm chế độ pháp quyền“, Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Philippines tuyên bố vào tháng trước.
Trước sự quan ngại của đồng minh quan trọng Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, ông Duterte không có ý định lùi bước trong chiến dịch chống ma túy của mình. Hôm qua, Tổng thống Duterte nói ông sẽ không ngừng cuộc đàn áp chống ma túy của mình “cho đến khi người bị tống ra ra khỏi đường phố“.
Nó sẽ không ngừng nghỉ“, ông nói. Không có luật nào nói là tôi không thể đe dọa bọn tội phạm khi làm thị trưởng hay thậm chí khi làm Tổng thống.
Ông Duterte cũng có một loạt tuyên bố đẩy mối quan hệ với Mỹ trước nguy cơ tan vỡ, khi tuyên bố đuổi các lực lượng Mỹ ra khỏi Philippines, chấm dứt tập trận chung và chuyển sang mua vũ khí từ Nga và Trung Quốc.
Nga và Trung Quốc đương nhiên chào đón ý tưởng của Tổng thống Duterte, nhất là trong tình thế hai nước trở nên tương đối cô lập trên trường quốc tế.
Nếu các ông không muốn bán vũ khí, tôi sẽ đi đến Nga. Tôi đã cử các tướng lĩnh sang Nga và Nga nói: ‘Đừng lo, chúng tôi có tất cả mọi thứ các ông cần, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn.’”, ông Duterte cho biết.
Ông nói thêm: “Và như đối với Trung Quốc, họ nói: ‘Chỉ cần tới đây và ký, rồi mọi thứ sẽ được chuyển giao’“.

Phản ứng từ Mỹ

Hoa Kỳ đang cố gắng phớt lờ các tuyên bố thù địch của Philippines để duy trì mối quan hệ với đồng minh quan trọng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Thư ký báo chí của Nhà Trắng Josh Earnest cho biết các ý kiến gần đây của ông Duterte, chẳng hạn như bảo ông Obama “xuống địa ngục” là mâu thuẫn với “mối quan hệ ấm áp” giữa hai nước.
Ông trích dẫn các nỗ lực phục hồi của Mỹ đối với Philippines sau các thảm họa tự nhiên để làm một ví dụ về các mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia. Ông Earnest cũng nói rằng Mỹ không nhận được bất kỳ yêu cầu nào từ Philippines về việc thay đổi mối quan hệ song phương.
Nhưng phát ngôn viên Nhà Trắng khẳng định Mỹ sẽ “không ngần ngại” nêu lên mối quan ngại về việc giết người ngoài vòng pháp luật ở Philippines, mà ông nói là “hoàn toàn không phù hợp” với những giá trị phổ quát của nhân quyền.
Chúng tôi sẽ không im lặng trong việc nâng cao mối quan tâm đáng kể của chúng tôi về các báo cáo này“, ông Earnest nói.

Không dễ ‘chia tay’

Bất chấp các tuyên bố nảy lửa của ông Duterte, một số chuyên gia cho rằng Philippines không dễ gì ‘chia tay’ với việc hợp tác quân sự với Hoa Kỳ.
Theo Reuters, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ phải đối mặt với những trở ngại lớn để hiện thực hóa lời đe dọa của mình liên quan đến việc mua vũ khí Nga và Trung Quốc thay cho Hoa Kỳ. 
Mặc dù Nga có thể cung cấp các hệ thống vũ khí chất lượng cao, Philippines sẽ phải mua các vũ khí có thể tương thích với kho vũ khí từ Mỹ hiện có, theo ông Lyle Goldstein, một chuyên gia về các vấn đề hàng hải Trung Quốc tại Viện Chiến tranh Hàng hải Hoa Kỳ.
Bạn không thể chỉ mua một radar từ nước này và một tên lửa từ quốc gia kia”, ông Goldstein nói. “Các loại vũ khí phải ăn nhập với nhau.
Một trở ngại khác liên quan đến việc đào tạo lại lực lượng quân đội vốn đã quá quen với làm việc với Hoa Kỳ, các chuyên gia cho biết.
Mai Lan
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: