Việt Nam ủng hộ Mỹ “can dự” vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để phục vụ hòa bình và ổn định tại khu vực. Đó là lời khẳng định của Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, trong cuộc trao đổi với bà Cara Abercrombie, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Nam và Đông Nam Á.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh. |
Trong một tuyên bố, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết:
"Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng."
Tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đang rất cần những sự ủng hộ cho chiến lược “xoay trục” nhằm củng cố vị thế của nước này tại Châu Á, cũng như kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong cuộc hội đàm, bà Cara Abercrombie khẳng định sẽ không có bất kì sự thay đổi nào trong chiến lược “tái cân bằng” này của Hoa Kỳ.
Các liên minh quân sự truyền thống giữa Hoa Kỳ và một số nước trong khu vực Đông Nam Á đang gặp nhiều thách thức, trong bối cảnh quan hệ với chính quyền quân nhân Thái Lan trở nên nguội lạnh kể từ sau cuộc đảo chính năm 2014, và những nghi vấn về tương lai của liên minh quân sự Mỹ - Philippines, dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte.
Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ -Việt lại đang chứng kiến những bước chuyển tích cực trong 2 năm trở lại đây, phần nhiều là do hai nước chia sẻ những quan ngại chung về Biển Đông, nơi xảy ra tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Hồi tháng 5, Mỹ chính thức gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, mở đường cho mối quan hệ quân sự gần gũi hơn giữa hai nước, tạo tiền đề cho các cuộc tập trận chung giữa hai cựu thù.
Cảng Cam Ranh, căn cứ hải quân chiến lược của Việt Nam, liên tục đón tiếp các chuyến thăm xã giao của chiến hạm Hoa Kỳ, đánh dấu sự trở lại mang tính biểu tượng của hải quân nước này.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius, tuần trước thừa nhận rằng vai trò của Mỹ tại khu vực này có những bước thăng trầm trong quá khứ, nhưng sự can dự của siêu cường số một thế giới vẫn được các nước hoan nghênh. Ông Osius cũng nói rằng những bước chuyển tốt đẹp trong quan hệ Mỹ - Việt không liên quan đến việc Tổng thống Philippines có xu hướng gần gũi hơn với Trung Quốc.
Tướng Vịnh từng trả lời báo Trung Quốc: Cùng "phe" với Trung Quốc trong đối sách với Mỹ về Biển Đông ?
Sau hội nghị Shangri-La 2013, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã sang thăm Trung Quốc và đã có cuộc gặp gỡ, trả lời phỏng vấn một số báo Trung Quốc; Bài trả lời phỏng vấn này đã đăng trên báo Quân đội nhân dân, nhưng hiện chúng tôi không còn thấy...
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, không khí cuộc đối thoại thân thiện, cởi mở nhưng cũng rất thẳng thắn trong các vấn đề cần làm rõ. Bên cạnh những tín hiệu tích cực của sự hợp tác phát triển, hai bên không né tránh những vấn đề khác biệt giữa hai nước, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Đây là vấn đề trọng yếu của hai Đảng, hai nhà nước, hai quốc gia và quân đội có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu cũng như ứng xử trên thực tế. Hai bên đã thống nhất cùng nhau tạo môi trường hòa bình trên Biển Đông để trên cơ sở đó, lãnh đạo hai nước từng bước giải quyết vấn đề trên Biển Đông, đem lại lợi ích hài hòa, cùng có lợi cho mỗi nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Blog P.V.Đ tìm thấy một bản tổng thuật của VOV về cuộc phỏng vấn này tại địa chỉ:http://vov.vn/chinh-tri/tuong-nguyen-chi-vinh-tra-loi-bao-chi-trung-quoc-265626.vov
Trong cuộc gặp gỡ, trả lời báo chí Trung Quốc của tướng Vịnh, có 2 câu đáng chú ý:
1/ Về chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:
“Nếu chiến lược này đem lại hòa bình, ổn định, bình đẳng cho tất cả các quốc gia trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế thì chúng ta không có gì phản đối. Ngược lại, chúng ta phản đối nếu chiến lược đó phương hại đến lợi ích các quốc gia và hòa bình trong khu vực”...
Trong trả lời trên, tướng Vịnh sử dụng đại từ " chúng ta" mà không nói " chúng tôi" với phóng viên Hoàn Cầu ( bài này đăng nguyên văn tiếng Việt trên Quân đội nhân dân); Điều này có thể hiểu: ông đại diện cho quân đội Việt Nam và Trung Quốc đồng nhất quan điểm, đối sách, cùng một "cánh"... trong đối sách với chính sách tái cân bằng với Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ...
2/ Về việc mua sắm vũ khí tàu ngầm của Việt Nam tướng Vịnh trả lời khi phóng viên Tân Hoa xã hỏi với việc mua 8 tàu ngầm lớp Kilo (phóng viên này nhầm, thực chất Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm-NV), là loại tàu ngầm tấn công, trong khi Việt Nam nói rằng mình mua sắm vũ khí “chỉ vừa đủ để tự vệ”, phải chăng chính sách quốc phòng của Việt Nam đã thay đổi? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:
“Điều quan trọng là vũ khí nằm trong tay ai! Nó có thể giết người, nhưng cũng có thể để tự bảo vệ mình; thậm chí có những lúc, vũ khí đó là để bảo vệ hòa bình. Vấn đề là người cầm vũ khí đó là ai, đường lối của người đó như thế nào..."
Có thể hiểu: tàu ngầm tàu ngầm Việt Nam tùy thuộc vào người chỉ huy, vào giới lãnh đạo tại Hà Nội; nó có thể là công cụ "chiến tranh" hoặc là "hòa bình" với nước khác trong đó có Trung Quốc ?
Xin đưa lại bài tổng thuật trên VOV...
Xin đưa lại bài tổng thuật trên VOV...
QDND-VOV:Tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo chí Trung Quốc
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định Việt Nam - Trung Quốc sẽ vượt qua khó khăn, xây tình hữu nghị bền vững.
Sự kiện Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ tư ngày 5-6 tại Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận Trung Quốc, đặc biệt là giới truyền thông nước này. Một ngày sau khi kết thúc đối thoại, theo đề nghị của một số tờ báo lớn của Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp cởi mở với nhiều đại diện của giới truyền thông Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh…
Mở đầu buổi gặp mặt, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, ông đã có cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng với Trung tướng, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Thích Kiến Quốc. Nhân kỷ niệm 10 năm ký Nghị định thư về hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Trung Quốc, hai bên khẳng định sự đúng đắn của việc ký biên bản này, nhờ đó hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hai bên đã vạch ra những định hướng hợp tác trong những năm tới, cam kết cũng như hoàn toàn tin tưởng rằng, những định hướng ấy sẽ được thực hiện nghiêm túc, đóng góp cho quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, không khí cuộc đối thoại thân thiện, cởi mở nhưng cũng rất thẳng thắn trong các vấn đề cần làm rõ. Bên cạnh những tín hiệu tích cực của sự hợp tác phát triển, hai bên không né tránh những vấn đề khác biệt giữa hai nước, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Đây là vấn đề trọng yếu của hai Đảng, hai nhà nước, hai quốc gia và quân đội có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu cũng như ứng xử trên thực tế. Hai bên đã thống nhất cùng nhau tạo môi trường hòa bình trên Biển Đông để trên cơ sở đó, lãnh đạo hai nước từng bước giải quyết vấn đề trên Biển Đông, đem lại lợi ích hài hòa, cùng có lợi cho mỗi nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Việt Nam tuyệt đối không liên minh với nước này để chống nước kia
Trả lời câu hỏi của phóng viên Thời báo Hoàn cầu về ý kiến cho rằng “Việt Nam đang có ý định liên minh với nước ngoài để chống Trung Quốc” cũng như muốn nghe đánh giá của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: Cả bằng hành động cụ thể cũng như trên những nguyên tắc chiến lược cơ bản của Việt Nam không hề có chuyện Việt Nam liên minh với nước thứ ba để chống Trung Quốc. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam theo nguyên tắc độc lập tự chủ, dựa trên sức mạnh của mình là chính, tuyệt đối không liên minh với nước này để chống nước kia. “Những ai có tầm nhìn chiến lược cũng như sự tỉnh táo về mặt chính trị đều hiểu rằng, một nước nhỏ mà liên minh với một nước này để chống một nước khác là tự hại mình. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam quan hệ với rất nhiều nước trên thế giới và thực tế đã chứng minh rằng, Việt Nam đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, là đối tác tin cậy, là bạn với tất cả các nước; các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam không gây phương hại đối với bất cứ một quốc gia nào” - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Về chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói một cách ngắn gọn: “Nếu chiến lược này đem lại hòa bình, ổn định, bình đẳng cho tất cả các quốc gia trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế thì chúng ta không có gì phản đối. Ngược lại, chúng ta phản đối nếu chiến lược đó phương hại đến lợi ích các quốc gia và hòa bình trong khu vực”.
Vẫn phóng viên Thời báo Hoàn cầu hỏi tiếp, tại Đối thoại Shangri-La 12, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã đề nghị thiết lập một thỏa thuận an ninh trên biển và phải chăng điều này phản ánh dư luận trong một số cư dân mạng ở Việt Nam tỏ ra lo ngại trước sự lớn mạnh của Trung Quốc; Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về mặt cá nhân, ông không nghĩ như vậy và đa số người dân trên thế giới cũng chung quan điểm. Ông nói: “Sự phát triển của Trung Quốc cũng là sự phát triển chung của thế giới, nếu sự phát triển này đem lại hòa bình, ổn định và trên tinh thần hợp tác. Việt Nam ủng hộ sự phát triển của Trung Quốc theo tinh thần như vậy”.
Việc Việt Nam đề nghị kiến tạo môi trường hòa bình trên biển là rất quan trọng, vì có giữ được môi trường hòa bình thì mới ngồi được với nhau để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc. Nếu không có hòa bình thì đó là thảm họa, không chỉ với Việt Nam, Trung Quốc mà còn với cả cộng đồng thế giới. Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đang có một số tranh chấp, cả thế giới đang nhìn vào hai nước. Tuyệt đại đa số những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn hai nước láng giềng, giữa một nước lớn và một nước nhỏ nhưng bình đẳng, có thể giải quyết êm đẹp những tranh chấp. “Hai nước cần chứng tỏ với nhân dân mình và với thế giới rằng chúng ta có thể chung sống hữu nghị, cùng hợp tác phát triển, từng bước giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Làm được điều đó sẽ đem lại lợi ích to lớn và là niềm tự hào của cả hai nước Việt Nam-Trung Quốc”-Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.
Hợp tác vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt-Trung
Phóng viên Tạp chí Dân chủ và Pháp chế Trung Quốc nói, hai nước có lịch sử rất tốt đẹp, Thứ trưởng nhìn nhận ra sao về tình hình tranh chấp ở Biển Đông thời gian qua cũng như áp dụng những điều luật quốc tế như thế nào để giải quyết tranh chấp phù hợp với lợi ích của hai bên? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói, lịch sử tốt đẹp là cơ sở để Việt Nam và Trung Quốc giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào quá khứ mà hiện tại, mỗi người, mỗi ngành của hai bên cùng cố gắng, trong từng việc làm, trong mọi thời điểm thì mới có thể giải quyết được những khác biệt còn tồn tại.
Phóng viên Trung Quốc Nhật báo hỏi, mặc dù tình hình Biển Đông có những căng thẳng nhưng hai bên vẫn ngồi lại đối thoại một cách thẳng thắn thì phải chăng điều đó thể hiện xu hướng hợp tác vẫn là dòng chảy chính trong quan hệ Việt-Trung và dựa trên dòng chảy chính này mà hai nước giải quyết những bất đồng hay không? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói bản thân câu hỏi đã là câu trả lời. Ông nói thêm:“Đó là con đường duy nhất đúng để giải quyết những bất đồng, tranh chấp giữa hai nước, vì lợi ích chính đáng của mỗi bên, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, đồng thời giữ gìn hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc”.
Tàu ngầm Việt Nam chỉ sử dụng để bảo vệ vùng biển Việt Nam!
Phóng viên Tân Hoa xã hỏi với việc mua 8 tàu ngầm lớp Kilo (phóng viên này nhầm, thực chất Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm-NV), là loại tàu ngầm tấn công, trong khi Việt Nam nói rằng mình mua sắm vũ khí “chỉ vừa đủ để tự vệ”, phải chăng chính sách quốc phòng của Việt Nam đã thay đổi? Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Điều quan trọng là vũ khí nằm trong tay ai! Nó có thể giết người, nhưng cũng có thể để tự bảo vệ mình; thậm chí có những lúc, vũ khí đó là để bảo vệ hòa bình. Vấn đề là người cầm vũ khí đó là ai, đường lối của người đó như thế nào. Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã tuyên bố với thế giới trên Diễn đàn Đối thoại Shangri-La hồi năm ngoái rằng, Việt Nam mua tàu ngầm lớp Kilo về chỉ để bảo vệ vùng biển của Việt Nam, gồm thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam, không có mục đích sử dụng nào khác. Đó là một điều rất đặc biệt của lực lượng tàu ngầm trên thế giới”.
Đề cập đến vấn đề mà phóng viên Mạng Thanh niên Trung Quốc muốn làm rõ về việc Việt Nam đề nghị không sử dụng vũ lực trên biển, cũng như tìm hiểu về những hoạt động giao lưu của thanh niên hai nước, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói Việt Nam đề xuất không sử dụng vũ lực trên biển bởi đây là điều hết sức cần thiết, vì trong thời gian qua, đã có một số hành động manh động sử dụng vũ lực do cá nhân của một số quốc gia trên Biển Đông, gây dư luận rất xấu. Về thực chất, đề nghị của Việt Nam là kêu gọi hình thành một Biển Đông không tiếng súng. Còn các hoạt động giao lưu thanh niên thời gian qua là điểm sáng trong quan hệ hai nước, có tác dụng lan tỏa, góp phần vào việc củng cố tình hữu nghị chung giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Phóng viên Tuần báo Phương Nam, tờ báo đã phỏng vấn Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh bên lề Đối thoại Shangri-La 12 hồi tuần trước tiếp tục đặt câu hỏi về những bất đồng cụ thể trong quan hệ quốc phòng hai nước, cũng như những ưu tiên trong hợp tác quân sự của Việt Nam với Nga, Mỹ, Trung Quốc; Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói trong quan hệ hai nước có rất nhiều điểm đồng, còn bất đồng là tranh chấp trên Biển Đông, về chủ quyền, về cách ứng xử. Ngắn gọn là hai bên cần phải ứng xử hòa bình, giải quyết vấn đề chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước luật biển năm 1982 và thực hiện tốt DOC.
Việt Nam có quan hệ quốc phòng với Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước ASEAN, ngoài ra còn có các nước, các tổ chức khác như ấn Độ, EU…; “Chúng tôi cũng không quên mối quan hệ rất thân thiết, tốt đẹp dù rất xa xôi là nước Cộng hòa Cu-ba anh em”- Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh - “Trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Trung Quốc là một ưu tiên hàng đầu và chính đối ngoại quốc phòng của Việt Nam cũng vậy”.
Về câu hỏi của phóng viên Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc muốn tìm hiểu các hoạt động giao lưu giữa quân đội 2 nước Việt Nam-Trung Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, giao lưu quân đội hai nước có những bước phát triển mới, toàn diện và đi vào thực chất. Có thể kể ra các hoạt động trao đổi thông tin chiến lược, công tác Đảng-công tác chính trị, hải quân, biên phòng, giao lưu thanh niên…Trong hợp tác đa phương, Việt Nam đã đề nghị Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm về việc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ; phía Trung Quốc đã nhận lời rất tích cực. Mới nhất là trong thời gian diễn ra Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc lần thứ tư, hai bên đã ký Thỏa thuận Về việc xây dựng đường dây thông tin điện thoại nối thẳng giữa hai Bộ Quốc phòng hai nước...
*
* *
Kết thúc buổi gặp mặt báo chí, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có đôi lời với giới truyền thông Trung Quốc. Ông nói: “Trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc có nhiều điểm tích cực; bên cạnh đó, cũng có những khó khăn phức tạp như mọi người đều biết. Là người hiểu rõ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, tôi cho rằng tình hình không quá đáng lo ngại, gây bức xúc như một số biểu hiện trong thời gian qua. Tôi tin tưởng rằng, hai nước chúng ta sẽ vượt qua được khó khăn để xây dựng tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tôi mong các bạn báo chí Trung Quốc và Việt Nam giúp cho nhân dân hai nước hiểu rõ tình hình. Phía Việt Nam sẵn sàng đón các bạn nhà báo Trung Quốc tới thăm và tìm hiểu về đất nước Việt Nam, nước láng giềng thân thiết của các bạn để tìm hiểu về đất nước chúng tôi, về những mong muốn của nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng và củng cố tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc”.
Báo chí Trung Quốc rất quan tâm đến chuyến tham dự đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc của đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam. Mạng Tân Hoa ngày 6-6, đưa tin “Bộ trưởng Thường Vạn Toàn hội kiến với Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh tại Bát Nhất Đại Lầu”, có đoạn: Đồng chí Thường Vạn Toàn nhấn mạnh, quân đội hai nước Trung - Việt gánh vác trọng trách to lớn trong các lĩnh vực như duy trì tình hữu nghị giữa hai nước và bảo đảm hoà bình ổn định trong khu vực… Hy vọng hai bên cùng nhau nỗ lực, thúc đẩy quan hệ hai nước, hai quân đội tiếp tục phát triển về phía trước.
Mạng Quân sự Trung Quốc ngày 6-6 dẫn lời Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi gặp báo giới Trung Quốc, rằng “Khi tiếp xúc với báo chí Trung Quốc nhân dịp đến Trung Quốc tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 4, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã nhấn mạnh: Việt Nam theo đuổi và thực hiện nguyên tắc độc lập tự chủ, không bao giờ liên minh với một nước khác để chống lại nước thứ ba”.
|
Theo Văn Yên/Quân đội Nhân dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét