Phạm Viết Đào.
Một trong 4 nguyên
tắc của Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác Lê nin đã xác định:
“Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn.
Thực tiễn còn là mục đích của nhân thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của
nhận thức.”
(https://voer.edu.vn/m/ly-luan-nhan-thuc/eea81801)
Căn cứ vào nguyên lý này, chúng ta cùng soi vào thực tiễn nền
kinh tế-xã hội Việt Nam hiện nay hiện đang đặt dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối,
toàn diện của Đảng CS Việt Nam để đánh giá, kiểm chứng những kết quả và hậu quả
cũng như trách nhiệm của Đảng như Điều 4 Hiến pháp 2013 đã quy định trước hiện tình
đất nước:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội.
2.
Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân,
phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước
Nhân dân về những quyết định của mình.
MỘT VÀI THÔNG TIN ĐÁNG
CHÚ Ý VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ NỢ CÔNG
Điều mà dư luận xã hội
hiện đang hết sứ lo lắng, quan tâm đó là vấn đề nhà nước đã sử dụng một nguồn ngân
sách lớn, đầu tư không hiệu quả, thất thoát dẫn tới nợ công cao, đất nước đứng trước
nguy cơ vỡ nợ; môi trường chạm ngưỡng ô nhiệm cao như lời BT Bộ Tài Nguyên Môi trường;
Môi trường xã hội thì rối loạn…
Chính kinh tế, làm ăn không
hiệu quả, điều hành kinh tế vĩ mô có vấn đề chính là nguyên nhân của mọi nguyên
nhân dẫn đất nước tới bờ vực thảm họa; xô đẩy đất nước, con người và các quan hệ
kinh tế-xã hộ chuyến hóa sang chiều hướng xấu…
Xin nêu một vài thông tin
về công nợ của Chính phủ:
“-Nợ công lên tới 86 tỉ USD: Mỗi
người dân Việt Nam phải gánh khoản nợ gần 29 triệu đồng tính đến hết năm 2014…
Trong một báo cáo mới đây của Bộ Tài chính trước Quốc hội, mức nợ công tính tới cuối năm 2015 đang chiếm
61,3 % GDP. Nợ công Việt Nam gia tăng mạnh qua các năm, chủ yếu do nợ trong nước.
Hiện mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh khoản nợ khoảng gần 29 triệu đồng.
-“Tốc
độ tăng nợ công gấp 3 lần tăng trưởng GDP
Theo Bộ trưởng Tài chính
Đinh Tiến Dũng, tổng nợ công năm 2015 là 2,68 triệu tỷ đồng, gấp 14,8 lần so
với năm 2001.
Giải trình trước Quốc hội ngày 1/11, Bộ trưởng Tài chính Đinh
Tiến Dũng cho biết, năm 2001, nợ công mới chỉ chiếm 36,5% GDP; năm 2005 là 40,8%;
năm 2010 là 50% và năm 2015 đã lên 62,2% GDP.
Về quy mô,
năm 2015, tổng nợ công khoảng 2,68 triệu tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2010, gấp 7,6
lần năm 2005 và gấp 14,8 lần so với năm 2001. Tốc độ tăng nợ công của giai đoạn
2011-2015 là 18,5% mỗi năm, gấp khoảng 3 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế
cùng kỳ.
(http://news.zing.vn/toc-do-tang-no-cong-gap-3-lan-tang-truong-gdp-post694368.html)
Những khoản nợ công này liên quan mật thiết
tới sự thất thoái tại các dự án đầu tư điển hình sau đây:
-“Báo cáo của Uỷ ban
Kinh tế của Quốc hội cũng nêu tên nhiều dự án thua lỗ, “đắp chiếu” như: Dự án
Nhà máy Đạm Ninh Bình do Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình (Tập đoàn Hoá chất) đầu
tư với số vốn 12.000 tỷ đồng nhưng qua 4 năm hoạt động, mỗi năm đã lỗ khoảng
2.000 tỷ đồng.
-Nhà máy
sản xuất xơ sợi Đình Vũ của Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex)
thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư 7.000 tỷ đồng nhưng đã phải tạm ngừng
hoạt động.
-Dự án nhà
máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất là một trong ba nhà máy ethanol
trọng điểm quốc gia với số vốn đầu tư lên đến hơn 2.200 tỷ đồng đã dừng hoạt
động. Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 trên 8.000 tỷ
đồng vẫn chưa hoạt động sau 10 năm triển khai.
-Nhà máy
bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An do Công ty TNHH một thành viên Phát triển
công nghiệp và Vận tải (Tracodi - tên giao dịch ở thời điểm đó là Công ty Đầu
tư Phát triển Giao thông vận tải thuộc Tổng công ty Xây dựng công trình giao
thông 6) đầu tư với số vốn 3.000 tỷ đồng sau 10 năm phải bỏ hoang vì không thể
sản xuất được do công nghệ không phù hợp.
-Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (tổng
vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên làm chủ đầu
tư;
-Liên quan đến việc thua lỗ gần
3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2013) tại Tổng Cty CP Xây lắp Dầu khí (PVC), tìm
hiểu của PV được biết, năm 2011 PVC được giao làm Tổng thầu EPC với gói thầu
lên tới trên 34 nghìn tỷ đồng, năm 2015 - 2016 được giao 2 gói thầu trị giá hơn
3.000 tỷ đồng.
Được chỉ định nhiều gói thầu
lớn
Theo tìm hiểu của PV, Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (ở Thái Thuỵ, Thái Bình)
do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) làm chủ đầu tư, và PVC (thành
viên của tập đoàn) làm Tổng thầu EPC. Dự án khởi công năm 2011, công suất thiết
kế 1.200MW, tổng mức đầu tư 34.295 tỷ đồng (tương đương 1,7 ty USD), dự kiến
hoàn thiện năm 2015.
Tiếp đó, tại Dự án Nhà
máy nhiệt điện Sông Hậu 1 (ở huyện Châu Thành, Hậu Giang) được khởi công ngày
16/5/2015, do PVN làm chủ đầu tư, TCty Lắp máy VN (Lilama) làm Tổng thầu EPC,
PVC cũng nhận được 2 gói thầu trị giá hơn 3.000 tỷ đồng theo cơ chế “chỉ định
thầu”.
Ngày 22/7, một lãnh đạo Lilama cho biết thêm, gói thầu Xử lý nền
được ký kết giữa Lilama và PVC ngày 29/5/2015, trị giá 571 tỷ đồng. Gói thầu
Xây dựng được ký kết giữa Lilama với PVC ngày 5/4/2015, trị giá 2,555 tỷ đồng.
Vị lãnh đạo này cho rằng, nếu được quyết sẽ thực hiện cơ chế đấu thầu, chứ không chỉ định thầu như hiện nay.
Những dữ liệu kể trên được đúc kết trong
các điều sau đây của Nghị quyết TW 4 khóa 12:
6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng
phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...;
đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài
sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng
phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.
7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền
hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm
dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham
nhũng, tiêu cực.
8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức,
chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng
quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen
lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
( Mục 2- Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối
sống ; II- NHẬN DIỆN NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO
ĐỨC, LỐI SỐNG, "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN HÓA" )
Những thất này liên quan tới Trịnh Xuân Thanh,
Vũ Huy Hoàng, Vũ Đình Duy và rất nhiều quan chức của Đảng, do Đảng cử ra đảm nhận
là chủ dự án, chủ đầu tư…
Trước thực trạng của nền kinh tế xã hội Nghị quyết TW 4 khóa 12 đã
đánh giá như thế nào:
“Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay. Đó là kết quả sự nỗ
lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó có sự hy
sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Chúng ta
có quyền tự hào về bản chất tốt đẹp, truyền thống anh hùng và lịch sử vẻ vang
của Đảng ta - Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đại biểu của dân tộc Việt
Nam anh hùng. “
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn không ít
hạn chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết
thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
chưa đáp ứng yêu cầu…
Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong
nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn
chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản
bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản
động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả
chưa cao…”
( Phần tình hình )
Tình hình trên có cả
nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó, nguyên nhân chủ quan là chủ
yếu.
1)
Nguyên nhân khách quan:
Tác động
từ khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô và
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu; từ mặt trái của kinh tế thị trường, những
hoạt động lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế.
Những khó
khăn, thách thức của các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh
quốc tế hiện nay; nhiều vấn đề mới, phức tạp phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa
được lý giải và xử lý kịp thời, hiệu quả.
Các thế
lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hoà
bình", lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền",
dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc,
bóp méo tình hình; cổ súy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân
chủ nghĩa;
Đồng thời,
cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống
phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.
( Phần nguyên nhân khách quan )
MỘT VÀI CÂU HỎI ĐẶT RA:
Phần tình hình đã phân tích đúng, trúng với những
diễn biến của thực tiễn hay thực tiễn một đằng nhưng lại nhận đinh một nẻo?
Liệu tình hình thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ
đồng do đầu tư vào các dự án không hiệu quả là thực tế; Liệu thực tế này có trùng
khớp, liên quan tới tình hình giảng dạy và “học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh chưa đáp ứng yêu cầu…” không như NQTW 4 đánh giá?
Việc thất thoát hàng ngàn tỷ
dẫn tới nợ công chạm trần liệu có do các thể lực thù địch như phần nguyên nhân khách
quan nêu ?
Liệu sự sụp đổ cúa các nước
Đông Âu có liên quan gì tới Khu gang thép Thái Nguyên, đến nhà máy đạm Ninh Bình
và nhiều dự án khác đầu tư hang ngàn tỷ không hiệu quả’ Đến sự thua lỗ hang ngàn
tỷ ở EVN mặc dù kinh doanh độc quyền, một mình một chợ ?
Quy trách nhiệm thất thoát hàng ngàn tỷ dẫn tới nợ công cao là do:
“Các thế lực
thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược "diễn biến hoà
bình", lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền",
dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc,
bóp méo tình hình; cổ súy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ
nghĩa” liệu đã
biện chứng khách quan chưa; Có đúng sát thực tiễn ?
P.V.Đ.
( Còn nữa…)
Bài 2 sẽ kiểm chứng
tình hình kinh tế-xã hội của đất nước với Phần nguyên nhân chủ quan )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét