20.10.2016
Chia sẻ
·
· ·
·
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte loan báo nước ông ‘ly
khai’ với Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng có quan hệ quốc phòng mật thiết với
Philippines.
Ông Duterte đưa ra tuyên bố đó hôm nay, thứ Năm 20/10, trong
chuyến công du chính thức sang Trung Quốc, một chuyến thăm mà Hoa Kỳ đang theo
dõi sát để tìm các dấu hiệu về những cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Phát biểu tại Bắc Kinh bên cạnh Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương
Cao Lệ, Tổng thống Duterte nói:
“Tôi loan báo sẽ ly khai khỏi Hoa Kỳ. Nước Mỹ đã thua. Tôi đổi
lập trường để đi theo ý thức hệ của quý vị, và có thể tôi cũng sẽ sang Nga để
thảo luận với Tổng thống Vladimir Putin, và nói với ông rằng bây giờ có 3 nước
chúng ta trên thế giới: Trung Quốc, Philippines và Nga.”
Ông Duterte nói thêm: “Đó là cách duy nhất.”
Trong chuyến công du chính thức 4 ngày, Tổng thống Philippines
cũng đã gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Ông Duterte
ký 13 thoả thuận hợp tác với Trung Quốc, bao gồm các lĩnh vực văn hoá, kinh tế,
du lịch, thương mại, chống ma tuý và thoả thuận liên quan tới các vấn đề hàng
hải.
Hai nước còn đồng ý thiết lập một uỷ ban hỗn hợp giữa hai lực
lượng tuần duyên, một diễn biến vô cùng quan trọng bởi vì thoả thuận này sẽ tạo
điều kiện cho các cuộc thảo luận về các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông,
một vấn đề mà hai bên đã đồng ý sẽ tiếp tục thảo luận trong những ngày tháng
tới.
Chuyên công du chính thức của ông Duterte sang thăm Trung Quốc
được coi là một sự đảo ngược có ý nghĩa quan trọng trong các quan hệ
Philippines-Trung Quốc.
Ông Duterte trước đó đã tìm cách củng cố các quan hệ với Trung
Quốc, trong khi cá nhân ông tìm cách tách xa Hoa Kỳ, từ khi ông lên nhậm chức
vào tháng 5 vừa qua.
Đường dẫn
trực tiếp
Trung Quốc ve vãn Tổng thống Philippines
Trung Quốc trước đó trải thảm đỏ để đón Tổng thống Philippines khi ông đến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để cải thiện các quan hệ khúc mắc giữa hai nước.
Trung Quốc trước đó trải thảm đỏ để đón Tổng thống Philippines khi ông đến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để cải thiện các quan hệ khúc mắc giữa hai nước.
Ông Tập Cận Bình nghênh tiếp ông Duterte với đầy đủ lễ nghi quân
cách tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh.
Sau các cuộc thảo luận hôm thứ Năm, hai nhà lãnh đạo ký kết một
số thoả thuận mới mà theo ông Tập, nhằm mục đích “cải thiện toàn diện” các quan
hệ song phương.
Vào đầu năm nay, một toà án quốc tế đã ra phán quyết có lợi cho
Philippines trong một vụ kiện chống lại Trung Quốc trước Toà Trọng tài Quốc tế
trong vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Tuy nhiên từ sau phán
quyết của toà án quốc tế, ông Duterte đã tỏ ra hoà hoãn, và cố gắng không làm
xấu đi hơn nữa các quan hệ với Trung Quốc trong khi cùng lúc, củng cố các tuyên
bố chủ quyền của nước ông.
Trước khi tham gia các cuộc thảo luận với lãnh đạo Trung Quốc,
ông Duterte cho biết ông sẽ không nêu lên vấn đề tranh chấp lãnh thổ trừ phi
Chủ tịch nước Trung Quốc đề cập tới vấn đề này trước. Ông Duterte, bình thường
là người nói thẳng, giải thích rằng đây là một cử chỉ thiện chí đối với lãnh
đạo nước chủ nhà.
Tổng thống Philippines tuyên bố “chia tay” Hoa Kỳ
Philippines chuyển hướng ngoại giao, dựa vào Trung Quốc.Reuters
“Tôi thông báo chia tay với Hoa Kỳ”. Với tuyên bố này tại Bắc Kinh ngày 20/10/2016, tổng thống Philipines như vậy đã chính thức chuyển hướng ngoại giao về phía Trung Quốc, không còn dựa vào đồng minh truyền thống Hoa Kỳ.
Dẫn đầu một phái đoàn doanh nghiệp gồm 400 người, ông Duterte đã tuyên bố như trên nhân một diễn đàn kinh tế, diễn ra sau cuộc hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình. Thông báo của tổng thống Philippines “chia tay” với Hoa Kỳ đã được cử tọa tại diễn đàn này vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
Hôm qua, 19/10/2016, khi phát biểu trước cộng đồng người Philippines ở Bắc Kinh, ông Duterte đã cho rằng Philippines cho tới nay đã không hưởng được gì nhiều từ liên minh với Mỹ và theo ông “đã đến lúc nói lời từ giã” Washington. Tổng thống Philippines còn tuyên bố sẽ không đặt chân đến Hoa Kỳ, trước khi một lần nữa dùng một từ miệt thị để gọi tổng thống Barack Obama.
Bị Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và Liên Hiệp Quốc chỉ trích nặng nề về chiến dịch bài trừ ma túy do ông phát động, khiến hơn 3.700 người chết, tổng thống Duterte nay trông chờ vào sự yểm trợ của Trung Quốc.
Đáp lại việc ông Duterte tạm gác tranh chấp Biển Đông sang một bên, chủ tịch Tập Cận Bình loan báo Trung Quốc sẽ “tích cực tham gia” vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng : đường sắt, xa lộ, hải cảng cho Philippines, những công trình tối cần thiết cho sự phát triển của quốc gia quần đảo này. Ông Tập Cận Bình còn cam kết sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Philippines và khuyến khích dân Trung Quốc đi du lịch đến nước này.
Bắt tay với Trung Quốc vì không muốn làm ‘chư hầu’ của Mỹ, Tổng thống Philippines lạc quan quá mức?
Tổng thống Philippines thừa nhận ông chuyển hướng hợp tác sang Trung Quốc vì bị lên án về cuộc chiến chống ma túy.
“Tôi nói vài ngày trước đây, vài tháng trước, rằng tôi sẽ vạch ra một hướng đi mới, thay đổi hướng của chính sách đối ngoại”, ông Duterte phát biểu tại một cuộc họp báo tại Bắc Kinh trong chuyến thăm chính thức của ông, theo Philstar.
“Thật không may, điều này bắt đầu với cuộc chiến chống ma túy”, ông nói.
“Điều thúc đẩy tôi phải thay đổi chính sách đối ngoại là việc suýt bị nhận một thỏa thuận bất công với phương Tây, Liên minh Châu Âu (EU) đã ký một bản tuyên bố mà họ nói với tôi là do các luật sư chuẩn bị, tôi xin chia sẻ các luật sư đã cảnh báo tôi rằng tôi có thể bị truy tố”, ông Duterte nói.
Vào tháng 9, Nghị viện Châu Âu đã lên án tình trạng giết người gia tăng tại Philippines liên quan đến cuộc chiến chống ma túy, yêu cầu chính phủ tiến hành điều tra ngay lập tức, đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ quốc gia, quốc tế và tôn trọng nhân quyền.
Và khi bị chỉ trích về nhân quyền, ông Duterte sẵn sàng chuyển sang hợp tác với Trung Quốc, một nước còn tai tiếng hơn về một loạt các vấn đề nhân quyền, nổi cộm nhất là nạn giết người hàng loạt để lấy nội tạng.
Ông Duterte phàn nàn rằng phương Tây cứ nhấn mạnh vàotuyên bố của ông rằng “nếu các ngươi hủy hoại đất nước của tôi, tôi sẽ giết các ngươi”, mà quên rằng “Có từ ‘nếu’. Đó là điều kiện”. Ông ngụ ý rằng nếu đất nước không bị phá hoại, thì ông cũng sẽ không giết những tên tội phạm.
Trong khi đó ở Trung Quốc, chính quyền không chỉ giết tội phạm, mà còn giết cả những người vô tội. Các nhà điều tra quốc tế kết luận các tù nhân lương tâm, trong đó phần lớn là các học viên Pháp Luân Công, đã và đang bị chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng để kiếm tiền.
Video: Bằng chứng mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc
Mong được Trung Quốc giúp đỡ
Ông Duterte đang có chuyến thăm Trung Quốc và không ngần ngại đề nghị giúp đỡ.
“Chúng tôi sẽ yêu cầu sự giúp đỡ của Trung Quốc. Tôi không biết liệu họ – chính phủ của các vị sẽ cung cấp cho chúng tôi”, ông Duterte nói.
Ông nói rằng ông tới thăm Trung Quốc để bày tỏ lòng kính trọng đối với người dân Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc, và nếu ông được yêu cầu, ông sẽ “đọc một mạch các thứ [mà nước ông cần]”, theo Philstar.
Lạc quan quá mức về Trung Quốc?
“Tại sao ta không chuyển hướng sang Trung Quốc? Trung Quốc tốt mà, họ chưa từng xâm chiếm đất nước ta chút nào qua tất cả các thế hệ”, ông Duterte phát biểu tại cuộc họp báo tại Bắc Kinh.
Có lẽ ông Duterte quên rằng các nước láng giềng của Trung Quốc đều từng bị họ gây hấn và xâm lược. Hoặc có thể ông nghĩ khoảng cách địa lý giữa Trung Quốc và Philippines khiến hai nước chỉ tranh chấp những ‘vùng nước’ như bãi cạn Scarborough mà Manila gọi là Panatag, còn Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham.
Thanh minh về mối quan hệ liên minh với Mỹ, ông Duterte nói: “Điều khiến chúng tôi xa rời Trung Quốc vốn không phải điều chúng tôi tự làm ra. Chúng tôi đã gần như là một nước chư hầu của Mỹ”.
Qua tuyên bố này, ông Duterte có vẻ tin rằng mình sẽ không trở thành ‘chư hầu’ của Trung Quốc.
Ông dường như đang lạc quan quá mức so với người dân về đối tác mới. Theo cuộc khảo sát mới công bố gần đây, người dân Philippines vẫn tín nhiệm Hoa Kỳ hơn rất nhiều so với Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Philippines đang đặt ra một mối bấp bênh với những chiến lược khó lường của mình. Vấn đề là, trong trường hợp ông Duterte nhận thấy đồng minh mới Trung Quốc lấn tới, và Philippines bị coi như ‘chư hầu’, hay khi ông bị chỉ trích về điều gì đó như Mỹ từng làm, thì khi đó ông Duterte sẽ chuyển sang đồng minh nào?
Và nếu người kế nhiệm của ông Duterte không tin theo đường hướng của ông, và quay trở lại với đồng minh lâu năm Hoa Kỳ, thì tổn thất mà Philippines phải gánh chịu trong nhiệm kỳ của ông sẽ ra sao?
Đó là những vấn đề mà người dân Philippines có thể phải suy tư khi lãnh đạo của họ đang chuyển hướng hợp tác sang Trung Quốc.
Mai Lan
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét