Hồ Như Ý
- 7 giờ trước
Theo truyền thông nước ngoài, trong một vài năm gần đây, cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng quyết liệt, nhất là chỉ còn một năm nữa là đến Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trong đó thu hút sự chú ý nhất là cuộc tranh chấp được cho là đang công khai hóa giữa Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình và Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường về đường lối phát triển kinh tế.
Trong thể chế độc tài chuyên chế, sự khác biệt và tranh chấp về chính sách kinh tế có thể diễn biến thành những cuộc chiến giành quyền lực chính trị và sau đó là những cuộc thanh trừng đối thủ tàn khốc và gây ra ảnh hưởng to lớn.
Do đó tranh chấp về đường lối kinh tế của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường cũng đưa tới những lo âu về tương lai kinh tế Trung Quốc, bị cho là không mấy sáng sủa.
50 năm trước Mao Trạch Đông phát động "Đại cách mạng văn hóa vô sản" với hai mục đích: Một là xóa bỏ danh tiếng xấu của bản thân trên vũ đài lịch sử bởi chủ trương hoang tưởng và năng lực điều hành kinh tế yếu kém khi phát động phong trào Đại Nhảy Vọt và Công Xã Nhân Dân giai đoạn 1958-1961 gây ra hậu quả là nền kinh tế sụp đổ, xảy ra nạn đói lớn làm chết gần 40 triệu người.
Hai là loại bỏ những đối thủ chính trị như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài… đang không ngừng nâng cao sức ảnh hưởng trong Đảng khi thực hiện chính sách giao khoán nông nghiệp tới tận hộ gia đình, khôi phục kinh tế nông thôn và sức sản xuất sau Đại Nhảy Vọt.
Mao Trạch Đông vốn ít học, năng lực điều hành kinh tế yếu kém, nhưng lại không muốn giao cây gậy quyền lực cho người khác. Mao chủ tịch được đánh giá là một cao thủ về chính trị khi không ngừng tạo ra những phong trào chính trị để triệt hạ đối thủ.
Kinh tế đóng vai trò rõ rệt trong các phong trào chính trị đó.
Tập-Lý chi tranh?
Sự khác nhau trong chính sách điều hành kinh tế của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường là gì?
Có thể xem Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Tập Cận Bình thuộc phe Đảng, chủ trương " Đảng trị, quốc hữu hóa nền kinh tế là điều hành qua các chỉ lệnh từ Trung ương Đảng".
Điều này dường cũng có lợi cho Tập Cận Bình khi muốn gạt bỏ đối thủ chính trị thông qua cuộc chiến chống tham nhũng. Chủ trương này mang hơi hướng nền kinh tế kế hoạch có từ thời Mao Trạch Đông mặc dù Tập cũng rất muốn bản thân được người ta xem là người kế thừa xứng đáng nhất của Đặng Tiểu Bình.
Lý Khắc Cường lại thuộc về phe "kinh tế thị trường và tư doanh hóa nền kinh tế", chủ trương của Lý phù hợp với lý thuyết kinh tế hiện đại cũng như thực tiễn kinh tế Trung Quốc sau 30 năm cải cách.
Trong buổi nói chuyện về cải cách doanh nghiệp nhà nước tổ chức tại Bắc Kinh ngày 7/4/2016, phát biểu của hai người đã lần lượt bộc lộ sự tranh chấp.
Đối với vấn đề ai sẽ là người quản lý nền kinh tế và các doanh nghiệp, Tập Cận Bình chủ trương Đảng lãnh đạo doanh nghiệp thông qua ban bí thư: " Đảng cần quản lý Đảng, thắt chặt quản lý các cấp Đảng từ trên xuống, tăng cường và cải tiến sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp quốc doanh, ra sức phát huy tác dụng cốt lõi của tổ chức Đảng"; "Đảng ủy các cấp cần luôn ghi nhớ trách nhiệm trọng đại là làm tốt quản lý giỏi doanh nghiệp quốc doanh, thúc đẩy nền kinh tế quốc doanh".
Trong khi đó Lý Khắc Cường lại chủ trương để cho doanh nghiệp tự quản lý: "Thúc đẩy cải cách doanh nghiệp quốc doanh, thúc đẩy xây dựng thể chế, mô hình doanh nghiệp hiện đại và hoàn thiện kết cấu quản lý pháp nhân"; "quảng bá tinh thần doanh nhân".
Mấy năm gần đây, cỗ xe kinh tế Trung Quốc không ngừng tụt dốc không phanh, tăng trưởng GDP hàng năm từ 13% rớt xuống chỉ còn 6,7% (nếu như loại bỏ những con số được thổi phồng qua báo cáo từ các địa phương thì chỉ số GDP thực tế còn thấp hơn nữa). Đầu tàu kinh tế là các doanh nghiệp quốc doanh có hiệu quả kinh tế thấp, thua lỗ nghiêm trọng, kéo theo cả nền kinh tế Trung Quốc xuống dốc.
Cải cách kinh tế
Vậy thì lối thoát ở đâu? Thực tiễn mở cửa hơn 30 năm đã cho thấy mấu chốt nằm ở cải cách chế độ sở hữu và minh bạch hóa.
Tập Cận Bình chỉ thị phải phát triển lớn mạnh kinh tế nhà nước, nhấn mạnh rà soát, tăng cường quản lý để tăng cường sự tối ưu của doanh nghiệp quốc doanh.
Lý Khắc Cường lại cho rằng chủ trương như vậy là không khả thi. Ông Lý nói: "Doanh nghiệp nhà nước cần tuân thủ quy tắc của thị trường, tinh giảm biên chế nâng cao hiệu suất, loại bỏ công nghệ lạc hậu, hao tốn nhiều năng lượng". Đây cũng chính là chủ trương thu hẹp dần và loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, hiệu suất thấp bị giới học giả gọi là " Doanh nghiệp cương thi" - bơm bao nhiêu nhân sâm diệu dược cũng không có tác dụng.
Khó khăn của kinh tế Trung Quốc bắt nguồn từ những chính sách hạn chế động lực của nền kinh tế của Đảng cầm quyền khi thắt chặt tự do cá nhân, dùng "vạn lý tường lửa" để kìm kẹp thông tin, theo dõi người dân, dùng ý thức hệ để nhồi sọ và trói buộc tư tưởng, xâm phạm quyền sở hữu tư nhân, tập trung rót vốn cho các doanh nghiệp quốc doanh, nhà nước can thiệp quá mức vào nền kinh tế.
Tăng cường tính Đảng trong doanh nghiệp quốc doanh thực tế đã làm cho hiệu suất của những doanh nghiệp này hạ thấp.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc, từ năm 2007-2013 có tới 190.000 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thường xuyên, bình quân thu nhập ròng tính theo tài sản ở mức -3,6%.
Để so sánh thì ở khối doanh nghiệp tư nhân phi nhà nước tỷ lệ này là 15,7%.
Doanh nghiệp quốc doanh dựa vào những chính sách ưu đãi và trợ cấp của chính phủ, mà thực chất là từ tiền của người dân nộp thuế, lối thoát chính là tự cắt bỏ những nghành hiệu suất thấp, chuyển sang tư nhân hóa. Tuy nhiên với chủ trương phát triển mạnh doanh nghiệp nhà nước, thì chính phủ chèn ép kinh tế tư nhân phát triển.
Mấy năm gần đây, sự phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp tư nhân càng rõ ràng về mặt thuế, đất đai, vay vốn và thuê mướn tài nguyên. Kết quả là đầu tư của tư nhân vào nền kinh tế giảm mạnh theo từng năm.
Tăng cường tính Đảng ở các công ty còn làm giảm tính tích cực của doanh nghiệp, lòng người lo sợ bao giờ sẽ đến lượt mình bị người của Vương Kỳ Sơn ( Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng CSTQ) tới gặp, do đó cán bộ, doanh nhân thi nhau di cư ra nước ngoài, dòng vốn cũng chảy theo.
Đối với nông nghiệp, sự đối nghịch cũng rất rõ ràng qua góc nhìn của hai người đối với vấn đề tập thể hóa nông nghiệp.
Ngày 25/5 trong lần khảo sát tới Hắc Long Giang, Tập Cận Bình nói: "Hợp tác xã nông nghiệp là phương hướng". Còn Lý Khắc Cường trước đó đã từng phát biểu tại kỳ họp Quốc hội, biểu thị phản đối tập thể hóa nông nghiệp, nói rằng ở thời đại Mao Trạch Đông tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, xảy ra tham ô ăn bớt lương thực, nông dân không đủ ăn, tới khi thực hiện khoán tới từng hộ gia đình, nhà nhà mới được ăn no.
Kinh nghiệm cá nhân
Sự khác biệt trong chủ trương điều hành kinh tế có lẽ liên quan tới bối cảnh giáo dục và kinh nghiệm công tác của từng người.
Ông Lý Khắc Cường bản thân thi đỗ vào Đại Học Bắc Kinh, trong thời gian học thạc sĩ, tiến sĩ thì chịu ảnh hưởng của Lịch Dĩ Ninh, một bậc thầy về tư nhân hóa kinh tế và kinh tế học hiện đại. Ông cũng là người áp dụng phương pháp dùng lượng tiêu thụ điện và những dữ liệu khác để tính toán chỉ số GDP thực tế, ngoài ra còn thúc đẩy cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục để nâng cao hiệu suất của chính phủ, giảm bớt tham nhũng.
Ông Tập Cận Bình thì ngược lại, mới chỉ học đến cấp II rồi sau đó bị đưa về nông thôn trong thời Cách mạng văn hóa. Sau khi Cách mạng văn hóa kết thúc thì bước vào quan trường. Ông không có hứng thú đối với kinh tế thị trường, mỗi khi nhắc tới kinh tế thì từ ngôn ngữ cho tới phương pháp tư duy đều như là từ thời đại Mao Trạch Đông.
Ví dụ bài nói chuyện của ông về tình hình kinh tế tại Bắc Kinh ngày 9/7, khi đề cập xây dựng kinh tế học chính trị xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, có đoạn: "Kinh tế học chỉ có thể phát triển tại bên trong thực tiễn phong phú, lại cần phải được kiểm nghiệm bởi thực tiễn, cần tăng cường nghiên cứu và tìm tòi, tăng cường tổng kết nhận thức đối với tính quy luật, không ngừng hoàn thiện'.
Trong bài phát biểu tại hội nghị G20 tại Hàng Châu hồi đầu tháng này, ông Tập đã trích dẫn thành ngữ cổ của Trung Quốc là "Khinh quan dịch đạo, thông thương khoan nông" khi bình luận về nền kinh tế toàn cầu. Vì các nét trong từ "nông" rất giống từ "y", trong từ y phục, ông đã đọc nhầm đoạn cuối của thành ngữ, dẫn đến nó có nghĩa là "trút bỏ y phục" thay vì nghĩa là "nới lỏng chính sách nông nghiệp" (!).
Khi đưa ra một chính sách, đường lối kinh tế nào đó, không nhất thiết phải yêu cầu lãnh đạo quốc gia, chính phủ phải xuất thân từ nghiên cứu kinh tế học chuyên nghiệp.
Quan trọng là người lãnh đạo phải có tư duy kinh tế, không thì hãy buông tay để người có chuyên môn tiếp quản. Năm xưa Triệu Tử Dương tuy chưa qua trường lớp đào tạo kinh tế học nào, nhưng Triệu Tử Dương là người có tầm nhìn, có tư duy sâu rộng. Triệu Tử Dương rất chân thành nghe ý kiến từ người khác, nắm bắt được vấn đề then chốt, đưa ra nghi hoặc để cho người đối diện giải thích. Sau đó từ những ý kiến khác nhau, đem dùng những ý kiến mang tính hợp lý và khả năng thành công cao.
Những người tiền nhiệm của Tập Cận Bình như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào tuy không hiểu kinh tế nhưng lại thẳng thắn thừa nhận bản thân không biết và buông tay cho cấp phó của mình là Chu Dung Cơ, Ôn Gia Bảo quản lý, qua đó Trung Nam Hải chưa bao giờ xuất hiện tình trạng nội bộ lãnh đạo mâu thuẫn nhau về đường lối kinh tế, nhờ đó có được thành tích kinh tế ngoạn mục.
Trước mắt, chỉ có thông qua biện pháp cải cách thể chế, tăng cường tư nhân hóa kinh tế và thị trường hóa thì mới có thể giải quyết được khó khăn của kinh tế Trung Quốc. Chính sách của Lý Khắc Cường tỏ ra kế tục thành công và kinh nghiệm thực tiễn của 30 năm cải cách mở cửa trong khi con đường của Tập Cận Bình nhấn mạnh yếu tố Đảng trị và mệnh lệnh kinh tế, kế thừa mô hình kinh tế kế hoạch tập trung thời Mao Trạch Đông.
Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của người viết, hiện sống và làm việc tại TP HCM.
Trung Quốc muốn kiểm soát toàn bộ những gì mà người ta muốn xem
Hãy hình dung ra một ngày nào đó, bỗng dưng có một đảng phái chính trị tuyên bố rằng họ sẽ đưa ra một phương thức mới để kiểm duyệt tất cả các phim của Hollywood, cấm chiếu tất cả những bộ phim có cảnh quay miêu tả tiêu cực về đảng phái đó cũng như lực lượng cảnh vệ và quân đội của họ. Hãy hình dung rằng, họ sẽ cấm những thước phim có nội dung đề cao tôn giáo và sự siêu nhiên. Họ cũng sẽ không cho phép trình chiếu những hình ảnh trong đó người dân đang vi phạm luật lệ của họ.
Thực tế là hiện nay Hollywood đã và đang tuân theo tất cả những yêu cầu đó, nhưng không phải là họ làm theo chỉ định của một đảng phái chính trị nào đó ở Mỹ. Thay vào đó, họ tự kiểm duyệt nội dung các tác phẩm của mình để làm hài lòng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), với hy vọng là những bộ phim của họ sẽ thâm nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới này. Và sau khi những bộ phim này được thay đổi nội dung để lấy lòng chính quyền Trung Quốc, thì chúng được công chiếu khắp toàn cầu, ngay cả ở Mỹ, chứ không chỉ riêng tại các rạp phim của Trung Quốc.
Trong khi các công ty Trung Quốc đang thâu tóm các doanh nghiệp chủ chốt trong ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, thì nhiều nhà làm phim của Mỹ vẫn đang hợp tác trực tiếp với các công ty Trung Quốc và với những cơ quan của ĐCSTQ nhằm điều chỉnh và kiểm duyệt những bộ phim của họ. ĐCSTQ bây giờ đã kiểm soát được những gì mà Hollywood được và không được phép sản xuất.
Những nhà lãnh đạo của Trung Quốc muốn chi phối Hollywood không chỉ vì mục đích đơn thuần là kiểm duyệt và lợi nhuận. Họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh văn hóa, mà nạn nhân của nó chính là khán giả Mỹ và sự tự do sáng tạo về biểu tượng nước Mỹ.
Hollywood là hãng sản xuất giấc mơ của nước Mỹ. Hơn bất kỳ hình thức văn hóa nào khác, điện ảnh định hình cho trí tưởng tượng của người Mỹ. Nó cũng cung cấp cho người Mỹ một điểm tương đồng để mở ra một cuộc đối thoại ở cấp độ quốc gia. Và ở một mức độ nào đó, thì đặc tính của nước Mỹ được hình thành thông qua các bộ phim nổi tiếng. Nhưng hiện nay ĐCSTQ đang trực tiếp tự nhúng tay vào quy trình tạo ra những câu chuyện mà người Mỹ sử dụng để tìm hiểu về bản thân mình.
Kiểm soát tư tưởng
Một báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung (USCC) vào ngày 28 tháng 10 năm 2015 đã công bố rằng “Trung Quốc coi phim ảnh là một công cụ để kiểm soát xã hội”. Và nhấn mạnh rằng khi đề cập đến các chính sách của Trung Quốc về việc điều chỉnh nội dung trong phim, thì “những mối quan tâm của ĐCSTQ luôn phải ở vị trí cao hơn tất cả các quyền lợi khác”.
Vị trí này có thể được nhìn thấy rõ ràng trong một số bộ phim đã bị hệ thống kiểm soát của ĐCSTQ kiểm duyệt hoặc chặn lại.
[Phim “Đặc vụ áo đen phần 3”] đã bị ép phải cắt đoạn người dân bị xoá ký ức, vì một tờ báo Trung Quốc cho rằng cảnh phim này có thể được hiểu là một sự bình luận về chính sách kiểm duyệt Internet của Trung Quốc.
– Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung
Phim “Thuyền trưởng Phillips” được sản xuất vào năm 2013, với nam diễn viên chính Tom Hanks trong vai thuyền trưởng của một con tàu chở hàng của Mỹ, và được cứu thoát khỏi cướp biển Somali nhờ lực lượng đặc nhiệm Hải quân Mỹ. Báo cáo của Ủy ban Giám sát Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung cho biết, ĐCSTQ đã ngăn không cho phim này được chiếu ở Trung Quốc “vì bộ phim mô tả tích cực về đất nước và quân đội của Mỹ”.
Một cảnh trong bộ phim “Nhiệm vụ bất khả thi 3” được sản xuất vào năm 2006 với sự góp mặt của nam diễn viên Tom Cruise, có cảnh quần áo treo trên dây phơi ngoài trời ở Thượng Hải. Báo cáo của Ủy ban Giám sát Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung cho biết rằng, phân cảnh trên đã bị Trung Quốc xóa “bởi vì nó miêu tả không tích cực về Thượng Hải. Mặc dù xét trên thực tế thì bộ phim đã được quay một phần ở Thượng Hải, là nơi mà rất nhiều người không có máy sấy quần áo”.
Báo cáo cũng lưu ý rằng bộ phim “Người áo đen” sản xuất vào năm 2012 “đã bị ép phải cắt cảnh người dân bị xoá ký ức, vì một tờ báo Trung Quốc cho rằng cảnh phim này có thể được hiểu là một sự bình luận về chính sách kiểm duyệt Internet của Trung Quốc”.
Còn có rất nhiều trường hợp tương tự cũng bị kiểm duyệt tại Trung Quốc. Như phim Karate Kids phiên bản năm 2010, mặc dù đã được ĐCSTQ giám sát gắt gao nhưng vẫn gặp rắc rối vì nhân vật phản diện trong phim là người Trung Quốc. Ngoài ra, báo cáo còn cho biết rằng, định dạng 3D của bộ phim Top Gun năm 1985 cũng đã bị cấm chiếu “vì nó phô diễn sự vượt trội của quân đội Mỹ”.
Ông Amar Manzoor, tác giả cuốn “Nghệ Thuật Chiến Tranh Công Nghiệp” nhận định rằng, có thể xem cách ĐCSTQ sử dụng các bộ phim tương tự như cách mà một công ty một mặt quảng bá thương hiệu của mình nhưng đồng thời còn tấn công đối thủ chính của nó.
Manzoor lấy ví dụ về bộ phim “Transformers: Kỷ nguyên Tuyệt chủng” được sản xuất vào 2014. Bộ phim hành động này lồng quảng cáo cho ít nhất 10 sản phẩm của Trung Quốc – từ các công ty bất động sản cho đến máy tính, và cả rượu. Ông nói: “Về mặt truyền thông thì họ đang tìm kiếm sự hiện diện của Trung Quốc trong ngành công nghiệp điện ảnh Mỹ, bởi vì thâm nhập thị trường bằng phim Mỹ thì tốt hơn là chỉ phim Trung Quốc”.
Manzoor cho rằng điều này nằm trong một ý tưởng bao quát hơn: Nếu chúng ta thâm nhập vào một nền văn hóa cao cấp và tự đặt mình vào vị thế mà người khác cảm nhận là cùng đẳng cấp với nền văn hóa đó, thì điều này sẽ có tác dụng cải thiện hình ảnh thương hiệu của chúng ta.
“Thương hiệu” của ĐCSTQ gắn liền với những hành vi ngược đãi vi phạm nhân quyền, sự kiểm duyệt, sản phẩm kém chất lượng, hoạt động gián điệp, và sự cai trị độc đoán. Nhưng nhờ vào sự kiểm duyệt phim, ĐCSTQ đã xô lệch được nhận thức quốc tế theo hướng có lợi cho nó. ĐCSTQ buộc Hollywood không được thể hiện bất kỳ yếu tố tiêu cực nào, thay vào đó họ phải chiếu những hình ảnh đầy giả dối nhưng mang tính tích cực về Trung Quốc. ĐCSTQ cũng nghiêm cấm các phim Hollywood đề cao vai trò của Mỹ, vì họ được mặc định là đối thủ cạnh tranh chính của chế độ Trung Quốc.
“Các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, phải nghi vấn. Chúng thôi thúc chúng ta xem xét những lựa chọn mới, tuy nhiên, những người cộng sản thì không muốn như vậy”
– Giáo sư Ronald J. Rychlak, Khoa Luật Đại học Mississippi.
Ronald J. Rychlak – Giáo sư ngành Luật tại Đại học Mississippi nói rằng, ngay từ đầu thế kỷ 20 đến nay, các chế độ độc tài đã và đang sử dụng những bộ phim để phục vụ cho lợi ích chính trị.
“Ngành công nghiệp giải trí có ảnh hưởng vô cùng to lớn – hãy nhìn lại cái cách mà Liên Xô đã kiểm soát các rạp chiếu phim và múa ba lê. Và Đức Quốc xã cũng đã làm điều tương tự”, Rychlak nói.
Rychlak khá am tường về chủ đề này. Cùng với Trung tướng Ion Mihai Pacepa – quan chức tình báo cấp cao nhất thuộc khối Xô Viết từng đào ngũ sang phương Tây, 2 ông là đồng tác giả của cuốn sách “Đánh lạc thông tin” trong đó tường thuật chi tiết về những chiến thuật mà chế độ cộng sản đã sử dụng để tạo ra những câu chuyện dối trá và làm thay đổi quan điểm.
“Các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc nhất khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, phải nghi vấn”. Ông Rychlak nói: “Chúng thôi thúc chúng ta xem xét những lựa chọn mới, tuy nhiên, những người cộng sản không muốn như vậy”.
“Giới nghệ sĩ có thể nói về sức mạnh của nghệ thuật, nhưng chỉ có những kẻ độc tài mới thực sự hiểu được sức mạnh của nghệ thuật, bởi vì họ chuyên lạm dụng nó”.
Một hệ thống kiểm soát
Hollywood rất sẵn lòng để cho ĐCSTQ kiểm duyệt vì họ tin rằng thị trường Trung Quốc mang lại cho họ một cơ hội vàng.
ĐCSTQ thao túng mong muốn được hợp tác của Hollywood bằng cách hạn chế số lượng phim nước ngoài được phép đưa vào Trung quốc – thông qua một hệ thống hạn ngạch vốn vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Mỗi năm, chỉ có 34 phim của các nước phương Tây được phép trình chiếu ở Trung Quốc, và vì vậy các hãng điện ảnh phương Tây phải cạnh tranh lẫn nhau để làm vừa lòng ĐCSTQ.
“Mặc dù uy thế của Tổng cục Quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh, phim ảnh và truyền hình quốc gia Trung Quốc là khá lớn (một cách có chủ ý), nhưng nhiệm vụ cụ thể của nó chỉ bao gồm việc ban hành các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của ĐCSTQ”
— Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung.
Điều kiện để được gia nhập thị trường Trung Quốc thì rất nghiêm ngặt. Hollywood phải chọn giữa việc hoặc cắt giảm 25% doanh thu bán vé, hoặc phải bán luôn cả bộ phim cho ĐCSTQ với mức giá ấn định. Những bộ phim được lựa chọn bởi một cơ quan kiểm duyệt khá nổi tiếng của nhà nước Trung Quốc, gọi là Tổng cục Quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh, phim ảnh và truyền hình quốc gia Trung Quốc (SAPPRFT).
Báo cáo cho biết: “Mặc dù uy thế của Tổng cục Quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh, phim ảnh và truyền hình quốc gia Trung Quốc là khá lớn (một cách có chủ ý), nhưng nhiệm vụ cụ thể của nó chỉ bao gồm việc ban hành các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của ĐCSTQ”. Đồng thời nhấn mạnh rằng Giám đốc của cơ quan này thì “cũng như tất cả các quan chức khác đang làm việc tại SAPPRFT”, là một Đảng viên của ĐCSTQ “có thâm niên công tác tuyên truyền”.
Trong khi đó, để được chọn vào 1 trong 34 bộ phim này, thì có một chút tương tự như trò chơi bắn súng roulette của Nga. Bởi vì ĐCSTQ không thể hiện nhất quán tiêu chí nào được hoặc không được phép xuất hiện trong nội dung phim. Điều này khiến các nhà sản xuất phim phải đi xa hơn nữa so với tiêu chuẩn bề ngoài của ĐCSTQ, và bỏ ra nhiều nỗ lực trực tiếp hơn nữa để lấy lòng những nhân viên kiểm duyệt phim của Trung Quốc.
Nội dung các email bị rò rỉ của hãng điện ảnh Sony Pictures Entertainment đã tiết lộ một số suy nghĩ đằng sau những sửa đổi của các hãng phim sao cho phù hợp với sở thích của ĐCSTQ. Theo một báo cáo vào tháng 7 năm 2015 của Reuters, các chuyên gia điều hành của Sony đã loại bỏ phân cảnh Vạn Lý Trường Thành bị tàn phá và cảnh một hacker “chiến hữu tình nghi là Cộng sản” trong bộ phim “Pixels” sản xuất vào năm 2015. Vì họ sợ là những cảnh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng được trình chiếu tại thị trường Trung Quốc. Theo kịch bản thì Vạn Lý Trường Thành bị tàn phá nhưng trong phim thì đó lại là Đài tưởng niệm Washington Monument, Taj Mahal, và một số khu của Manhattan.
Hãng thông tấn Reuters cho biết rằng, ông Li Chow – Trưởng đại diện của Sony Pictures tại Trung Quốc đã viết trong một email gửi đến ban điều hành cấp cao của Sony vào tháng 12 năm 2013: “Mặc dù việc Vạn Lý Trường Thành bị thủng một lỗ có thể là không có vấn đề gì nếu nó thuộc về một hiện tượng toàn cầu. Nhưng cảnh này thực ra là không cần thiết vì nó sẽ không hề có lợi cho sự phát hành ở Trung Quốc. Do đó, tôi đề nghị rằng chúng ta không nên có cảnh này”.
Những bộ phim khác cũng áp dụng các biện pháp tương tự. Ban đầu, kịch bản gốc của bộ phim “Red Dawn” sản xuất vào năm 2012 miêu tả những người cộng sản Trung Quốc xâm lược nước Mỹ, nhưng sau đó họ đã thay đổi thành những người Bắc Triều Tiên.
Bên cạnh việc tự kiểm duyệt thì Hollywood còn có cách khác để tiếp cận thị trường Trung Quốc: họ hợp tác trực tiếp với các công ty Trung Quốc và cho phép các quan chức ĐCSTQ và SAPPRFT được giám sát trực tiếp hơn trong quá trình sản xuất phim. Cách làm này sẽ giúp những bộ phim của họ không bị liệt vào danh mục phim nước ngoài.
Tuy nhiên, việc hợp tác sản xuất này phải đi kèm một số yêu cầu. Báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung cho biết, những yêu cầu này bao gồm “phải có ít nhất 1 cảnh quay tại Trung Quốc, phải có ít nhất một diễn viên là người Trung Quốc, các công ty Trung Quốc phải đầu tư tối thiểu 1/3 trong tổng vốn đầu tư của bộ phim, và nói chung là phải thể hiện ‘những yếu tố tích cực về Trung Quốc’”.
Bộ phim “Iron Man 3” được sản xuất vào năm 2013, hãng Disney hợp tác với hãng phim Trung Quốc DMG Entertainment Group đã thực hiện theo cách trên. Các nhà làm phim đã có những hành động mạnh tay để lấy lòng ĐCSTQ. Chẳng hạn như họ đã bổ sung thêm các cảnh quay và địa điểm trong phiên bản tiếng Trung Quốc, đề cao diễn viên người Trung Quốc cũng như những thắng cảnh của Trung Quốc. Họ cũng cho diễn viên người Anh Ben Kingsley đóng vai nhân vật phản diện mang tên The Mandarin – vốn là một nhân vật người Trung Quốc trong bộ truyện tranh mà bộ phim này mô phỏng theo.
Nếu bạn nhận thấy rằng những bộ phim của Hollywood ngày càng có nhiều cảnh quay không tốt về nước Mỹ, nhưng lại có nhiều cảnh chống đối tôn giáo và tâng bốc chế độ ĐCSTQ; thì đó không phải là những nhận thức mơ hồ mà đó là những yêu cầu mà ĐCSTQ đã áp đặt vào Hollywood. Và hầu hết các hãng phim lớn đều phải tuân thủ những đòi hỏi ấy để giành một suất trong các rạp Trung Quốc.
Và khi mà ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc mua lại hoặc liên doanh hợp tác với hãng phim nước ngoài, thì những hình thức kiểm duyệt này sẽ trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết.
Sự đầu tư ồ ạt của Trung Quốc
Trong khi các hãng điện ảnh Hollywood đang tìm mọi cách để tiếp cận thị trường Trung Quốc thông qua hợp tác với các hãng phim trong nước Trung Quốc, thì các tập đoàn, công ty giải trí lớn của Trung Quốc cũng đang nhắm đến các hãng phim nước ngoài, từ đó giúp bành trướng ảnh hưởng của ĐCSTQ lên ngành công nghiệp điện ảnh toàn cầu.
Tháng 1 năm 2016, Dalian Wanda đã trở thành tập đoàn đầu tiên của Trung Quốc sở hữu một hãng phim lớn của Hollywood khi họ mua lại hãng phim Legendary Entertainment với giá 3,5 tỷ USD bằng tiền mặt. Trước đó, vào năm 2012, hãng này đã có thương vụ thâu tóm công ty mẹ của chuỗi rạp chiếu phim lớn thứ 2 ở Mỹ (AMC Theaters) là AMC Entertainment Holdings với giá 2,6 tỷ USD.
Tập đoàn này cũng sỡ hữu công ty phát hành phim Hoyts Group của Úc, tập đoàn điện ảnh hàng đầu Châu Âu là Odeon & UCI Cinemas Group. Và sở hữu luôn hệ thống rạp chiếu phim Wanda Cinema Line có trụ sở tại Trung Quốc. Ngoài ra, đã có những thông tin xác nhận rằng tập đoàn này đang thương lượng mua lại 49% cổ phần của hãng phim Paramount Picture.
Những tập đoàn khác có ý đồ tham gia thôn tính các công ty phương tây gồm có Tencent, DMG Entertainment (DMG Yinji), Baidu và đài truyền hình nhà nước CCTV.
Đa số những công ty này đều có dây mơ rễ má với ĐCSTQ. Không cần biết mức độ quan hệ sâu hay nông thì hầu hết những công ty này đều được yêu cầu là phải có liên lạc với ĐCSTQ. Tân Hoa Xã vừa mới đưa tin xác nhận lại yêu cầu này, nhấn mạnh như sau: “Hiến pháp của Đảng quy định đối với các tổ chức, doanh nghiệp nào có từ 3 thành viên trở lên” phải thành lập chi bộ ĐCSTQ. Việc này cũng áp dụng cho các công ty nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc.
Cho dù bản thân các công ty này có mong muốn cổ xúy cho ĐCSTQ hay không, nhưng khi đang hoạt động tại Trung Quốc thì họ buộc phải tuân thủ luật của ĐCSTQ, bao gồm luôn cả những quy định về kiểm duyệt. Và ở những cấp cao hơn trong chính quyền Trung Quốc, thì lãnh đạo ĐCSTQ đã khẳng định rõ mong muốn sử dụng các bộ phim, cũng như các hình thức thông tin và giải trí khác, thành những công cụ chiến lược để thúc ép thực hiện chính sách của họ.
Chiến tranh văn hóa
Tờ Asia Times cho hay, vào tháng 10 năm 2012, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào đã phát biểu tại một hội nghị trung ương của Đảng rằng “một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài thấy… như một lời tuyên chiến đối với nền văn hóa phương Tây”.
Ông Hồ Cẩm Đào cho rằng ở khía cạnh chiến lược thì nhiều quốc gia “đang tăng cường quyền lực mềm thông qua nền văn hóa của họ”. Đồng thời tuyên bố “Các thế lực thù địch quốc tế đang leo thang các nỗ lực chiến lược nhằm Âu hóa và chia cắt đất nước chúng ta. Các lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là trọng tâm mà họ muốn gây nên sự xâm nhập lâu dài”.
Ông cáo buộc “sự ô nhiễm về mặt tinh thần” và “tự do hóa giai cấp tư sản” của phương Tây chính là những nguyên nhân gây ra các phong trào ủng hộ dân chủ. Và ông kêu gọi ĐCSTQ cần phải “nâng cao cảnh giác” và “thực hiện các biện pháp đối phó hiệu quả”.
Chiến tranh văn hóa chỉ là một trong 12 chiến thuật, đã được Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa định nghĩa đó là cuộc chiến “không giới hạn” và “bất chấp đạo lý”.
Bài phát biểu diễn ra cùng thời điểm tập đoàn Dalian Wanda Group mua lại AMC Theaters vào năm 2012.
Đề cập đến bài phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào, vào tháng 11 năm 2012 tạp chí Huffington Post nhấn mạnh: “Một điều mà chúng ta có thể đoán trước được chính là sự nỗ lực không ngừng để tăng cường kiểm duyệt, giám sát rình mò giống như game show Big Brother, và để kiểm soát tư tưởng. Điều này nghe có vẻ cường điệu nhưng không phải. Xét trên thực tế, thì Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã phát biểu rất thẳng thừng về chuyện này”.
Dù chiến lược của ĐCSTQ nghe có vẻ bí mật và mập mờ, nhưng trên thực tế thì họ khá lớn tiếng chống lại ngành giải trí của Mỹ. Hơn nữa họ còn mạnh miệng tuyên bố về những chiến lược của riêng mình dưới hình thức “chiến tranh văn hóa”.
Trong một biên bản gửi đến Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung vào ngày 9 tháng 6 năm 2016, David Major, người sáng lập và là Chủ tịch của Trung tâm CI, một công ty đào tạo phản gián có trụ sở tại Mỹ, đã giải thích bản chất ý nghĩa đằng sau cụm từ “chiến tranh văn hóa” của ĐCSTQ. Ông cho rằng chiến tranh văn hóa “nghĩa là gây ảnh hưởng đến định kiến văn hóa của một quốc gia mục tiêu, bằng cách áp đặt quan điểm văn hóa riêng của mình”.
Major lưu ý rằng chiến lược này gắn chặt với một hệ thống chiến thuật rộng hơn và trái với thông thường của Trung Quốc, nó được gọi là Chiến tranh Không Giới hạn. Nó đã được 2 Đại tá không quân và những cán bộ chính trị thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hoạch định rất chi tiết vào năm 1999. Chiến tranh văn hóa chỉ là một trong 12 chiến thuật, đã được Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa định nghĩa đó là cuộc chiến “không giới hạn” và “bất chấp đạo lý”.
Một trong những chiến lược gần đây mà ĐCSTQ áp dụng được gọi là Tam Chiến, được lấy trực tiếp từ học thuyết Chiến tranh không giới hạn và tập trung cụ thể hơn về mặt quản lý nhận thức. Vào năm 2003, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương đã phê duyệt cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa sử dụng Tam Chiến.
Tam Chiến bao gồm cuộc chiến tâm lý, cuộc chiến truyền thông và cuộc chiến pháp lý. Trong một báo cáo được công bố vào tháng 3 năm 2015, Lực lượng Tác chiến Đặc biệt của Mỹ đã giải thích việc ĐCSTQ sử dụng các khái niệm chiến tranh kể trên – cũng như những khái niệm tương tự khác mà Iran và Nga đã từng sử dụng, và kêu gọi Mỹ hành động chống lại những chiến thuật này.
Trong Tam Chiến thì có đến 2 cuộc chiến liên quan trực tiếp đến chiến tranh văn hóa, đó là cuộc chiến tâm lý và cuộc chiến truyền thông. Báo cáo này cho biết, cuộc chiến tâm lý là nhằm “tìm cách làm suy yếu khả năng hoạt động của đối phương bằng cách làm giảm nhuệ khí của quân đội và tinh thần của người dân” thông qua các công cụ phát thanh, truyền hình, lan tin đồn và các công cụ khác. Cuộc chiến truyền thông là nhằm “tìm cách gây ảnh hưởng tới tư tưởng của người dân trong và ngoài nước để họ ủng hộ hoạt động quân sự của Trung Quốc, đồng thời ngăn chặn kẻ thù có hành động gây phương hại tới lợi ích của Trung Quốc”.
“Phải nhận thức được rằng chúng ta đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với điện ảnh Mỹ… Đây là sự chống giữ và đấu tranh vì lãnh thổ văn hóa”
– Zhang Hongsen, Giám đốc Tổng cục báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình nhà nước Trung Quốc.
Phần 3 của Tam Chiến chính là cuộc chiến pháp lý. Có thể thấy cuộc chiến này của ĐCSTQ trong sự thao túng luật pháp quốc tế bằng cách hạn chế nhập khẩu phim, điều này vốn đã vi phạm quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Nhiều nhận xét công khai của các lãnh đạo ĐCSTQ và các sĩ quan quân đội đã biểu lộ quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc, họ sử dụng phương tiện giải trí như một chiến lược dựa theo học thuyết chiến tranh Văn hóa.
Tháng 12 năm 2013, Tờ Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt trò chơi video“Battlefield 4” vì đã lập một vị tướng Trung Quốc làm nhân vật phản diện. Tờ báo buộc tội trò chơi video này đã trở thành “một hình thức mới của sự thâm nhập và xâm lược văn hóa” nhằm mục đích “làm giảm hình tượng của một quốc gia trong con mắt của các quốc gia khác”. Bài báo còn tuyên bố việc sử dụng hình ảnh một vị tướng Trung Quốc như một kẻ thù trong trò chơi sẽ khiến khán giả phương Tây xem Trung Quốc là “kẻ thù chung”.
Khi báo cáo trên được thực hiện trong bối cảnh ĐCSTQ cấm các phim như “Captain Phillips” và phiên bản 3-D của “Top Gun” vì các bộ phim đó đề cao quân đội Mỹ – thì tư duy chiến lược này đã trở nên rõ ràng hơn.
Vào tháng 8 năm 2014, ĐCSTQ đã bắt đầu khôi phục lại những bộ phim được sản xuất vào những năm 1930. Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng gọi những hành động này là “chiến tranh văn hóa” và “thúc đẩy quyền lực mềm”. Tờ báo dẫn lời của ĐCSTQ nói rằng, tháng 6 năm 2014 họ đã đầu tư 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 15 triệu USD) để tài trợ từ 5 đến 10 “bộ phim gây ảnh hưởng”.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đăng lời phát biểu của ông Zhang Hongsen – Giám đốc Tổng cục báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình nhà nước Trung Quốc: “Phải nhận thức được rằng chúng ta đang trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt với điện ảnh Mỹ… Đây là sự chống giữ và đấu tranh vì lãnh thổ văn hóa”.
Viên chức Trung Quốc tiết lộ những quan điểm của ông Tập Cận Bình
Tập Cận Bình “đánh giá cao và đang tập trung nghiên cứu” về nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Quốc. Ông từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống khi còn là một viên chức ở tỉnh Phúc Kiến trong những năm 1980.
- Tìm hiểu sản phẩm Sữa tươi nguyên chất và Sữa tươi không đường của Dutch Lady
- Tìm hiểu ý nghĩa của giấc mơ: Giải mã giấc mơ
Giáo sư Sheng Jianhong, Phó Giám đốc Shanghai Office of Local Chronicles (Tạm dịch: Văn phòng Ký sự Thượng Hải) vừa có một cuộc phỏng vấn với thời báo Epoch Times phiên bản tiếng Trung về những quan điểm của ông Tập Cận Bình tại trụ sở của họ ở New York vào cuối Tháng 10/2016.
Nhân cơ hội này, bà cũng thảo luận về cuốn sách mới của mình về những người Trung Quốc nhập cư đến Mỹ và làm việc ở Pacific Railroad.
Bà cho biết, nghiên cứu của mình được truyền cảm hứng từ quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình: “Thái Bình Dương rộng lớn đủ cho cả Trung Quốc và Hoa Kỳ”. Giáo sư Sheng nói, ông Tập xem sự di cư này là một “dấu hiệu của tình bạn”giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bên cạnh đó, bà cũng nói về việc Tập Cận Bình “đánh giá cao và đang tập trung nghiên cứu” về nền văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Quốc. Bà nói thêm, ông Tập đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và duy trì văn hóa truyền thống từ khi còn là một viên chức ở tỉnh Phúc Kiến trong những năm 1980.
Epoch Times là một tờ báo quảng bá văn hóa truyền thống Trung Quốc, nhưng bất ngờ là tờ báo này lại bị cấm ở Trung Quốc kể từ khi họ bắt đầu hoạt động.
Được thành lập ở Atlanta vào năm 2000, Epoch Times là một tờ báo độc lập nhắm vào những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc, bao gồm cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Họ cũng từng xuất bản một loạt bài xã luận nổi tiếng vạch trần bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đây cũng là tờ báo tiếng Trung lưu hành rộng rãi nhất trên thế giới bên ngoài Trung Quốc.
Khi đề cập đến Tập Cận Bình trong cuộc phỏng vấn, bà Sheng thường dùng từ “Ông” hoặc “Tiên sinh” bằng tiếng Trung Quốc, thay vì danh hiệu chính thức là “Chủ tịch” hay “Tổng bí thư” mà các quan chức Trung Quốc quen gọi.
Theo các nguồn tin, Epoch Times biết rằng các quan chức Trung Quốc, đặc biệt là những quan chức cấp cao của chính phủ thường xuyên vượt qua sự phong tỏa Internet của Trung Quốc để đọc những tin tức và bài phân tích trên Epoch Times mà truyền thông nhà nước Trung Quốc không thể thực hiện.
Rất nhiều người ở Trung Quốc cố gắng vượt qua sự kiểm duyệt để đọc Epoch Times trực tuyến. Tất cả các phương tiện truyền thông bên trong Trung Quốc đều thuộc sở hữu của nhà nước và các báo cáo độc lập của Epoch Times luôn đóng một vai trò đặc biệt trong các vấn đề thời sự của Trung Quốc.
Theo En.tuidang.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét