Duy Anh
Kể từ đầu năm đến nay, các tỉnh thành trên khắp cả nước ghi nhận có sự xuất hiện khá dày đặc của những thương vụ chuyển nhượng hoặc lên kế hoạch thâu tóm các dự án bất động sản từ phía nhà đầu tư Trung Quốc. Lạ ở chỗ, các dự án mà TQ thâu tóm hoặc là nằm ở những vị trí đắc địa, hoặc là đang đứng bên bờ phá sản, không thể cứu vớt. Người dân Việt Nam đã từng lãnh không ít quả đắng từ việc làm ăn kinh doanh với TQ, vậy đằng sau các vụ thâu tóm bất động sản Việt, ngoài mục tiêu kinh tế, các doanh nghiệp TQ còn có những âm mưu, thủ đoạn thâm độc nào?
Đằng sau các vụ thâu tóm bất động sản Việt, ngoài mục tiêu kinh tế, các doanh nghiệp TQ còn có những âm mưu, thủ đoạn thâm độc nào?
“Kền Kền” nhặt “xác chết” bất động sản, doanh nghiệp Việt thua ngay tại sân nhà
Hiện nay dòng vốn đầu tư dày đặc của Trung Quốc ồ ạt tiến vào Việt Nam có thể được ví như những con “kền kền” lợi dụng lúc bất động sản đi xuống, hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước đang rơi vào cảnh túng quẫn, kẹt tiền vội vã bán lại các dự án “xác chết” để thâu tóm với cái giá rẻ bèo, như đồ “đồng nát”.
Chưa hết, do quy định pháp luật Việt Nam vẫn chưa rõ ràng, nên các nhà đầu tư TQ khi vào nước ta chỉ mang theo mấy chục triệu, trăm triệu USD trong khi dự án là hàng tỷ USD, sau đó vay vốn tại nước ta, làm dự án bất động sản. Tức là TQ dùng chính vốn của VN, kiếm lời từ chính dân VN. Trường hợp không có lãi nước này sẽ tìm cách bỏ chạy, họ không mất gì còn VN thì ốm một đống tài sản bỏ dở dang.
Trường hợp mới nhất là vụ quỹ đầu tư VinaLand Limited và VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited VOF (thuộc VinaCapital) công bố đã thoái toàn bộ vốn nắm giữ tại dự án Đại Phước Lotus (tại Đồng Nai) cho một tập đoàn đến từ Trung Quốc là China Fortune Land Development Co., Ltd. (CFLD) vào tháng 4 vừa qua. Do đuối sức, không thể tiếp tục triển khai các dự án, VinaCapital đã quyết định “trao tay” các dự án do Tập đoàn TQ với cái giá thấp hơn mong đợi rất nhiều.
Nhìn ở tầng vĩ mô, các doanh nghiệp ngoại sau những vụ thâu tóm, từ người đứng ngoài cuộc trở thành người dẫn dắt thị trường cũng như các hoạt động kinh tế của Việt Nam. Lúc này TQ trở thành một trong những nhân tố có thể làm thay đổi tính chất hay cấu trúc nền kinh tế theo ý đồ mà nước này muốn. Tức kinh tế Việt Nam nằm gọn trong tay Trung Quốc, muốn bóp chết lúc nào cũng được, nhất là khi TQ muốn dành lợi thế trên mặt trận chủ quyền.
Dự án Khu đô thị Đại Phước Lotus nằm trên đảo Đại Phước, giáp ranh Sài Gòn – Đồng Nai.
Đáng lo ngại hơn, dưới sự điều hành, quản lý của những ông chủ mới giàu có về mọi mặt, các thương hiệu Việt sau khi bị TQ thâu tóm, cũng dần bị thay đổi về cách thức kinh doanh theo chiến lược mới, từ đó thay tên đổi họ, thậm chí tên tuổi vốn có cũng dần bị khai tử. Thực tế cho thấy, hàng loạt những thương hiệu Việt từng được người tiêu dùng ưa chuộng trước đây như Dạ Lan (kem đánh răng), Mỹ Hảo và X-Men (hóa mỹ phẩm), rồi đến Tribeco (nước uống), Bibica (bánh kẹo), Phở 24 và Highlands Coffee,… đã lần lượt vào tay các thương hiệu ngoại như Unilever, Uni-President (Đài Loan), Lotte (Hàn Quốc) và Jollibee (Philippines)… rồi từ từ mất hút trên thị trường.
Không chỉ là kinh tế, “kền kền” còn có âm mưu “rỉa” cả chủ quyền lãnh thổ
Một điểm cần lưu ý trước các vụ thâu tóm này đó là các “kền kền” Trung Quốc “ăn” tất cả, bất chấp doanh nghiệp đang ở bên bờ vực phá sản hay đang ăn nên làm ra. Điều này khiến người ta nghi ngại các thương vụ mua lại của TQ chỉ nhằm phục vụ cho các mục đích phi kinh tế. Cũng cần lưu ý rằng, một khi đã mua đứt các dự án bất động sản và các khu đất vàng, đến khi Việt Nam muốn đòi lại để phục vụ cho lợi ích quốc gia, một quốc gia tham lam, ích kỷ như Trung Quốc liệu có sẵn sàng trả lại?
Quan trọng hơn, các dự án bất động sản chính là con đường giúp TQ đưa người dân sang cư trú bất hợp pháp tại Việt Nam, mà cộng đồng người Hoa lại được xem là một trong những vũ khí giúp TQ tuyên truyền chủ quyền phi pháp của mình. Họ chính là những người từng mang theo visa có in hình “Đường lưỡi bò” đi khắp các nước, cũng là những cộng đồng đã lập nên “phố Trung Quốc” ăn dầm ở dề tại Việt Nam, lợi dụng du lịch để làm việc chui, xuyên tạc chủ quyền và lịch sử nước ta, mở rộng kinh doanh để phổ biến tiền Nhân dân tệ,… Mục đích sau cùng của loạt hành động này là gì, là để tẩy não dân tộc ta và khách du lịch khắp nơi trên thế giới, biến không thành có chủ quyền, biến nước ta thành lãnh thổ của chúng?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng bày tỏ sự lo ngại về số lượng người TQ tại Hà Tĩnh rằng: “Mức độ có mặt của người TQ nhiều đến mức có thể cắt Việt Nam làm đôi”. Việc mất đất vào tay Trung Quốc, cộng với số lượng lớn người TQ ồ ạt định cư tại Việt Nam, đặc biệt là ở những vị trí địa lý quan trọng, khiến người ta không thể không hoài nghi về một kế hoạch lập căn cứ quân sự, đóng quân để tấn công Việt Nam bất cứ khi nào của Trung Quốc.
Thật vậy, trên khắp dải đất hình chữ S, Trung Quốc từng lập nhiều âm mưu tinh vi phục vụ cho mục tiêu xâm chiếm lãnh thổ nước ta và may mắn được báo chí phanh phui kịp thời, như: Cty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (bị TQ thâu tóm từ năm 2011) có ý định thuê 96 ha đất, kéo dài hơn 2 km dọc theo bờ biển, gần cảng Cửa Việt nhằm mục đích “lập căn cứ quân sự”, phục vụ cho việc chia cắt VN bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra; Cty TNHH MTV Bãi Chuối (chủ là người Hoa) xin chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế cấp 100 ha đất ở khu vực Bãi Chuối thuộc khu vực đèo Hải Vân, một khu vực đặc biệt trọng yếu về an ninh quốc phòng;…
Gần đây nhất, tập đoàn Trung Quốc China Fortune Land Development Co., Ltd. (CFLD) vừa hợp tác với Tổng Công ty Tín Nghĩa để phát triển Khu Đô thị Đông Sài Gòn và Khu Công nghiệp Ông Kèo tại tỉnh Đồng Nai – hai dự án có vị trí liền kề với Sân bay Quốc tế Long Thành sẽ hình thành trong tương lai. Tức là, khi có biến, đội quân TQ nằm vùng ở đây có thể nhanh chóng tấn công vào sân bay Long Thành gây ách tắc giao thông và làm trì trệ đường vận chuyển vũ khí của quân đội ta.
Việt Nam từng có nhiều bài học cay đắng về những thứ có liên quan đến “yếu tố TQ”, thế nhưng hiện nay các chính sách, các ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài, cùng tầm nhìn hạn hẹp của các doanh nghiệp Việt đang đẩy sự sống còn của nền kinh tế cho quốc gia láng giềng. Chưa kể, sau kinh tế, còn biết bao nhiêu hệ lụy đính kèm có thể xảy đến như mất đất, mất nước, gây bất ổn xã hội,… Và với lòng tham luôn hăm he xâm lược Việt Nam, thì đúng như một người Nhật từng nói: “Trung Quốc chiếm trọn Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian”.
D.A.
Nguồn: http://bluevn.info/de-trung-quoc-ram-ro-thau-tom-bat-dong-san-viet-roi-kien-doi-lanh-tho-duoc-khong.html
Đứng 27 về phát thải khí vì VN 'nghiện' công nghệ TQ?
(Khoa học) - Trung Quốc đứng thứ nhất, Việt Nam xếp thứ 27 về lượng phát thải khí gây ra hiệu ứng nhà kính, chiếm tỉ lệ 0,72%.
Hội nghị triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và môi trường vừa tổ chức ngày 18/8 tại TP.HCM.
Việt Nam đứng thứ 27 thế giới về lượng khí phát thải |
Tại hội nghị, ông Phạm Văn Tấn - phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT cung cấp số liệu cập nhật đến tháng 8/2017 cho thấy trong số 195 quốc gia đã ký Thỏa thuận Paris, Trung Quốc dẫn đầu về lượng phát thải khí nhà kính, chiếm 20,09%.
Mỹ xếp thứ hai, chiếm tỉ lệ 17,89% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Paris. Việt Nam xếp thứ 27 trong số 195 nước, với lượng phát thải khí nhà kính chiếm 0,72%.
Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân nói thêm, biến đổi khí hậu là do khí nhà kính (khí gây ra hiệu ứng nhà kính) mà theo ông, có tới 95% khí nhà kính là do con người tạo ra, chỉ 5% là từ thiên nhiên.
Thực tế điều này đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu. Trong bối cảnh đại đa số doanh nghiệp Việt Nam "nghiện" công nghệ Trung Quốc và bị tụt hậu về công nghệ thì nguy cơ gây phát thải khí nhà kính là rất lớn.
Bỏ qua
Tại báo cáo do Bộ Khoa học và Công nghệ mới đưa ra, có tới gần 90% doanh nghiệp dùng công nghệ lạc hậu so với thế giới, 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập khẩu thuộc những năm 50, 60 trong đó 75% số thiết bị đã hết khấu hao.
Chỉ có 10% doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, trong đó chỉ có 2% sử dụng công nghệ cao. Tỷ lệ này thua xa các nước láng giềng như Thái Lan (31%), Malaysia (51%) và Singapore (73%).
Trong khi đó, Việt Nam vẫn đẩy mạnh việc mở rộng việc phát triển nhiệt điện than để cung cấp nguồn điện chính cho quốc gia, đây vẫn được xem là loại hình phát điện gây ô nhiễm rất lớn. Vì vậy, nhiều quốc gia đã dừng xây dựng và sử dụng các nhà máy nhiệt điện than.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, ở các khu vực có nhà máy nhiệt điện than đang phải gánh chịu các hậu quả môi trường không phải là điều không ai nhìn thấy. Đi tới các khu vực gần nhà máy nhiệt điện than, khung cảnh tan hoang, ảnh hưởng môi trường rất nặng nề và chưa có giải pháp đặc biệt nhằm giám sát quản lý để hạn chế. Ô nhiễm từ các nhà máy nhiệt điện than bao gồm ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Khí thải từ việc đốt than và nhiệt độ nước cao từ hệ thống làm mát thải ra.
Ông Thịnh nói thêm, các loại máy móc, thiết bị của nhiệt điện than thì hầu hết là các loại công nghệ cũ, máy móc mới rất ít, vì thế giới đã không còn quan tâm đến phương thức phát triển điện này nữa nên họ không chú trọng sản xuất các loại hình máy móc trong lĩnh vực này.
"Nếu Việt Nam không cẩn trọng với xu hướng đầu tư từ phía Trung Quốc thì thời gian tới, chúng ta sẽ phải đi xử lý các tác hại do nhiệt điện than gây ra. Hệ quả này có thể còn tốn kém hơn nhiều so với nguồn vốn đầu tư cũng như việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than. Do đó, các nhà quản lý đầu tư phải cực kỳ thận trọng khi chấp nhận đầu tư, xây dựng nhiệt điện than".
Thái An (tổng hợp)
Như vậy, chủ đầu tư và nguồn nhiên liệu cho nhiệt điện than của VN đã và đang phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài. Đây là một rủi ro lớn. Một chuyên gia đặt vấn đề, chúng ta phát triển nhiệt điện than với lý do an ninh năng lượng nhưng lại dựa vào các nhà máy nhiệt điện BOT quy mô lớn. Giả sử có sự cố hay vì lý do nào đó các nhà máy này không thể vận hành thì an ninh năng lượng quốc gia sẽ như thế nào? TS Ngô Đức Lâm, chuyên gia thuộc mạng lưới Liên minh Năng lượng bền vững VN (VSEA), cho rằng về nguyên tắc bắt buộc ngành điện phải có nguồn dự phòng. Việc phát triển các dự án BOT để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cần phải tính toán cẩn thận và có các điều khoản ràng buộc trách nhiệm cụ thể để dự phòng các trường hợp như thế này.
Với hầu hết các dự án nhiệt điện than là của nhà đầu tư Trung Quốc và sẽ phải nhập một lượng than lớn, an ninh năng lượng của chúng ta có nguy cơ phụ thuộc nặng vào nước ngoài.
Từ công nghệ, vốn, đến... chủ đầu tư Trung Quốc
Thống kê đến cuối năm 2016 của Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho biết, trong 27 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành thì các công ty Trung Quốc là tổng thầu EPC (thiết kế - mua sắm thiết bị - xây dựng) cho 14 nhà máy. Nguồn tài chính của những nhà máy này xuất phát từ các ngân hàng Trung Quốc với khoảng 8 tỉ USD, tương đương 50% vốn nước ngoài đầu tư vào nhiệt điện than tại VN.
Cũng theo GreenID, VN có 11 dự án nhiệt điện than quy mô tỉ USD theo hợp đồng BOT ở khắp cả nước, các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc từ tổng thầu đã trực tiếp đầu tư và tham gia vào các liên danh đầu tư. Điển hình là trường hợp Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) có tổng vốn đầu tư dự kiến 1,755 tỉ USD. Chủ đầu tư dự án là tổ hợp 2 DN Trung Quốc chiếm tới 95% vốn và 5% vốn còn lại thuộc Tổng công ty điện lực thuộc Tập đoàn TKV. Nguồn vốn cho dự án này cũng được cấp từ tổ hợp 5 ngân hàng Trung Quốc với tổng vốn vay 1,4 tỉ USD.
Hay ở trường hợp dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Dương có tổng vốn đầu tư gần 2 tỉ USD do Tập đoàn Jaks Resources Bhd (Malaysia) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do chủ đầu tư không thể triển khai dự án và đã bán 50% cổ phần tại dự án này cho Tập đoàn điện lực Trung Quốc (CPECC). Một dự án khác cũng mang “màu sắc” Trung Quốc là Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2, thuộc Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh) có tổng công suất 1.200 MW, vốn đầu tư 2,2 tỉ USD do Công ty JanaKuasa (Malaysia) làm chủ đầu tư. Nhà máy này được cho phép chỉ định tổng thầu EPC là Công ty Huadian Engineering của Trung Quốc.
DN Trung Quốc còn tham gia vào những liên danh với DN đến từ các nước có trình độ cao. Điển hình là Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh), tổng vốn đầu tư 2,1 tỉ USD, công suất 1.240 MW, chủ đầu tư là Công ty TNHH AES Mông Dương, được thành lập từ 3 DN: Tập đoàn AES của Mỹ chiếm 51% vốn, Posco Energy của Hàn Quốc với 30%, Tập đoàn đầu tư Trung Quốc - CIC chiếm 19% vốn. Nhà máy này đi vào vận hành thương mại từ tháng 4.2015.
Nhiều rủi ro
Không chỉ các chủ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, chiếm đa số, phát triển nhiệt điện than của chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu. Theo Quy hoạch điện 7, đến năm 2020 VN phải nhập đến 50 triệu tấn than, năm 2030 là 80 triệu tấn. Các nhà máy đang và chuẩn bị xây dựng như Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải... phải sử dụng than nhập khẩu do than trong nước không phù hợp. Thống kê của Tổng cục Hải quan 4 tháng đầu năm nay cho thấy VN nhập khẩu than đạt trên 4,6 triệu tấn (chủ yếu từ Indonesia và Úc), giá trị gần 500 triệu USD; tuy giảm 2,4% về lượng nhưng tăng mạnh trên 72% về kim ngạch (do giá tăng) so với cùng kỳ năm 2016. Còn theo ước tính của các chuyên gia, nhu cầu than để sản xuất điện đến năm 2030 vào khoảng 130 - 150 triệu tấn, trong khi nguồn than nội địa chỉ đáp ứng tối đa 30 - 40 triệu tấn. VN phải nhập ít nhất khoảng 100 triệu tấn than/năm.
TIN LIÊN QUAN
Vốn đầu tư vào điện than tăng mạnh
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nhiệt điện than tăng mạnh khiến nhiều người lo ngại VN thành "vùng trũng" của loại hình có nguy cơ ô nhiễm môi trường lớn này.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lý giải, các dự án BOT có đến 80 - 90% là vốn vay ngân hàng, nếu vay không được thì họ gọi vốn từ các nhà đầu tư thứ cấp. Với các dự án BOT của Trung Quốc hay gọi vốn từ DN Trung Quốc đồng nghĩa họ sẽ được ưu thế hơn về đấu thầu dự án, về giá, công nghệ, môi trường... Nếu không cẩn trọng trong ký kết ban đầu, có những điều khoản chặt chẽ, các dự án BOT về điện than của VN sẽ đứng trước nguy cơ là “bãi đáp” của công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc.
Theo TS Lê Đăng Doanh, nhu cầu năng lượng của VN tăng cao qua từng năm do chúng ta phát triển mạnh những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng như xi măng, sắt thép. Tỷ lệ tiêu thụ điện của ngành công nghiệp chiếm tới 49% (năm 2015) và tăng lên 55% (năm 2025) tổng nhu cầu điện của cả nước. Các dự án nhiệt điện than khủng đều mọc lên cặp các dự án công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng. Lý giải việc các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng đang đổ vào VN, ông Doanh cho rằng xuất phát từ chính sách giá bán điện của VN. Giá điện phục vụ các ngành kinh tế năm 2011 của ngành công nghiệp chỉ có 5,31 cent/kWh, thương mại lên đến 9,935 cent/kWh và dân dụng là 6,04 cent/kWh. Cơ cấu này trái ngược với một số nước trong khu vực như Thái Lan lần lượt là 9,05 - 5,65 - 7,94 cent/kWh hay như Singapore là 14,5 - 14,5 - 19,76 cent/kWh. Với chính sách giá điện và môi trường của VN như vậy, DN nước ngoài đã tìm cách đưa các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng và kèm theo là các dự án phát triển năng lượng “thải” vào VN.
|
Chí Nhân - Nguyên Nga
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét