Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

HỒ NGỌC THẮNG, CTV BÁO NHÂN DÂN, BỊ CỤC DI TRÚ ĐỨC CHO THÔI VIỆC VÌ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ TRỊNH XUÂN THANH CHO VIỆT NAM

Cộng đồng mạng Việt Nam đang "phát sốt" vì những thông tin đang lan truyền về một nhân vật có tên là Hồ Ngọc Thắng, được báo chí Đức nhắc tới như là một nhân viên sở Di Trú Đức (Cơ quan Liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức viết tắt là BAMF).

Điều đặc biệt đó là trên trang FB Hồ Ngọc Thắng thường xuyên có những bài viết chống lại quan điểm chính thức của chính phủ Đức cũng như tấn công, thoá mạ những viên chức chính phủ Đức như nghị sĩ M. Patzelt, thành viên ủy ban nhân quyền Quốc hội Đức.
Không có văn bản thay thế tự động nào.Trong hình ảnh có thể có: điện thoại


Là một người thường xuyên có bài viết trên tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng CSVN với quan điểm và lập luận hoàn toàn trùng lập với ban tuyên giáo và đã từng nhiều lần được cơ quan này tặng bằng khen, Hồ Ngọc Thắng với tư cách là nhân viên sở Di Trú Đức nên hoàn toàn có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu của BAMF và qua đó dễ dàng có trong tay những thông tin về hồ sơ tị nạn của Trịnh Xuân Thanh từ rất sớm như đã được khẳng định trong bài viết của Hồ Ngọc Thắng trên FB của mình được phổ biến ngày 21.10.2016!

Trích: "..hồ sơ xin tị nạn được lập ra và đưa vào dữ liệu của Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức. Chỉ có các nhân viên làm việc trong Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức được phép truy cập hệ thống để đọc hồ sơ"

Dân Luận xin được phổ biến lại toàn bộ nội dung bài viết này của Hồ Ngọc Thắng, một tín đồ của điệp viên Phạm Xuân Ẩn:

Ông Trịnh Xuân Thanh đang lẩn trốn tại CHLB Đức?

Chiều 4-10-2016, Thường trực Ban Bí thư, ông Đinh Thế Huynh trong buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã nói, 'Trịnh Xuân Thanh đã trốn sang châu Âu'. Trước đó, nhiều người đặt câu hỏi, liệu Trịnh Xuân Thanh đang lẩn trốn tại Đức? Nhưng tại buổi họp báo ngày 28-9-2016 do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức, Phó Đại sứ - Trưởng phòng lãnh sự - Trưởng Phòng Kinh tế, TS Wolfang Manig trả lời câu hỏi của phóng viên về trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh và cho biết, đến nay vẫn chưa có thông tin chi tiết cho biết nhân vật đó đang ở đâu. Khi chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì câu hỏi về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra.

Theo tôi, điều đó không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn khả năng, TXT đang chui lủi ở Đức. Trong trường hợp TXT đang có mặt tại Đức mà không xuất đầu lộ diện thì có các giả thiết sau:

1. Ông TXT không muốn ở lại lâu dài ở Đức vì khả năng bị dẫn độ về VN rất cao. Trong quá khứ, Đức đã đồng ý yêu cầu dẫn độ người Việt bị VN truy nã. Trong những trường hợp đó, phía Đức đưa ra 1 điều kiện: Qua đường ngoại giao VN phải cam kết không thi hành án tử hình nếu đưa đối tượng ra tòa. Cho đến nay, VN đã thực hiện tất cả yêu đó trong các vụ việc. Theo kiểm chứng của Đức, VN cũng giữ đúng lời hứa sau khi tiếp nhận đối tượng.

2. Ông TXT đang chuẩn bị hành trình sang Canada và phải lo hộ chiếu giả. Bọn buôn người và các tổ chức tội phạm biết ông TXT là một con mồi béo bở và một cuộc thương lượng về giá cả không đơn giản và tốn kém cả thời gian và tiền bạc.

3. Ông TXT muốn ở lại Đức qua „quy chế tị nạn chính trị“. Điều đó rất phức tạp, bởi vì báo chí và dư luận xã hội VN đã biết rõ, ông TXT bỏ chạy không phải vì bị đàn áp do hoạt động chính trị chống đối mà là do tham nhũng… Nhà nước Đức không muốn nuôi dưỡng những kẻ đã phạm tội thông thường như nhận hối lộ, trộm cắp, buôn lậu, rửa tiền...Nếu muốn nộp đơn xin tị nạn và muốn có kết quả thì ông cần thời gian, công việc và rất nhiều tiền để liên lạc với bọn phản động trong và ngoài nước, trước hết là qua môi giới của những lái buôn chuyên „buôn nước bọt“. Với sự hổ trợ của những người này ông ta mới có thể „lột xác“ để thành người bất đồng chứng kiến.

Muốn xin tị nạn, trước tiên ông phải trình diện cơ quan nhà nước Đức tự tay ký giấy tờ, bị lấy vân tay và chụp ảnh. Các dữ liệu được lưu trong máy chủ của "Trung tâm thông tin người nước ngoài" (Ausländerzentralregister – viết tắt AZR) là một cơ sở dữ liệu của Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức (tương đương một tổng cục của VN), trực thuộc Bộ nội vụ Liên bang. Theo Wikipedia Tiếng Việt, AZR có 23,7 triệu bản ghi về người nước ngoài. Trong đó có dữ liệu từ 4,47 triệu công dân Liên minh châu Âu (Trạng thái: Tháng 2 2009). Có khoảng 6.000 nhân viên có thể truy nhập vào Cơ sở dữ liệu này, gồm có: tất cả các nhân viên Sở Ngoại kiều, các nhân viên làm việc trong Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức, Cảnh sát- và Nhân viên Hải quan. Ngoài ra, vân tay của người xin tị nạn được đưa vào hệ thống EURODAC của nhóm nước tham gia Hiệp định Schengen và qua đó có thể nhận biết, liệu một cá nhân đã nộp đơn xin tị nạn ở quốc gia nào đó.
(link dẫn vào Wikipedia Tiếng Việt https://vi.wikipedia.org/wiki/AZR)

Sau đó một hồ sơ xin tị nạn được lập ra và đưa vào dữ liệu của Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức. Chỉ có các nhân viên làm việc trong Cơ quan liên bang phụ trách tị nạn và nhập cư Đức được phép truy cập hệ thống để đọc hồ sơ. Một số người Việt đã lẩn trốn ở Đức bằng cách nhập trại tị nạn và khai man tên tuổi. Nhưng cách này thường được người “đi làm kinh tế” vận dụng, sau khi kiếm đủ tiền họ chuồn về VN hay sang nước thứ ba. Người Việt ta có câu, cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra. Vì vậy, nếu ông TXT đang lẩn trốn tại Đức và muốn xin tị nạn thì sự xuất đầu lộ diện của ông là câu hỏi của thời gian.

Bên lề hội thảo quốc tế về công tác truy nã tội phạm diễn ra sáng 19-10-2016 tại Hà Nội, trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Bộ Công an cho biết công an nhiều nước đã nhận lời phối hợp với lực lượng chức năng Việt Nam truy bắt những kẻ đang mang lệnh truy nã trốn ở nước ngoài, trong đó có TXT. Nhưng nhiều người không biết, khi có đơn xin tị nạn thì tất các cơ quan khác, kể cả cảnh sát, phải chờ cho đến khi thủ tục xét đơn xin tị nạn chính thức kết thúc. Cho đến lúc đó, danh sách truy nã của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol chỉ là thứ yếu.

Link bài viết của Hồ Ngọc Thắng:



LTS: Nhờ bài báo Spiegel của Đức tiết lộ, ông Ho Ngoc T. là người làm việc cho Cục Di dân và Tị nạn Liên bang Đức từ năm 1991 đến nay, mà cư dân mạng tìm ra được nhân vật này, chính là ông Hồ Ngọc Thắng, một cây bút quá quen thuộc với giới tranh đấu, vì ông có nhiều bài viết đăng trên báo Nhân Dân, tấn công các nhà hoạt động, phê phán các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, ca tụng chế độ, chứng minh sự đúng đắn của Ðảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, dù ông đang sống và làm việc ở Đức suốt 26 năm qua!
Ôi báo Nhân Dân, mỗi năm móc túi của dân gần 50 tỷ đồng, để thuê những tên báo đời, báo hại, viết bài chống lại nhân dân! Sau đây là bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài, nói về ông Hồ Ngọc Thắng.
____

Đồng chí T.

10-8-2017






Ông Hồ Ngọc Thắng. Ảnh: FB ông Thắng

Trước đây tôi vẫn tưởng nhân vật mang tên Hồ Ngọc Thắng, được giới thiệu là Việt kiều tại CHLB Đức, thường xuất hiện trên những tờ báo giáo điều nhất của chính quyền Việt Nam để ca ngợi chế độ và công kích những người phê phán nó, là một trong những nhân vật hư cấu mà bộ máy truyền thông cộng sản chuyên sáng chế và đưa vào sử dụng hàng loạt trên dây chuyền tuyên giáo.
Nhưng tiếc thay, rất gần đây tôi mới biết rằng ông Thắng là có thật, bằng xương bằng thịt, và chẳng những thế còn là “chuyên gia luật, hiện đang làm việc trong bộ máy của chính phủ Đức”, cụ thể là nhân viên của Cục Di dân và Tị nạn Liên bang từ năm 1991 đến nay, mà công việc là nghiên cứu và có thể xét duyệt hồ sơ tị nạn chính trị.
Trời ơi! Không kịch bản hư cấu nào có thể quái gở hơn. Vụ bê bối này, với tôi, đau hơn cả vụ gian lận khí thải.
Tối hôm qua, tờ Spiegel có bài “Ông T. và người đàn ông Việt Nam bị bắt cóc” Điểm xuất phát là bài viết của ông Thắng, “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc TXT?“, được Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt NamNguyễn Thế Kỷ đăng lại trên trang FB của mình.
Chưa đầy một ngày sau, chiều nay, cũng tờ báo này đưa tinông đã bị cơ quan tạm đình chỉ công tác để xác minh sự việc. Tuy ông không làm việc ở khu vực hồ sơ tị nạn của người Việt và không trực tiếp liên quan đến vụ bắt cóc, song ở cương vị công tác của mình, ông có thể truy cập các hồ sơ tị nạn nhạy cảm và hệ thống lưu trữ thông tin về ngoại kiều ở Đức. Từ tháng 10.2016 ông Thắng đã phỏng đoán trên trang FB của mình rằng Trịnh Xuân Thanh đang ở Đức.
Theo nguồn tin của Spiegel, cơ quan của ông đã đề nghị Cục Hình sự Liên bang vào cuộc.
Quá chậm, nhưng còn hơn không.
Hai trong số nhiều bài viết của đồng chí T: “Dân chủ ngoại lai” cản trở sự phát triển của dân tộc và bài: Ông M.Pát-xê đến Việt Nam để làm gì? (ND).

(Xã hội) - Vụ Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú tại cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an vẫn đang là đề tài tranh luận sôi nổi của người Việt ở khắp nơi. Xoay quanh vụ việc này có nhiều dấu hỏi được đặt ra như: kết quả cụ thể việc xin tị nạn của Trịnh Xuân Thanh như thế nào?; Thực hư chuyện “bắt cóc”?; Quan hệ Việt – Đức sẽ ra sao sau sự việc này?… Bài viết sau của ông Hồ Ngọc Thắng – một chuyên gia Luật đang làm việc cho Chính phủ Đức, sẽ trả lời cho những dấu hỏi trên. 

Về chuyện xin tị nạn của Trịnh Xuân Thanh 
Tờ Báo Miền Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông Trịnh Xuân Thanh sang Đức năm 2016 và ngày 24.07.2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nan. Như vậy có nghĩa là, ông Trịnh Xuân Thanh trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở Việt Nam và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Có thể có một phiên dịch của văn phòng dịch thuật tư nhân hỗ trợ ông khai báo và đọc các tờ hướng dẫn về quyền lợi và nghĩa vụ của người xin tị nạn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ Việt Nam sang Đức, lý do xin tịn nạn, muốn nộp giấy tờ gì… Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tị nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào. Theo Điều 32, thủ tục xét tị nạn sẽ được đình chỉ (Einstellung). Thông thường, sau 4 tuần mọi chuyện được kết thúc. Hồ sơ thủ tục xin tị nạn được lưu trữ 10 năm và sau đó được hủy. Như vậy ông Trịnh Xuân Thanh chưa được hưởng quy chế tị nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo. Liên quan đến câu hỏi, liệu Trịnh Xuân Thanh đã cung cấp thông tin tình báo, tôi xin trích dẫn bài báo của tờ Thế giới (Welt) phiên bản điện tử đăng hôm 04.07.17, “Tình báo cùng nghe“. Bài báo trích dẫn lời Giám đốc Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn: Từ vài tháng nay, khi phỏng vấn xin tị nạn, trong một số trường hợp, cán bộ cơ quan tình báo ngồi cùng bàn để nghe và nếu cần sẽ đặt câu hỏi. Như vậy có thể đoán, Trịnh Xuân Thanh chưa gặp TB Đức.
 Luật sư Hồ Ngọc Thắng: chắc chắn, không vì Trịnh Xuân Thanh mà nước Đức làm xấu đi quan hệ toàn diện với Việt Nam.
Luật sư Hồ Ngọc Thắng: chắc chắn, không vì Trịnh Xuân Thanh mà nước Đức làm xấu đi quan hệ toàn diện với Việt Nam.
Thực hư chuyện “bắt cóc”
Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc“. Ngày 02.08.2017, hãng thông tấn xã Đức dpa đưa tin “nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc“. Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là “vermuten“. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của công an Berlin: “Đây là một trường hợp nghi ngờ“ (tiếng Đức “Das ist ein Verdacht“). Trường hợp nghi ngờ cao hơn là nghi ngờ khẩn cấp (dringender Verdacht).
Một điều phi lý trong quả quyết, “bắt cóc“ là chi tiết “có người thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị lôi vào xe ô tô”. Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là Ringfahndung.Tuyên bố của Bộ NG Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà LS đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tị nạn.
Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan sau chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Liên bang: cảnh sát LB (tức CA biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tị nạn, cục kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh.
Quan hệ Việt – Đức sẽ ra sao sau sự việc này?
Khi nhận định về quan hệ ngoại giao Việt – Đức trong thời gian tới phải chú ý đến các yếu tố sau: trong con mắt của người Đức ông Trịnh Xuân Thanh là một người như thế nào? Báo chí Đức gọi ông ta là một “Geschaeftsmann“, người kinh doanh, trong quá khứ ông là Phó chủ tịch một tỉnh nhỏ, như vậy ông ta chỉ là cựu chính trị gia cấp địa phương, ông nổi tiếng vì tham nhũng, ham chơi, thí dụ xe tư nhân tiền tỉ gắn biển KS chỉ dùng cho xe công vụ.
Lãnh đạo Bộ nội vụ Liên bang hiện nay là người của đảng CDU, Lãnh đạo Bộ NG là người của đảng SPD. Ngày 27.09.17 Đức bầu cử Quốc hội và tháng 10.2017 có Chính phủ mới. Chính phủ mới sẽ quyết định về đường lối ngoại giao mới. Chưa biết đảng nào sẽ thắng cử, nhưng chắc chắn, không vì Trịnh Xuân Thanh mà nước Đức làm xấu đi quan hệ toàn diện với Việt Nam. Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện Trịnh Xuân Thanh sẽ chìm trong sự lãng quên. Cũng chẳng hay ho gì cho Nhà nước Đức, nếu ai đó nhắc lại vụ việc này. Hiện nay người Đức đang quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác. Người được lợi nhiều nhất có lẽ là bà LS đại diện cho Trịnh Xuân Thanh. Tên bà được nhắc trên báo và truyền hình và đó là quảng cáo rộng rãi mà không tốn tiền, chỉ tốn nước bọt. Nhưng bọn phản động trong và ngoài nước còn khai thác đề tài này lâu hơn.
Ông Hồ Ngọc Thắng là chuyên gia Luật đang làm việc trong Chính phủ Đức. Theo PGS Nguyễn Cảnh Toàn cho biết, LS Hồ Ngọc Thắng từng là bạn chiến đấu của ông ở mặt trận Thành cổ Quảng Trị, 1972.
Ông Thắng là chuyên gia giỏi và Chính phủ Đức đã có thư đánh giá cao về chuyên môn cũng như sự phục vụ pháp luật cho nhà nước Đức của ông.
Không chỉ ở Đức, ông Thắng luôn hướng về Tổ quốc Việt Nam, nơi ông đã từng đổ máu xương vì độc lập và thống nhất của đất nước. Hướng về Tổ quốc, ông công khai viết rất nhiều bài sắc bén phê phán tiêu chuẩn kép về dân chủ nhân quyền phương Tây.
FB Hồ Ngọc Thắng



Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức đã dẫn đến việc trục xuất một nhân viên của sứ quán Việt Nam tại Đức, được cho là nhân viên của cơ quan an ninh Việt Nam.

Hoạt động của cơ quan an ninh Việt Nam trong các phái bộ ngoại giao ở nước ngoài như thế nào?

Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh được đưa lên truyền hình Việt Nam, nói rằng ông đầu thú.
Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh được đưa lên truyền hình Việt Nam, nói rằng ông đầu thú.
 Nhân viên an ninh trong vỏ bọc ngoại giao

Ông Đặng Xương Hùng, một cựu viên chức Bộ ngoại giao Việt Nam từng làm việc trong các cơ quan lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sĩ, nói với chúng tôi về vị trí của nhân viên an ninh Việt Nam bên trong các tòa đại sứ:

“Thông thường thì các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài bao giờ cũng có một nhân viên an ninh của Bộ Công an chuyển sang, núp dưới danh nghĩa có hàm ngoại giao, thường giữ chức Bí thư thứ nhất, thường làm nhiệm vụ báo chí, cũng như là làm cái nhiệm vụ quản lý cộng đồng người Việt, tức là cái gọi là “người Việt yêu nước”, hay là những tổ chức mà Việt Nam gọi là phản động chống lại chính quyền. Ở các sứ quán đều có một suất như vậy, và lần lượt người phía an ninh đưa người sang Bộ ngoại giao, làm thủ tục như một cán bộ ngoại giao, đi như một cán bộ ngoại giao.”

Ông Hùng cho rằng việc có mặt một nhân viên an ninh trong sứ quán cũng là một thông lệ trong ngành ngoại giao trên thế giới, miễn là nhân viên đó hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nước sở tại.

Vào năm 2014, ông Đặng Xương Hùng nộp đơn cho chính phủ Thụy sĩ xin tị nạn chính trị, và ông sống ở đất nước này cho đến nay.

    Cũng có thể đó là một chuyên án đặc biệt chỉ có Bộ Công an biết, hoặc là một cái chuỗi thông tin chỉ đi qua một số người thôi, đi thẳng đến nơi hành động.
    -Ông Đặng Xương Hùng.

Ông Hùng cho biết là các nhân viên an ninh có hai nguồn thu nhập, thứ nhất là từ các chi phí visa của các cơ quan lãnh sự Việt Nam, vì những người này thường phụ trách cả việc cấp phát visa vào Việt Nam, và nguồn thu nhập thứ hai của họ là từ Bộ Công an:

“Họ có một khoản tài chính do chính phía Bộ Công an cấp cho những nghiệp vụ của họ, và tiền đó không phải là của Bộ ngoại giao, của Bộ Tài chính cấp cho Bộ Ngoại giao, mà đó là tiền của phía Bộ Công an gọi là chi phí nghiệp vụ. Tôi cũng thường nghe họ nói đó là một chi phí đặc biệt dùng cho những hoạt động ví dụ như mua chuộc, cho những người nào có thông tin tốt cho phía an ninh Việt Nam.”

Sau khi vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức được tiết lộ, một viên chức của sứ quan Việt Nam phụ trách báo chí là ông Nguyễn Đức Thoa bị phía Đức yêu cầu rời khỏi đất Đức, vì được cho rằng dinh líu tới vụ bắt cóc. Theo ông Hùng thì ông Thoa có hàm Đại tá công an.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi là liệu các viên chức ngoại giao cao cấp của Việt Nam có biết tới kế hoạch bắt cóc hay không, ông Hùng nói:

“Theo tôi thì 50/50, cũng không loại trừ khả năng là các ông ấy không biết. Cũng có thể đó là một chuyên án đặc biệt chỉ có Bộ Công an biết, hoặc là một cái chuỗi thông tin chỉ đi qua một số người thôi, đi thẳng đến nơi hành động.”

An ninh Việt Nam và cộng đồng người Việt hải ngoại

Theo ông Đặng Xương Hùng thì ảnh hưởng của các hoạt động của an ninh Việt Nam trong các cộng đồng người Việt tại hải ngoại mạnh nhất là tại các quốc gia Đông Âu theo cộng sản trước năm 1989, nơi có một cộng đồng đông đảo những du học sinh, hay người xuất khẩu lao động ra đi từ nước Việt Nam cộng sản, còn ở các quốc gia phương Tây như Mỹ, Canada, Tây Âu,… thì yếu hơn nhiều. Chính vì lý do đó, theo ông Hùng, việc chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam đã được thực hiện qua ngã Cộng hòa Séc, một nước cộng sản Đông Âu trước kia. Thông tin ông Thanh được đưa qua Cộng hòa Séc để mang về Việt Nam được luật sư của ông Thanh là ông Victor Pfaff nói với hãng tin Reuters vào hôm 3 tháng Tám, 2017.

Sáng 10 tháng Tám, giờ châu Âu, tờ báo Spiegel của Đức loan tải rằng có một nhân viên người Việt của sở di trú Đức bị tình nghi có liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.

Nhà báo Lê Trung Khoa của tờ Thoibao, bằng Việt ngữ tại thủ đô Berlin cho chúng tôi biết:

“Thông tin trên tờ Spiegel đã tiết lộ rằng có một người tên là T. hiện làm nhân viên cho Sở Di trú Đức, có điều kiện vào các ngân hàng dữ liệu, xem dữ liệu của toàn bộ những người tị nạn, kể cả người Việt Nam. Họ nghi ngờ rằng phải chăng những thông tin đó được ông này đưa ra ngoài và có thể là để cho người ta biết địa chỉ lưu trú của ông Trịnh Xuân Thanh đăng ký ở Đức, để mật vụ Việt Nam có thể ập đến bắt.”

Cũng ông Lê Trung Khoa cho chúng tôi biết rằng Sở Di trú Đức cho ông biết rằng người đàn ông tên T. mà tờ Spiegel nêu tên, vừa bị cho nghỉ việc trong ngày 10 tháng Tám, vì nghi vấn tiết lộ bí mật.

Chúng tôi chưa có một nguồn tin khác để xác định việc này. Khi gọi điện tới tòa Đại sứ Việt Nam tại Đức thì được trả lời rằng tòa Đại sứ không có thông tin gì cả.

    Rất nhiều hội đoàn ở đây có liên quan đến Sở Di trú ngạc nhiên là tại sao nhiều người Việt Nam ở đây biết thông tin nội bộ của họ.
    -Nhà báo Lê Trung Khoa.

Theo ông Lê Trung Khoa, sự việc này sẽ có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng người Việt tại Đức:

“Rất nhiều hội đoàn ở đây có liên quan đến Sở Di trú ngạc nhiên là tại sao nhiều người Việt Nam ở đây biết thông tin nội bộ của họ. Qua việc này có lẽ họ lờ mờ hiểu ra rằng có một bàn tay ở bên trong, đưa thông tin ra, làm bất lợi cho những hội đoàn có đăng ký ở Đức.”

Trở lại quan hệ giữa Bộ ngoại giao Việt Nam và các nhân viên an ninh Việt Nam, ông Đặng Xương Hùng cho rằng vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Đức, chứng tỏ rằng Bộ Ngoại giao đã không có tiếng nói mạnh như cơ quan an ninh của Việt Nam. Nhưng mặt khác ông Hùng cũng cho rằng ảnh hưởng của cơ quan an ninh Việt Nam trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại nói chung ngày càng giảm, vì hình ảnh cai trị của đảng cộng sản trong nước đã sụt giảm.

Xin mời quý vị xem Video : Nhà báo Huy Đức xác nhận ông Trần Đại Quang đã đi Nhật chữa bệnh nặng tối 25/7 khó qua khỏi

                   

Cho đến giờ này thì trước cáo buộc bắt giữ người bất hợp pháp của chính phủ Đức, Việt Nam chỉ có ra tuyên bố lấy làm tiếc, nói rằng ông Thanh đã về nước đầu thú, nhưng không công nhận cũng như phủ nhận hành động bắt cóc.

Tin cuối cùng chúng tôi nhận được từ báo Spiegel là cơ quan Công tố của Đức tình nghi rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cầm giữ trong Sứ quán Việt Nam trước khi được đưa đi.

Kính Hòa

(RFA)

Không có nhận xét nào: