Phạm
Viết Đào.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri quận Tây
Hồ, Hà Nội sáng 18/10/2016, Ông Nguyễn Phú Trong đã phát biểu:” Người đứng đầu mà tự tung tự tác, quyết định tất,
quyết dự án, quyết cán bộ, đề bạt, tranh thủ cuối nhiệm kỳ đưa con cháu mình
lên. Cứ thế là hỏng chế độ, quan trọng nhất là mất lòng tin”…
Dư luận đặt dấu hỏi: Ông Trọng ám chỉ ai và người đứng đầu
cỡ cấp nào thì có khả năng làm hỏng chế độ ? Hay tất cả ?!
Theo người viết bài này, phải người đứng đầu từ cấp Chính
phủ trở lên mới có cái khả năng mà ông Trọng đề cập; Còn đứng đầu cấp Bộ, cấp
tỉnh chỉ một số cá nhân đơn lẻ thì khó lòng làm hỏng chế độ, trừ khi tất cả các
quan chức đồng loạt “ tự diễn biến” cố tình hè nhau làm chế độ nhanh chóng đổ sụp
?
Và khi một nhà nước, một chế độ mà hàng loạt các quan chức đứng
đầu to, nhỏ đồng loạt “ tự tung tự tác” những cái điều mà ông Trọng đúc kết mà
cái đảng chính trị quản lý họ lại bất lực, bó tay thì chế độ đó bị sụp lại là
điều hạnh phúc cho nhân dân, đất nước. Việc gì ông Trọng phải cầm đèn chạy
trước ô tô…
Quả thật nếu nhất loạt những cái đầu to, nhỏ đều đồng loạt “tự
diễn biến” theo chiều hướng như ông Trọng nói thì cái “nguyên tắc tập trung dân
chủ” mà ông Trọng làm người nắm mã khóa của “ thượng phương bảo kiếm” này không
đưa ra mà “ cẩu đầu trảm” cái đám tự diễn biến kia ?
Nếu cái “thượng phương bảo kiếm” đó bị bay hơi mất “phép
thông công” thì ông Trọng lại phải xem lại: mình đang đại diện cho ai, thế lực nào,
xu thế nào, đa số hay ngược lại ?
Khi ông Trọng tự đúc kết cái điều không
hay ho của đảng, “tự vạch áo cho dân xem lưng” đảng thấy rằng: kẻ làm hỏng
đảng, hỏng chế độ hóa ra lại không phải ở đâu xa mà chính là những quan chức,
những kẻ đứng đầu to, nhỏ do Đảng cử ra nắm độc quyền lãnh đạo nhà nước…
Chính những kẻ này như ông Trọng đã
từng phát biểu trong diễn văn bế mạc Hội nghị TW 4 trước đó 4 ngày:” Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất
ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế
lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc…”
Qua 2 kết luận kể trên, người đứng đầu Đảng CS Việt Nam đã
thừa nhận: Thế lực thù địch nguy hiểm nhất của đất nước, nhân dân, những kẻ có
khả năng làm sụp đổ chế độ, đe dọa an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay chính
là những quan chức đứng đầu to, nhỏ… do Đảng cử ra đang hành xử với công việc với
tác phong làm việc “ tự tung tự tác”…
Vậy cái tác phong
“tự tung tự tác này” có khởi nguồn từ Điều 4 Hiến pháp 2013, điều quy định tổ chức
Đảng CSVN là lực lượng độc quyền “lãnh
đạo Nhà nước và xã hội “?
Sự độc quyền, sự độc tài
và “ sự tự tung tự tác” có gì khác nhau về nội hàm không hay chỉ khác nhau về cái
vỏ ngôn từ?
Ông Trọng nói về nguy cơ
những kẻ đứng đầu trong Đảng đang “ tự tung tự tác” là nguy cơ làm sụp đổ chế độ;
Thế còn những người khác diễn đạt cách khác rằng: sự độc tài của một số kẻ đứng
đầu do Đảng cử ra là mối nguy hại khôn lường với đất nước, với nhân dân ?
Diễn đạt như vậy có sai ý
của TBT không ?
Và ý kiến vừa nêu nếu là
đúng nội dung mà ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu với cử tri quận Tây Hồ Hà Nội
sáng 18/10/2016 đi thì hãy để cho nhân dân tham gia xóa bỏ cái “ tự tung tự tác”
( sự độc tài) của các vị đầu to, đầu nhỏ của đảng, để nhân dân được nhờ…
Còn tự các ông đảng viên
với nhau tự xóa cho nhau thì không làm nổi đâu ! Sớm muộn nhân dân cũng sẽ làm được
điều đó vì “ con giun xéo lắm cũng quằn”…
Không một thế lực thống trị nào muôn đời nay có thể thay thế được nhân dân; thay đổi, hủy tiêu được sức dân thường được ví như...sức nước của sông Ngàn Sâu trong vụ thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh vừa rồi !
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét