Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Khôi hài: Mang danh đoàn BT Bộ Công thương đi nước mà quá ư "âm lịch": Sao không mang SEC mà lại mang tiền mặt đi vừa vi phạm pháp luật vừa để bị mất trộm

Lời bàn của Hai Xe Ôm:  Như vậy đám trộm này đã thay mặt cơ quan chức năng để xử kín đoàn BT Bộ công thương vì:

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (năm nghìn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Qua thông tin không mấy rõ ràng cho thấy Đoàn BT Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã vi phạm: Mang tiền Việt qua cửa khẩu vượt mức quy định mà không khai báo ?
Mang tiền Việt sang chi tiêu tại Lào là vi phạm pháp luật Lào vì danh chính là đoàn Chính phủ mọi chi tiêu phải hợp pháp, chính tắc, qua cơ quan chức năng chứ không thể mua bán theo lối chợ đen, chui lủi ?

Những ngày vừa qua, dư luận đang quan tâm trước vấn nạn hành lý của khách bị mất cắp khi qua hải quan phi trường. Điển hình là sự việc vừa xảy ra đối với ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công Thương (con trai cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương) đã bị cuỗm mất 50 triệu đồng để trong vali khi qua hải quan Tân Sơn Nhất trên chuyến bay của hãng Vietnam Airlines hôm 25/9/2016.

Bộ Trưởng Công Thương CSVN bị cuỗm mất 50 triệu khi qua hải quan Tân Sơn Nhất

Mặc dù sự việc đã xảy ra hôm 25/9/2016, nhưng đến nay báo chí lề đảng trong nước mới đưa tin, sau khi bị mạng xã hội facebook phanh phui.
Văn bản của của Bộ công thương do ông Trần Tuấn Anh gửi hãng hàng không Vietnam Airlines, yêu cầu làm rõ việc hành lý ký gửi của đoàn Bộ trưởng Công thương đi từ Lào về Việt Nam đã bị phá khoá và mất 50 triệu đồng tiền mặt bỏ trong vali.

Tuy nhiên, trên trang Vietnamnet cho biết: “Việc kiểm tra được thực hiện đối với cả người, tư trang và vật dụng của nhóm nhân viên phục vụ hành lý của chuyến bay, nhân viên bốc xếp, trích xuất hình ảnh camera di động gắn trên hầm hàng khi dỡ hành lý của chuyến bay VN921. Cùng đó, chi nhánh Vietnam Airlines tại Lào và Cambodia cũng tiến hành kiểm tra và thực hiện báo cáo toàn bộ quy trình phục vụ hành lý của chuyến bay VN921 có sự tham gia của đoàn công tác Bộ trưởng Bộ Công Thương. Kết quả kiểm tra đều không phát hiện bất thường, không phát hiện hiện tượng phá khóa và lục hành lý của khách. Dữ liệu hình ảnh cũng cho thấy không thấy kiện hành lý có số tag như khách thông báo bị mất khoá.”


Bộ Công Thương cũng đã giải thích số tiền 50 triệu đồng bị mất không để trong vali của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mà để trong hành lý của một cán bộ trong đoàn. Và đây là số tiền chi phí cho đoàn khi đi công tác ở nước ngoài.

Vấn nạn mất cắp hành lý, tư trang trên các chuyến bay từ nước ngoài về Việt Nam khi qua hải quan sân bay là nỗi ám ảnh đối với các du khách quốc tế, việt kiều. Nhưng mặt khác, theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh bằng đường hàng không đã quy định rõ trong điều lệ vận chuyển, là tiền bạc và tư trang là những thứ không được chấp nhận vận chuyển. Vậy lý do vì sao ông Bộ Trưởng vẫn cứ để tiền trong vali ký gửi?

Nguyên Nguyễn

(SBTN)

Phạt người xuất cảnh mang theo tiền vượt quy định

Người không khai báo hải quan cửa khẩu khi mang ngoại tệ vượt quá 5.000 USD hay 15 triệu đồng sẽ bị phạt tiền tới 50 triệu đồng.

Theo Nghị định 45/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1/8, người xuất cảnh không khai hoặc khai sai số vàng, ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam vượt mức quy định sẽ bị phạt các mức sau:
- 1-3 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 triệu đến dưới 30 triệu đồng.
- 5-15 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30 triệu đến dưới 70 triệu đồng.
- 15-25 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70 triệu đến dưới 100 triệu đồng.
- 30-50 triệu đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
Với người nhập cảnh, mức phạt như sau:
- 1-2 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5 triệu đến dưới 50 triệu đồng.
- 5-10 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng.
- 10-20 triệu đồng với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100 triệu đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
Nếu số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo, người vi phạm có thể bị phạt từ 5 đến 25 triệu đồng.
Trường hợp người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị phạt từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, tùy vào giá trị tương đương của tang vật vi phạm.
Hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải quan bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng (quy định cũ phạt từ 20 đến 60 triệu đồng).
Nhà chức trách sẽ xử phạt từ một triệu đồng đến hai triệu đồng với hành vi tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được đăng ký mà không ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (năm nghìn đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (mười lăm triệu đồng Việt Nam).
Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối cũng phải khai báo hải quan cửa khẩu.
Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của hải quan cửa khẩu về số tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo với hải quan cửa khẩu không áp dụng đối với những cá nhân mang theo loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Phan Xâm

Không có nhận xét nào: