Pháp sẽ triển khai một trong những hàng không mẫu hạm lớp Mistral mạnh nhất của mình dẫn đầu một cuộc tập trận đổ bộ ở Thái Bình Dương với sự tham gia của Mỹ, Nhật, Anh nhằm cảnh cáo việc Trung Quốc gia tăng quân sự hóa trong khu vực, hai nguồn tin chính phủ Mỹ vừa tiết lộ với Reuters.
Cụ thể, cuộc tập trận này sẽ diễn ra vào tuần thứ hai và thứ ba của tháng 5, tại khu vực đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương do Mỹ kiểm soát. Đảo Tinian thuộc quần đảo Bắc Maniana, nằm không xa đảo Guam, cách Tokyo (Nhật) khoảng 2.500 km. Tham gia ngoài hàng không mẫu hạm lớp Mistral của Pháp còn có hai trực thăng chiến đấu của Anh, cùng một số lượng binh sĩ chưa xác định từ Mỹ và Nhật.
“Không chỉ là một cuộc tập trận hàng hải, cuộc tập trận đổ bộ này sẽ chuyển một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc” - một nguồn tin nói với Reuters, đề nghị không nêu tên.
Reuters đã liên hệ với Lực lượng Phòng vệ Nhật hỏi về thông tin cuộc tập trận sắp tới này và được trả lời mọi việc đang được tính toán, vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Các đại sứ Pháp và Anh cùng đại diện quân đội Mỹ ở Nhật cũng được liên lạc xin ý kiến nhưng chưa trả lời, hãng Reuters cho biết.
Cùng với sự gia tăng sức mạnh quân sự, Trung Quốc đang tích cực mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương, tiến ra các vùng biển sâu chứ không hẳn các vùng biển nông gần bờ. Động thái này không những khiến Nhật và Mỹ cực kỳ lo ngại mà còn khiến Pháp bất an. Pháp vốn đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương, như quần đảo New Caledonia, French Polynesia.
Trung Quốc cũng đang có tham vọng phát triển số lượng hàng không mẫu hạm, đang trong quá trình chế tạo chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai tên Sơn Đông. Như một động thái nhằm cảnh cáo Nhật, tháng 12-2016 Trung Quốc triển khai hàng không mẫu hạm đầu tiên Liêu Ninh - mua lại từ Ukraine năm 1998 - dẫn đầu một đội tàu chiến Trung Quốc di chuyển qua vùng biển phía nam Nhật.
Nhật - vốn sở hữu lực lượng hải quân mạnh thứ hai châu Á, sau Trung Quốc - đang tích cực thắt chặt quan hệ với cả Pháp và Anh. Anh hồi tháng 10-2016 đã triển khai bốn máy bay chiến đấu Typhoon đến Nhật để huấn luyện cho lực lượng phòng không Nhật. Trên đường về, bốn máy bay chiến đấu này đã thực hiện tuần tra trên biển Đông nhằm xác định quyền tự do giao thông hàng không.
THIÊN ÂN
(Quốc tế) - Căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục leo thang sau khi Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản phải trả lời lý do tại sao lại có kế hoạch phái chiến hạm tối tân lớn nhất đi thực hiện nhiệm vụ kéo dài 3 tháng trong khu vực.
Ngày hôm qua (14/3), Trung Quốc cho biết, họ đang chờ đợi câu trả lời chính thức từ Tokyo cho việc đưa tàu chiến 27.000 tấn vào vùng tranh chấp nóng bỏng ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho hay, Bắc Kinh chưa được thông báo gì về mục đích của chuyến đi và rằng Nhật Bản sẽ chỉ bị phản đối nếu chiến hạm của họ không đi qua vùng lãnh hải ở Biển Đông “một cách bình thường”.
“Chúng tôi chưa nghe được thông tin chính thức gì từ phía Nhật Bản. Nếu đó chỉ là một chuyến đi bình thường, đi tới nhiều nước và đi qua Biển Đông một cách thông thường thì chúng tôi sẽ không phản đối. Chúng tôi hy vọng kiểu trao đổi giữa các nước liên quan như thế này có thể đóng một vai trò nhất định cho việc tăng cường hòa bình và sự ổn định trong khu vực”, bà Hua phát biểu tại cuộc họp báo định kỳ ngày hôm qua.
“Tuy nhiên, nếu chiến hạm Nhật Bản đến Biển Đông có những ý định khác thì đó lại là một vấn đề khác”, bà Hua cảnh báo.
Những phát biểu trên của bà Hua khá là điềm đạm so với những lần phản ứng mạnh mẽ trước đây của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Nhật Bản có kế hoạch phái chiến hạm tối tân lớn nhất của mình đến Biển Đông, bắt đầu từ tháng Năm tới. Đây là lần phô trương sức mạnh hải quân lớn nhất của Nhật Bản trong khu vực kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Động thái này của Tokyo khiến Bắc Kinh không khỏi giật mình lo ngại. Theo các nguồn tin, chiến hạm Izumo của Nhật Bản sẽ được phái đến Biển Đông, dừng chân ở các nước gồm Singapore, Indonesia, Philippines và Sri Lanka trước khi tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung Malabar với Ấn Độ và lực lượng Mỹ ở Ấn Độ Dương vào tháng Bảy. Tàu Izumo sẽ trở về Nhật Bản vào tháng Tám.
“Mục đích của chúng tôi là thử thách năng lực của tàu Izumo bằng cách điều chiến hạm này đi thực hiện một nhiệm vụ mở rộng. Nó sẽ được huấn luyện với Hải quân Mỹ ở Biển Đông”, một trong những nguồn tin nắm rõ kế hoạch đã tiết lộ như vậy.
Izumo cũng là tàu chiến đa nhiệm, có thể tiến hành đồng thời nhiều hoạt động như hỗ trợ đổ bộ và kiểm soát không phận, tấn công đất liền.
Izumo có thể vận hành tiêm kích tàng hình cất hạ cánh thẳng đứng F-35B hoặc máy bay cánh xoay V-22 Osprey, trở thành một tàu sân bay tiến công đúng nghĩa. ….
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông.
Trung Quốc gần đây đã và đang đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo và các công trình trái phép trên Biển Đông. Hoạt động bồi đắp làm thay đổi thế nguyên trạng ở Biển Đông của Trung Quốc hiện nay đang gây ra sự lo ngại, bất bình rất lớn trong khu vực nói riêng và cộng đồng thế giới nói chung.
Nhật Bản không có tranh chấp ở Biển Đông nhưng như nhiều nước khác, Tokyo không thể chấp nhận tham vọng đòi độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên này của Bắc Kinh. Hơn nữa, Nhật Bản cũng không tránh khỏi cảm giác lo ngại trước một Trung Quốc nổi lên ngày càng quyết liệt và hiếu chiến, đặc biệt trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Bản thân Nhật Bản cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada hồi năm ngoái từng tuyên bố sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Biển Đông tranh chấp thông qua việc thực hiện những chuyến tuần tra chung với Mỹ và các cuộc tập trận song phương, đa phương với hải quân của các nước trong khu vực. Nữ Bộ trưởng xinh đẹp Inada của Nhật Bản còn nhấn mạnh rằng, chính sách can dự sâu hơn vào Biển Đông của Tokyo còn bao gồm cả hoạt động tăng cường năng lực cho các nước ven biển. Nhật Bản chia sẻ quan ngại chung với Mỹ về sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo lời bà Inada, nếu thế giới bỏ qua những nỗ lực nhằm thay đổi pháp quyền và cho phép “luật pháp, quy định bị bẻ cong” thì “hậu quả có thể lan ra toàn cầu”.
(Theo Vnmedia)
Máy bay J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: THX-TTXVN
Trung Quốc đã vượt Mỹ về công nghệ trên tàu sân bay?
Vũ Anh |
Một chuyên gia công nghệ của Trung Quốc tuyên bố nước này đã vượt Mỹ trong công nghệ tiên tiến sử dụng trên tàu sân bay.
Tờ South China Morning Post dẫn lời một chuyên gia Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cho hay, các hệ thống phóng và hãm máy bay trên tàu sân bay của Trung Quốc tân tiến hơn sản phẩm cùng loại được thiết kế cho các thế hệ tàu sân bay mới của Mỹ.
Chuẩn đô đốc Ma Weiming, một kỹ sư hàng đầu làm việc trong dự án, hôm 13/3 cho biết Trung Quốc đã có những bước tiến trong việc chế tạo hệ thống AAG được thiết kế để hãm máy bay trên tàu sân bay, trong khi phía Mỹ đã phạm phải sai lầm.
Ám chỉ tàu sân bay mới của Mỹ, ông Ma nói: "Chiếc tàu sân bay USS Gerald Ford đã hủy thiết kết AAG của nó và chuyển sang hệ thống ban đầu. Chúng tôi không có vấn đề như vậy".
Cũng theo tuyên bố của ông Ma, hệ thống phóng điện từ (EMALS) của Trung Quốc tân tiến hơn công nghệ của Mỹ. "Chúng tôi từ lâu đã vượt qua [tất cả những khó khăn về mặt kĩ thuật với EMALS]", ông nói.
Khẳng định ông chỉ là một nhà nghiên cứu khoa học, ông Ma từ chối cho biết những công nghệ của ông khi nào sẽ được triển khai trên các tàu sân bay nội địa của Trung Quốc.
Bình luận của ông Ma được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển chương trình tàu sân bay. Tàu sân bay nội địa đầu tiên của nước này, loại 001A, sắp sửa hoàn thành và có khả năng được đưa vào sử dụng trong nửa đầu năm nay.
Việc chế tạo con tàu sân bay thứ hai, loại 002 cũng đang trong quá trình. Theo thông tin trước đó của South China Morning Post, Trung Quốc sẽ không sử dụng công nghệ EMALS tiên tiến với loại 002. Thay vào đó, nước này sẽ sử dụng hệ thống truyền thống.
Chuyên gia hải quân ở Bắc Kinh Li Jie cho biết đội ngũ của ông Ma đã đạt được "bước tiến chắc chắn" trong công nghệ AAG so với công nghệ của Mỹ.
Nhà quan sát quân sự ở Macau Antony Wong Dong thì cho biết, các kĩ sư AAG của Mỹ đã đánh giá thấp khó khăn trong việc phát triển công nghệ này trong khi Trung Quốc có thể đã rút được kinh nghiệm từ Mỹ để đạt được bước tiến. "Đội của Ma... có thể đã học được từ những người đồng cấp Mỹ và đạt được một số đột phá trong việc phát triển AAG", Wong cho hay.
theo Báo tin tức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét