Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Các ông đã ở đâu khi người dân đang ôm phuy trôi dạt ngoài biển?

Tôi đọc cái tin này mà gai ốc nổi khắp người.
Áo đen đứng giữa trong ảnh là Luân, một người trẻ bình thường, vô danh như tất cả chúng ta.
Giữa cơn bão Damrey, Luân cùng 7 người bạn của mình quần thảo cano suốt 13h đồng hồ giữa sóng to gió lớn giữa bão táp mưa sa để cứu người dân trôi dạt trên biển.
Đó là những người dân làm thuê trên các bè cá đã bị bỏ quên. Khi bão ập vào bè gỗ bị đánh tan từng mảnh và họ nằm xấp hoặc ôm phuy nhựa trôi dạt chờ đợi một phép màu.
44 người đã chết. 19 người còn mất tích, trong khi nguyên do được cho là tại bão “khủng khiếp, bão lịch sử 35 năm, tại bão “ngoài sức tưởng tượng”, là “sự cố khôg ai lường trước được”- lời ông Chủ tịch tỉnh.
À còn ông Tổng cục trưởng phòng chống thiên tai nữa. Ông nói: ứng phó đã chuẩn bị kỹ càng, nhưng thiệt hại lớn thì “khó lý giải”!
Năm nhiều, VN hứng đến 18 cơn bão mà ko hiểu sao số phận dân đen vẫn cứ trông cả vào ông giời thế này.
Cho Luân xin 1 like. 200 người dân đã được anh vớt lên từ giữa mong manh sự sống và cái chết. Những gì anh và bạn bè anh làm đáng rất nhiều hơn thế. Cái like ấy cũng có thể mất 500k khi này tỏ với sự “không tưởng tượng được” của quan chức tỉnh này. Các ông đã làm gì ngoài việc thống kê thiệt hại? Các ông đã ở đâu khi người dân đang ôm phuy trôi dạt ngoài biển?

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận


Vì sao báo chí ngại nói về nỗi đau của dân tộc mình?
Bức ảnh mà bạn đang thấy, là của báo Al jazeera nói về cơn bão Damrey ở VN. Có thể nói đây bức ảnh báo chí đúng nghĩa, hiếm hoi được thấy gần đây trong bối cảnh mà hàng chục người chết, hàng trăm cây số dân cư và tài sản tan hoang. Nhưng tiếc thay, lại là bức ảnh trên một tờ báo nước ngoài.
Từ nhiều năm nay, dường như có một mệnh lệnh bí ẩn nào đó khiến hình ảnh và tin tức về các thảm nạn ở VN rất "chừng mực", giảm nhẹ ngôn ngữ diễn đạt. Không phải báo chí VN bất tài, mà cần đặt một câu hỏi rằng điều gì đã kìm hãm các khả năng đó chặt chẽ một cách có hệ thống.
Những bài báo nhanh và không ngại chi tiết, những phóng sự ảnh sống động không né tránh từng có ở VN, mỗi ngày ít dần, nhạt dần. Sự dấn thân cho ý nghĩa cao quý của nghề báo trở nên hiếm hoi. Có phải chủ trương đó để phục vụ cho một bức tranh Việt Nam luôn bình yên và hạnh phúc?
Phải nhờ vào facebook và những status công dân, mà dân chúng mới kịp nhìn thấy, nghe thấy một cách sống động về những gì diễn ra trên đất nước mình. Sự thật được nhân dân chia sẻ. Nhưng sự thật cũng bị phong kín, nhỏ giọt bởi chính các hệ thống truyền thông mang mác nhà nước.
Bức ảnh này nhắc tôi về giá trị cao quý của nghề báo. Và bức ảnh cũng nhắc tôi về một khoảng trống quá lớn mà báo chí VN hôm nay đang tạo ra, trước những ngồn ngộn hiện thực sống động trên đất nước này.
(Ảnh báo Al jazeera có được, của tác giả Nguyễn Huy Khâm)
ThíchHiển thị thêm cảm xúc

Không có nhận xét nào: