Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

MẤY Ý KIÊN VỀ NHÂN VẬT PHẠM NGỌC THẢO

Nguyn Xuân Minh đã chia sẻ bài viết của Hunh Duy Lc.
https://www.facebook.com/rsrc.php/v3/yA/r/edLoz3xikQz.png
- Lê Nguyễn
Bạn Huỳnh Duy Lộc
Trong hình ảnh có thể có: 11 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi
Đọc xong status của Lộc về nhân vật Phạm Ngọc Thảo, tôi viết mấy ý trong phần bình luận, song càng viết càng thấy dài, mà bình luận dài hơn bài chính thì … kỳ quá. Vì vậy, xin phép Lộc cho tôi trích dẫn bài của bạn, để dựa vào đó mà bổ sung “tùy hứng” một số ý kiến của riêng mình. 
Chuyện về các nhân viên tình báo của miền Bắc hoạt động tại miền Nam những năm 1954-1975, ngoại trừ trường hợp Phạm Xuân Ẩn còn có thể phối kiểm được do ông Ẩn từng làm việc cho ngành truyền thông Mỹ, đa số những trường hợp còn lại thường được thêm thắt, vẽ vời, thậm chí xuyên tạc, để cố tô son vẽ phấn cho các nhân vật được miền Bắc giao trách nhiệm lũng đoạn chính trị tại miền Nam. Quyển tiểu thuyết và bộ phim Ván Bài Lật Ngửa là một ví dụ cụ thể về nhân vật “Nguyễn Thành Luân” trong Phủ Tổng thống Sài Gòn. Thời đó, ông Diệm không đòi hỏi, song với tinh thần rất tôn trọng ông, hầu hết Bộ trưởng vào gặp ông, khi ra về đều đi lui nhiều bước rồi mới quay lưng đi hẳn, báo hại có lần một ông vấp té, làm bể một cái đôn trong phòng khánh tiết. Bộ trưởng còn cách biệt với tổng thống, cố vấn chính trị tổng thống như thế, hà cớ gì anh đại úy Phạm Ngọc Thảo quèn không đáng xách cặp cho họ lại có thể thao túng trong phủ như chỗ không người? Một vài tài liệu cho biết ông Thảo nguyên là Tiểu đoàn trưởng của VM, “hồi chánh” thời ông Diệm, là một “chiến lược gia” về du kích, có nhiều bài đăng về lãnh vực này trên tạp chí Bách Khoa – Sài Gòn, những năm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Chuyện Phạm Ngọc Thảo làm tỉnh trưởng Kiến Hòa là do sự vận động của bào huynh ông Diệm là giám mục Ngô Đình Thục, lúc đó ở giáo phận Vĩnh Long, vì Thảo cũng là dân Công giáo. Xin nói thêm, khi làm tỉnh trưởng Kiến Hòa, ông Phạm Ngọc Thảo mới mang cấp bậc trung tá. Lúc đó, tôi chẳng hề nghe qua báo chí chuyện ông tỉnh trưởng Kiến Hòa này thả hai ngàn cán bộ CS: chỉ mới sau Đồng khởi một vài năm, cán bộ CS ở đâu mà VNCH bắt nhiều dữ thế? Thời đó, chỉ có một chuyện được nhiều người biết là chuyện ông Đốc phủ sứ Nguyễn Trân, tỉnh trưởng Định Tường, dàn cảnh việc “đấu lý” với 14 cán bộ CS, trong đó có nhà văn Nguyễn Bảo Hóa (Tô Nguyệt Đình) và thầy dạy tôi, ông Nguyễn Văn Vàng, hứa nếu tranh luận thua sẽ thả họ, và cuối cùng, ông Trân “chịu thua”, thả hết 14 người này. Sau ngày đảo chánh 1.11.1963, một cuộc tranh giành quyền lực diễn ra trong đám tướng lãnh “kiêu binh”, xã hội rối beng, anh nào cũng muốn dây máu ăn phần, cũng muốn ngoi lên làm lãnh tụ, Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát … nằm trong số những người như vậy. Sau những màn đảo chánh nhau thất bại, ông Thảo trốn chui trốn nhủi trong một giáo xứ thuộc phạm vi Biên Hòa, một thời gian lâu sau, có hôm bị phát hiện, không đứng lại theo lệnh dừng, bỏ chạy và bị bắn chết (theo tin của báo chí đương thời). Ở phần bình luận trong bài của bạn Huỳnh Duy Lộc, một bạn FB đã có lý khi đặt ra câu hỏi: với công lao, thành tích đóng góp như thế, sao ông Phạm Ngọc Thảo không được phe thắng cuộc vinh danh, không được đặt tên đường? Do "tội hồi chánh" chăng? 
Chuyện về nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ cũng thế. Thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, về mặt chính danh, người đứng đầu trong vụ tiếp xúc với MTDTGPMNVN là ông Huỳnh Văn Trọng (nguyên Đổng lý ngự tiền vua Bảo Đại), chức danh Cố vấn chính trị, Phụ tá tại phủ Tổng thống, xếp ngang tổng trưởng, còn Vũ Ngọc Nhạ chỉ là một trong những chuyên viên làm việc trong nhóm ông Trọng mà thôi (tất nhiên về mặt đảng CS, ông Nhạ là người lãnh đạo nhóm cán bộ, đảng viên do ông cầm đầu riêng). Sau 1975, báo chí khai thác rùm beng vai trò của ông Nhạ, thổi lên tận mây xanh, tôn xưng là “ông Cố vấn”. Nhân vật này hả hê với vai trò “tối cao” của mình, tha hồ vẽ vời những trò tra tấn, hành hạ của chính quyền VNCH đối với ông ta cùng các đồng sự. Cuối năm 1970, khi tôi ra làm việc tại Côn Sơn (Côn Đảo), thì hai ông Huỳnh Văn Trọng và Vũ Ngọc Nhạ còn thụ án ở trại Chí Hòa, nhóm của hai ông, trong đó có Nguyễn Xuân Hòe (nhân vật số 3 sau ông Nhạ), Bửu Chương, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Văn Hiếu …, cùng với nhóm Trung tá Trần Đình Vọng, nguyên tỉnh trưởng Bình Định, mỗi nhóm được cấp một căn nhà riêng trên đảo, đi làm “công nhân văn phòng” ở các ty sở, một dạng “công chức không lương”, hết giờ hành chánh thì về nhà tha hồ đi tắm biển, mua sắm, nghỉ ngơi. Trong một dịp trả lời phỏng vấn trên Facebook, tôi từng kể rằng, có chủ nhật, tôi lấy xe chở họ đi chơi ở Bến Đầm, cách trung tâm thị trấn hơn 10 km. Họ là “tù cha” thiên hạ, thế mà trong hồi ký của ông Nhạ, chuyện tra tấn, nhục hình nhóm của ông ta diễn ra vô cùng khốc liệt! Tôi khinh bỉ thái độ té nước theo mưa, giậu đổ bìm leo như thế.
Xin phép hương hồn ông Nguyễn Xuân Hòe để kể lại một chuyện của ông, trong những ngày ông ở tù và chủ nhật nào ông cũng đến nhà tôi thăm tôi, cho tôi mượn các tạp chí Time, Newsweek (do người nhà ông gửi ra cho ông xem) để đọc và cùng tôi tán gẫu chuyện thời sự quốc nội, quốc tế. Theo ông, vào nửa sau thập niên 1960, có hai sự kiện là “đòn đánh nhau” giữa sứ quán Mỹ (đại diện lập trường của chính phủ Mỹ) và phủ Tổng thống VNCH. Sự kiện thứ nhất là việc an ninh VNCH bắt giữ đại úy MTGP Trần Ngọc Hiền (anh ruột ông Trần Ngọc Châu, từng là trung tá tỉnh trưởng Kiến Hòa, sau là dân biểu Quốc hội VNCH) khi ông này từ chiến khu vào Sài Gòn để tiếp xúc với phía Mỹ. Theo ông Hòe, Phủ Tổng thống Sài Gòn làm thế để dằn mặt Mỹ vì Mỹ tự ý thương thảo với MTGP mà cố tình phớt lờ họ. Sau khi bị bắt, ông Hiền ra tòa và ở tù tại Côn Đảo, tại đây, nhiều lần ông đến thăm tôi, vì nhiều lý do khác nhau. 
Sự kiện thứ hai là “vụ Huỳnh Văn Trọng – Vũ Ngọc Nhạ”, lại là cú phản đòn của phía Mỹ. Theo lời ông Hòe, ông Huỳnh Văn Trọng,với tư cách Cố vấn, Phụ tá chính trị tại Phủ Tổng thống, được Tổng thống Thiệu giao phó sứ mạng tiếp xúc riêng với phía miền Bắc và MTGP mà không thông báo cho phía Mỹ biết. Sứ quán và cơ quan tình báo Mỹ ghi âm được những cuộc trao đổi giữa hai phía bằng thiết bị riêng và cuối cùng tung lên trên các phương tiện truyền thông, ông Thiệu ở vào thế phải hi sinh những trợ lý của mình. Giả thuyết của ông Nguyễn Xuân Hòe, tôi chưa từng nghe ai nói đến bao giờ, xin kể lại với tất cả sự dè dặt.
Sau ngày ký hiệp định Paris 27.1.1973, trong cuộc trao đổi tù binh, báo chí miền Nam đăng tin ông Huỳnh Văn Trọng xin ở lại miền Nam. Chuyện đó dễ hiểu, vì ông Trọng không phải là người CS. Và cũng dễ hiểu khi sau 1975, chức danh “cố vấn tổng thống” của ông Trọng được ngang nhiên khoác cho người đảng viên cao cấp nhất trong nhóm ông Trọng là ông Vũ Ngọc Nhạ. Thậm chí có báo còn "khuyến mãi" thêm cho ông Nhạ chức cố vấn của ông Diệm nữa!!!
Chuyện viết về các nhân vật của phía thắng cuộc hay phía thua cuộc trong cuộc nội chiến 20 năm đã qua đòi hỏi người viết, và nhất là người trong cuộc, phải có thái độ trung thực, khách quan, té nước theo mưa hay quơ quào mọi “chiến công, thành tích” về mình, bất chấp sự thực khách quan như thế nào, là hành vi đắc tội với lịch sử.
Lê Nguyễn
10.8.2017

Trong hình ảnh có thể có: 11 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Trong hình ảnh có thể có: 7 người, đám đông
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng và ngoài trời

with Huỳnh Duy Lộc, Tien Dang Manh Kim, Kim Lang Le Hoa Ngoc, Hoàng Thị Ngọc Trâm Bổn Đình Nguyễn

https://www.facebook.com/rsrc.php/v3/yA/r/edLoz3xikQz.png
Đại tá Phạm Ngọc Thảo, nguyên mẫu của Nguyễn Thành Luân trong bộ phim “Ván bài lật ngửa”
Phạm Ngọc Thảo sinh ngày 14 tháng 2 năm 1922 tại trong một gia đình theo đạo Công giáo, có tên thánh là Albert nên còn được gọi là Albert Thảo hay Chín Thảo vì ông là người con thứ 9 trong gia đình. Thuở nhỏ, ông học ở trường tư thục Công giáo Lasan Taberd nổi tiếng ở Sài gòn và sau khi thi tú tài, khác với những anh em trong gia đình, ông không sang Pháp du học mà ra Hà Nội theo học Trường Kỹ sư Công chánh Hà Nội. Khi Cách Mạng Tháng Tám bùng nổ, anh cả của ông là Phạm Ngọc Thuần tham gia Việt Minh ở Vĩnh Long và được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam bộ. Khi Luật sư Phạm Văn Bạch ra miền Bắc, ông Thuần làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam bộ kiêm Chính ủy Bộ Tư lệnh Nam bộ. Sau khi tốt nghiệp Trường Kỹ sư công chánh ở Hà Nội, khi Pháp bội ước quay lại xâm chiếm Việt Nam, Phạm Ngọc Thảo từ bỏ quốc tịch Pháp, trở về Vĩnh Long theo anh tham gia kháng chiến, làm việc ở Văn phòng Uỷ ban Kháng chiến hành chính Nam bộ. Năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng, ông đã cùng 12 người ở Nam bộ được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khóa I, ông được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ giao liên. Khi trở về miền Nam, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phòng mật vụ Ban quân sự Nam bộ – tổ chức tình báo đầu tiên ở Nam bộ, rồi được bổ nhiệm làm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410, Quân khu 9.
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết (năm 1954), ông về Vĩnh Long dạy học. Vùng này là giáo phận của giám mục Ngô Đình Thục vốn quen biết gia đình ông từ lâu. Giám mục Ngô Đình Thục rất quý mến ông, đã bảo lãnh cho ông vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ. Về sau, cũng chính giám mục Ngô Đình Thục đã giới thiệu ông với ông Ngô Đình Nhu và ông được sắp xếp vào làm việc ở Sở Tài chánh Nam Việt. Sau khi gia nhập đảng Cần Lao, ông phụ trách tổ quân sự, nghiên cứu chiến lược, chiến thuật quân sự và huấn luyện quân sự cho các đảng viên đảng Cần Lao. Biết ông từng là chỉ huy quân sự của Việt Minh, đầu năm 1961, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã quyết định thăng ông lên cấp bậc trung tá và cử ông làm tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre ngày nay) để thử nghiệm Chương trình Bình định.
Nhà báo Stanley Karnow đã viết về những hoạt động của Phạm Ngọc Thảo vào thời kỳ này: “Chương trình ấp chiến lược bắt đầu thực hiện vào đầu năm 1962 là một kế hoạch tập trung nông dân vào những khu vực có rào chắn đặt dưới sự kiểm soát của binh lính, làm mất đi cơ sở giúp cho Việt cộng tồn tại như Mao Trạch Đông đã từng nói: Du kích quân không thể tồn tại nếu không có dân giống như cá không thể sống thiếu nước… Điều đáng chú ý là người trợ giúp ông Ngô Đình Nhu thực hiện chương trình ấp chiến lược lại là đại tá Phạm Ngọc Thảo (khi ấy là tỉnh trưởng tỉnh Kiến Hòa, tức Bến Tre ngày nay), một điệp viên của Cộng sản. Nhiều năm về sau, các tài liệu của người Cộng sản cho biết rằng Phạm Ngọc Thảo đã có chủ ý đẩy thật nhanh tiến độ thực hiện chương trình ấp chiến lược để cho những người nông dân miền Nam trở nên thù nghịch với chế độ và về phe Việt cộng… Hàng chục nhóm khác nhau đã có âm mưu lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm và mãi đến cuối năm 1963, họ đã hợp sức thành một âm mưu duy nhất. Một người đã sớm có âm mưu lật đổ ông Diệm là bác sĩ Trần Kim Tuyến, một người đàn ông thấp bé nói giọng the thé, được coi như một trong những khuôn mặt hắc ám nhất ở Sàigòn. Ông điều hành Sở Nghiên cứu Chính trị & Xã hội, tổ chức mật vụ được thành lập với sự giúp sức của CIA để theo dõi những người bất đồng chính kiến. Là một người Công giáo từ miền Bắc di cư vào Nam vào năm 1954, ông sợ rằng sự thất bại của ông Diệm sẽ đưa tới chiến thắng của những người Cộng sản. Điều nực cười là phe nhóm của ông bao gồm cả những người ông đã từng đưa vào “danh sách đen” và ông cũng lôi kéo cả những sĩ quan quân đội cấp thấp đang bất mãn. Ông hợp tác với đại tá Phạm Ngọc Thảo mà không biết gì về những mối liên hệ bí mật của vị đại tá này. Tuyến và Thảo đã lên kế hoạch thực hiện nhanh một cuộc đảo chánh có thể giúp họ đi trước một bước những kẻ có âm mưu đảo chánh khác. Thế nhưng Lucien Conein biết trước âm mưu này, đã báo cho tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu, và ông này đã chặn đứng cuộc đảo chánh. Ông Nhu đày bác sĩ Trần Kim Tuyến sang làm tổng lãnh sự ở thủ đô Cairo của Ai Cập…Thảo lại về với phe nhóm nổi dậy của Trần Thiện Khiêm, về sau sẽ trở thành phe nhóm chủ lực thực hiện âm mưu đảo chánh…” (Vietnam, a history, tr. 237, 257, 290).
Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào tháng 11 năm 1963, đại tá Phạm Ngọc Thảo và tướng Lâm Văn Phát lại dính líu vào âm mưu lật đổ tướng Nguyễn Khánh nên bị Nguyễn Khánh đẩy sang Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa ở Washington rồi lại bị triệu hồi về nước. Ông lại tiếp tục âm mưu đảo chánh năm 1965 rồi sau một cuộc bàn thảo tay ba tại căn cứ không quân Biên Hòa giữa tướng Nguyễn Cao Kỳ, tướng Lâm Văn Phát và ông, tướng Nguyễn Khánh đã chấp nhận điều kiện do Lâm Văn Phát và ông đưa ra, rời Việt Nam để bắt đầu cuộc sống lưu vong ở xứ người. Nhưng lúc này, vỏ bọc của Phạm Ngọc Thảo cũng rơi xuống.
GS Thomas A. Bass viết về kết cục bi thảm của đại tá Phạm Ngọc Thảo: “Thảo là một chuyên gia đảo chánh”, Phạm Xuân Ẩn nói. “Ông không ngừng ra sức lật đổ chính phủ và tránh cho Việt Nam thêm một thập kỷ chiến tranh, nhưng vận may của ông đã hết vào năm 1965, khi ông bị (An ninh quân đội) bắt sau một cuộc đảo chánh thất bại. Họ bóp nát tinh hoàn của ông. Sau đó, họ siết cổ ông...” (The spy who loved us, bản tiếng Việt tr. 354, 355)
Tư liệu về Phạm Ngọc Thảo - một bài viết về Phạm Ngọc Thảo của một người bạn của ông: http://huunguyenddk.blogspot.com/…/pham-ngoc-thao-ong-la-ai…

Ảnh: Đại tá Phạm Ngọc Thảo

Không có nhận xét nào: