Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Tình báo Rumani cộng sản tiếp cận các chính khách Pháp như thế nào; Reuters: Nga tiết lộ có tiếp xúc với ban vận động của Trump trong mùa bầu cử


RFI


mediaBiểu hiệu của quân đội Rumani dưới thời cộng sản Ceausescu(wikipedia)
Tạp chí L’Express tuần này có bài nói về việc giải mật nhiều tài liệu của cơ quan tình báo Rumani Securitate dưới chế độ cộng sản của Ceausescu, với hàng tựa « Khi Ceausescu do thám người Pháp ».
Trong hơn bốn thập niên, các nhân viên tình báo Rumani dưới thời cộng sản, hoạt động tại Pháp đã theo dõi nhiều chính khác Pháp và thậm chí họ đã tuyển dụng được một số người. Kể từ khi chế độ cộng sản sụp đổ vào cuối những năm 1980, hàng trăm nhà nghiên cứu đã thu thập, phân tích các hồ sơ được giải mật của cơ quan an ninh, tình báo Rumani Securitate. Một phần của kho tài liệu mật này được công bố kể từ những năm 2000. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 60 ngàn tài liệu chưa được giải mật vì được coi là quá nhậy cảm. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Pháp là một trong những mục tiêu ưu tiên của Securitate, bởi vì Paris được coi là nơi trú ngụ chủ yếu của phe đối lập, chống chính quyền Ceausescu, nơi lưu vong của đông đảo người Rumani.
Tại Bucarest, các lãnh đạo phản gián Rumani thời đó tin tưởng rằng tại Paris, những người Rumani lưu vong và đối lập đang chuẩn bị các kế hoạch dự án lật đổ chính quyền và được Mỹ tài trợ. Do vậy, họ điều rất nhiều các nhân viên an ninh và tình báo, dưới các vỏ bọc khác nhau, sang thủ đô Pháp để « ngăn chặn » những kế hoạch này.
Một cựu nhân viên phản gián Pháp cho tuần báo L’Express biết là vào thời đó, khoảng 100 nhân viên Rumani hoạt động trên lãnh thổ Pháp. Việc nhận diện và theo dõi cũng tương đối dễ: Đó là những người duy nhất có máy sao chụp cá nhân và có chỗ đỗ xe hơi riêng…
Thế lực của Securitaté bị suy giảm từ sau 1978, đặc biệt sau vụ lãnh đạo cơ quan này, Ion Pacepa, đào thoát sang Hoa Kỳ. Securitate bị giải thể sau cái chết của Ceausescu và sự sụp đổ của chế độ cộng sản.
Mặc dù luật cho phép giải mật tài liệu lưu trữ được thông qua từ năm 1999 nhưng phải đến năm 2004, thì văn bản này mới thực sự được áp dụng. Và cho đến nay, cơ quan an ninh của Rumani vẫn chưa chịu giải mật nhiều tài liệu, làm rõ những tội ác của Securitate.
Trong khối tài liệu của Securitate được giải mật, các nhà báo của L’Express chú ý đến hồ sơ Claude Estier.
Chỉ vài tháng sau khi ông François Mitterand được bầu làm tổng thống Pháp, năm 1981, một nhân viên tình báo Rumani hoạt động tại Pháp, Oros Popescu, đã có được quan hệ với ông Claude Estier, một trong những cộng sự trung thành nhất của tổng thống Mitterrand. Ông Estier lúc đó là dân biểu, rồi giữ chức chủ tịch tiểu ban đối ngoại Quốc Hội, từ năm 1983 đến 1986 và sau đó trở thành thượng nghị sĩ cho đến 2004.
Theo phiếu tài liệu đề ngày 28/02/1982, nhân viên Popescu báo về Securitate là nguồn tin (tức ông Estier), cho biết sẵn sàng có những hoạt động gây ảnh hưởng và do đối tượng có cảm tình với Rumani, đề nghị xem xét sử dụng. Cấp trên của Popescu rất vui mừng, thông báo mở một hồ sơ, với mật danh là Stanica để thực hiện dự án có tên gọi là Ariana. Mục tiêu của Securitate là sử dụng ông Estier vận động lập ra một nhóm các chính khách gây ảnh hưởng trong các định chế thuộc nghị viện Pháp.
Là chính khách có thể lực trong đảng Xã Hội của tổng thống Mitterrand, ông Estier đã tỏ ra là người có tài trong việc gây ảnh hưởng, có lợi cho chế độ Ceausescu. Một tài liệu của Securitate cho biết : « Sĩ quan của chúng ta đã thành công, thuyết phục được ông Estier chuyển trực tiếp đến tổng thống Mitterrand những mối quan ngại của chúng ta liên quan đến chiến dịch báo chí mà một số tờ báo và những phần tử Rumani lưu vong phát động chống lại đất nước chúng ta ».
Tình báo Rumani đã lên cả một kế hoạch để duy trì quan hệ lâu dài với ông Estier, trong đó có việc « chuẩn bị những điều kiện để mời ông ta sang Rumani, với một lý do chính thức ».
Còn nhiều thông tin của Securitate không thể kiểm chứng bởi vì ông Estier đã qua đời hồi tháng 03/2016. Nhưng theo L’Express, ông Estier khó có thể thuyết phục được tổng thống Mittterrand trong hồ sơ Rumani, bởi vì tổng thống Pháp rất ghét Ceausescu, thậm chí ông đã hủy một chuyến công du chính thức sau khi xẩy ra một vụ điệp viên Rumani bị phát giác trên lãnh thổ Pháp.
Vậy cơ quan phản gián Pháp có biết trường hợp ông Estier hay không ? Nhiều cựu lãnh đạo cao cấp của cơ quan này khẳng định là có và thậm chí còn bổ sung rằng hồ sơ này không chỉ liên quan đến Securitate mà còn cả với KGB của Liên Xô. Thông tin đã được chuyển lên tổng thống Mitterrand và ông không sốt sắng tìm hiểu, nhưng điều này không có nghĩa là nguyên thủ Pháp không chú ý tới thông tin này. Phải chăng vì lý do đó mà tổng thống Mitterrand không bao giờ bổ nhiệm ông Estier làm bộ trưởng.

Ng

1.11.2016


    Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov.
    Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov.

    Nga tiết lộ có tiếp xúc với ban vận động của Trump trong mùa bầu cử

    Chính phủ Nga có tiếp xúc với các thành viên thuộc toán chính trị của Tổng thống tân cử Donald Trump trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ và biết hầu hết những người thân cận của ông Trump, một trong những nhà ngoại giao cao cấp nhất của Nga tiết lộ với thông tấn xã Interfax ngày 10/11.
    Bị bà Hillary Clinton của Đảng Dân chủ cáo buộc là con rối của Tổng thống Vladimir Putin sau khi ông Trump ca ngợi nhà lãnh đạo Nga, ông Trump đã bác bỏ những ý kiến cho rằng ông có dính líu với chính phủ Nga trong chiến dịch tranh cử.
    Tuy nhiên, trong phát biểu có thể gây khó khăn về chính trị cho ông Trump, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov xác nhận thực ra đã có một vài sự liên lạc giao tiếp giữa đôi bên.
    Interfax dẫn lời ông Ryabkov rằng: ‘Đã có những sự liên lạc. Chúng tôi đang làm như thế và đã làm như thế trong suốt chiến dịch tranh cử.’
    Ông nói thêm những sự liên lạc tiếp xúc ấy sẽ tiếp tục, và rằng chính phủ Nga biết và đã tiếp xúc với nhiều đồng minh thân cận nhất của ông Trump, dù không nêu tên cụ thể.
    Ông Ryabkov cho biết Moscow đã bắt đầu xem xét cách thức thiết lập những kênh thông tin chính thức để liên lạc với chính quyền Trump.
    Một nữ phát ngôn viên của ông Trump không đáp ứng yêu cầu bình luận tức thời về tin này.
    Theo những nguồn tin quen thuộc với vấn đề này thì Cục Điều tra Liên bang Mỹ trong những tháng gần đây đã mở một cuộc điều tra sơ khởi về những cáo buộc là ông Trump và những cộng sự có thể đã có những giao dịch đáng ngờ với người dân hay doanh nghiệp Nga, nhưng không tìm thấy chứng cớ để mở một cuộc điều tra toàn diện. FBI không công khai thảo luận về cuộc điều tra này.

    Không có nhận xét nào: