Phạm Anh
60% doanh nghiệp làm ăn không có lãi nhưng “tất cả 13 chỉ tiêu Quốc hội giao cho Chính phủ có khả năng rất cao là sẽ đạt và vượt kế hoạch”, rõ thực là đã hở đuôi mà vẫn cố giấu đầu.Bauxite Việt Nam
Phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội chiều 31-10-2017, đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho biết báo cáo của Chính phủ tại kì họp lần này cho thấy năm nay là năm “được mùa lớn”. Lần đầu tiên sau nhiều năm, tất cả 13 chỉ tiêu Quốc hội giao cho Chính phủ có khả năng rất cao là sẽ đạt và vượt kế hoạch. Theo ông Lộc, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới năm nay tăng 14 bậc. Cùng với Indonesia, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có những bước cải cách mạnh mẽ nhất trong khu vực. Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cho rằng dù những thành công trong kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá là vững chắc nhưng ở đâu đó vẫn còn băn khoăn, lo lắng về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong những năm tới. Dù kinh tế tăng trưởng cao hơn nhưng gần 60% doanh nghiệp (DN) trong tình trạng làm ăn không có lãi. Trong 10 tháng đầu năm 2017, có hơn 100.000 DN thành lập mới, là một kì tích, nhưng cũng tới 60.000 DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.
Theo ông Lộc, dù tăng trưởng cao hơn nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn không giảm xuống. Tỉ lệ thất nghiệp cao ở độ tuổi thanh niên với các tấm bằng cử nhân, cao đẳng, thậm chí là thạc sĩ vẫn đang là vấn đề mà chúng ta không thể cam lòng. Chúng ta cần tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng cao sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không đi đôi với tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nhất là những người yếu thế trong xã hội. “Những năm qua, các con số thống kê cho thấy t lệ thất nghiệp ổn định ở mức 4%, nhưng đó là tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn chưa được nhắc đến trong các báo cáo của Chính phủ, dù rằng đây là nơi sinh sống và làm việc của gần 70% dân số nước ta” – ông Lộc nói.
Giao chỉ tiêu giảm biên chế vì lo “miệng ăn núi lở“
Theo Chủ tịch VCCI, tình hình thu – chi ngân sách nhà nước và nợ công vẫn chưa có nhiều thay đổi so với những năm gần đây. Đó là chi thường xuyên chiếm tỉ trọng cao, tới hơn 64%, vẫn là nợ công đang sắp đụng trần 65% GDP mà Quốc hội cho phép, vẫn là tốc độ giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp, tức là có tiền mà vẫn không làm sao tiêu được!
“Nhưng điều đáng nói là năm nào chúng ta cũng muốn tiêu tiền nhiều hơn năm trước và dường như càng nhiều thì càng tốt. Tốc độ tăng thu – chi ngân sách nhà nước cao luôn được coi là thành tích. Nhưng trong bối cảnh nợ công đang ở gần sát mức trần như hiện nay, tại sao lại coi việc thu – chi ngân sách nhà nước tăng 10% là tốt hơn so với chỉ tăng 7% hay 8%… Trong năm nay, khi thu ngân sách nhà nước dự kiến sẽ vượt dự toán khoảng 23 nghìn tỉ đồng thì số chi ngân sách nhà nước dự kiến cũng được điều chỉnh tăng theo. Tại sao chúng ta không sử dụng khoản vượt thu này để giảm nợ công?” – ông Lộc đặt vấn đề.
Chủ tịch VCCI cho rằng: “Với tư duy thu – chi như vậy, bao giờ chúng ta mới có thể đưa nợ công về mức mà chúng ta có thể an tâm? Chúng ta còn bao nhiêu đất đai có thể mang lại nguồn thu? Liệu việc thu cổ tức của các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn vì nợ xấu để trả lương cho công chức hay bán tài sản của các doanh nghiệp nhà nước để lấy tiền đầu tư sẽ kéo dài được bao lâu? Tất cả những câu hỏi nêu trên cho thấy vấn đề cân đối ngân sách nhà nước và giảm nợ công để bảo đảm an toàn là rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay”.
Theo người đứng đầu VCCI, vì “miệng ăn núi lở” nên tình hình tài khoá của đất nước hiện nay lại không phụ thuộc nhiều vào Bộ Tài chính mà chủ yếu phụ thuộc vào năng lực cắt giảm biên chế và tinh gọn bộ máy của Bộ Nội vụ. Ông Lộc đề nghị Chính phủ cần xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể về cắt giảm biên chế, đồng thời quy trách nhiệm cụ thể cho từng lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, xuống đến tận cấp xã, phường trong thực hiện. Cách làm đó giống như cách mà Thủ tướng và Chính phủ đã áp đặt mệnh lệnh cho các bộ ngành chỉ tiêu cắt giảm tối thiểu 30-50% các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong vòng 2 năm tới. Cùng với đó, Chính phủ cần thúc đẩy cải cách theo 3 tuyến giải pháp cơ bản: Thực hiện Chính phủ điện tử, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh không cần thiết để cởi trói cho người dân và doanh nghiệp; Giải phóng các bộ ngành ra khỏi chức năng chủ quản doanh nghiệp nhà nước, chuyển giao chức năng này cho các công ty đầu tư tài chính để vận hành theo nguyên tắc thị trường, không thành lập thêm siêu ủy ban, siêu bộ. Chủ tịch VCCI cũng đề nghị thực hiện xã hội hoá dịch vụ công theo hướng cái gì dân và doanh nghiệp làm được thì Chính phủ không làm…
“Đó là những dư địa còn rất lớn để khởi động một cuộc cách mạng thực sự trong cải cách bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tinh giảm biên chế. Và chỉ như vậy, chúng ta mới có thể cân đối ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công mà không cần phải tăng thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và nhiều loại thuế, phí khác làm người dân bức xúc” – ông Lộc nói.
P.A
Nguồn: https://www.tienphong.vn/kinh-te/chu-tich-vcci-vu-tien-loc-60-doanh-nghiep-lam-an-khong-co-lai-1203501.tpo
Bộ trưởng Tài chính: có sự suy thoái trong đội ngũ thuế và hải quan
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, tại buổi trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 16 tháng 11, khẳng định có sự suy thoái trong đội ngũ cán bộ của ngành và Bộ Tài Chính kiên quyết xử lý tình trạng tiêu cực đó.
Trước những vấn đề mà các Đại biểu Quốc hội nêu ra, liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại, cán bộ thuế và hải quan tiếp tay gây thất thoát cho ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết nguyên nhân chính là do cán bộ ngành tài chính bị suy thoái đạo đức và hàng năm Bộ Tài Chính xử lý, kỷ luật khoảng 300 cán bộ thuế, hải quan.
Ông Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, Bộ Tài Chính tiến hành rà soát lại quy trình thủ tục và chế độ chính sách để điều chỉnh cho phù hợp, như qua trường hợp 46 cán bộ hải quan ở An Giang bị bắt, Bộ Tài Chính đã báo cáo Chính phủ sửa chính sách, không cho hoàn thuế nông-lâm-thủy sản qua chế biến.
Ngân hàng Nhà nước: Đồng Việt Nam ổn định nhất châu Á
Hình minh họa. Một nhân viên ngân hàng thương mại nhận những cọc tiền đồng từ một khách hàng ở Hà Nội hôm 23/2/2011. AFP |
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho rằng đồng tiền Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực châu Á.
Ngân hàng nhà nước đưa ra các con số thống kê để chứng tỏ rằng đồng tiền Việt Nam đang giảm giá mạnh so với những đồng tiền của các nước là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Cụ thể đồng Việt Nam đã giảm 2,32% so với yên của Nhật Bản, 9,49% so với đồng Euro. Việc đồng Việt Nam giảm giá cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam.
Cũng theo thông tin của ngân hàng nhà nước, nhờ việc điều chỉnh tỉ giá mua bán ngoại tệ một cách linh hoạt, và nhờ vào thặng dư xuất khẩu trong 10 tháng qua là 2,56 tỉ đô la Mỹ, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay đã lên đến 45 tỉ đô la Mỹ.
Ngân hàng nhà nước đưa ra các con số thống kê để chứng tỏ rằng đồng tiền Việt Nam đang giảm giá mạnh so với những đồng tiền của các nước là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Cụ thể đồng Việt Nam đã giảm 2,32% so với yên của Nhật Bản, 9,49% so với đồng Euro. Việc đồng Việt Nam giảm giá cũng giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cho Việt Nam.
Cũng theo thông tin của ngân hàng nhà nước, nhờ việc điều chỉnh tỉ giá mua bán ngoại tệ một cách linh hoạt, và nhờ vào thặng dư xuất khẩu trong 10 tháng qua là 2,56 tỉ đô la Mỹ, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay đã lên đến 45 tỉ đô la Mỹ.
(RFA)
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết nợ thuế tính đến thời điểm hiện tại gần 74.000 tỉ đồng, trong đó có hơn 28.000 tỉ đồng khó có khả năng thu hồi do doanh nghiệp (DN) mất tích, phá sản; người nộp thuế bỏ trốn... Trước băn khoăn của các đại biểu (ĐB) liên quan đến vấn đề chuyển giá, ông Dũng cho biết năm 2016 đã tiến hành 1.046 cuộc thanh tra truy hoàn thuế và phạt 1.301 tỉ đồng; năm 2017 kiểm tra 1.288 DN tổng truy thu và hoàn thuế hơn 3.000 tỉ đồng.
Phiên chất vấn tại Quốc hội: Truy trách nhiệm nợ công, cán bộ 'đi đêm'
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) đặt câu hỏi tại phiên chất vấn sáng 16.11 Ảnh: Ngọc Thắng
Tình trạng nợ công áp trần, thất thu thuế và đặc biệt không ít cán bộ nhũng nhiễu, đi đêm với doanh nghiệp được các đại biểu đặt ra với Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trong phiên chất vấn ngày 16.11.
Ngân sách đội nón ra đi, nghìn tỉ vào túi cán bộ
|
Lo ngại về vấn đề thất thu thuế, ĐB Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) đồng thời báo động về nguyên nhân đạo đức cán bộ hải quan, thuế bị thoái hóa. Theo ông Chiến, thực tế cho thấy các vụ án xảy ra tại cảng Sài Gòn, 213 container biến mất, hơn 30 cán bộ hải quan phải ra hầu tòa, 48 cán bộ hải quan An Giang bị xử lý... “Ngân sách nhà nước một phần đội nón ra đi, một phần chảy vào túi cán bộ, gây thất thu hàng ngàn tỉ đồng... Xin cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng và lãnh đạo ngành hải quan đến đâu khi xảy ra các vấn đề, vấn nạn này?”, ĐB Chiến chất vấn.
“Tinh thần của Bộ Tài chính quyết tâm chống tiêu cực trong ngành và ngoài ngành. Hằng năm, riêng xử lý nội bộ, kỷ luật cán bộ thuế và hải quan liên quan đến thực hiện chức trách nhiệm vụ, liên quan đến quy trình thủ tục, quy phạm về mặt hành chính khoảng trên dưới 300 cán bộ”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin.
Chưa hài lòng, ĐB Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) tranh luận về lĩnh vực thuế vẫn tiềm ẩn nhiều tham nhũng với thủ đoạn từ vòi vĩnh đến thông đồng để bỏ sót nguồn thu. “Theo nghiên cứu năm 2015 thì có 63% hộ kinh doanh đi đêm với cán bộ thuế. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ thực trạng này hiện nay còn phổ biến không? Ai chịu trách nhiệm về vấn đề này?”, ĐB Cường truy.
“Năm 2015 đúng như ĐB nêu là 63% DN đi đêm với cán bộ thuế, nhưng đến năm 2016, đánh giá lại chỉ còn 31%”, Bộ trưởng Tài chính giãi bày.
Dân sợ lấy hóa đơn chứ không phải thói quen
Một vấn đề nhiều ĐB đặt ra tại phiên chất vấn là việc DN làm ngơ không xuất hóa đơn bán hàng giá trị gia tăng (GTGT). ĐB Bùi Thu Hằng (Hòa Bình) “truy”: “Bộ có trách nhiệm gì và giải pháp như thế nào để tạo thói quen cho người dân mua hàng lấy hóa đơn, chống thất thu ngân sách?”.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận có tình trạng này và nêu nguyên nhân chính do hiện nay quản lý thuế tạo điều kiện cho DN tự khai, tự tính, tự nộp, sau đó hậu kiểm, trong khi người dân không có thói quen lấy hóa đơn và thường xuyên dùng tiền mặt...
Không đồng tình, ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Hậu Giang) khẳng định vấn đề không phải nằm ở thói quen của người dân. Khi muốn lấy hóa đơn tài chính thì người bán hàng lại yêu cầu người mua hàng phải trả thêm 10% thuế GTGT. “Tôi đề nghị Bộ trưởng có giải pháp khắc phục tình trạng trên và nói rõ là người bán hàng yêu cầu người mua hàng phải trả thêm 10% thuế GTGT như vậy có hợp lý hay không?”. Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi của ĐB Thủy vẫn còn bỏ ngỏ.
ĐB Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam) đặt vấn đề quản lý thuế với những người kinh doanh qua Facebook. Bộ trưởng Tài chính thừa nhận quản lý kinh doanh qua mạng, thu thuế qua mạng hiện rất khó. Về lâu dài sẽ yêu cầu các tổ chức, kể cả Facebook, phải có hiện diện thương mại tại VN.
Xoay 2 Bộ trưởng về trách nhiệm nợ công
Liên quan đến nợ công, đánh giá cao những nỗ lực của ngành tài chính, nhưng ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng cho rằng, những năm gần đây, khoản nợ gốc và lãi vay phải trả đang tăng nhanh. Năm 2010 chỉ khoảng 100.000 tỉ đồng nhưng năm 2017 tăng lên 250.000 tỉ đồng. ĐB Ngân đề nghị Bộ trưởng Tài chính giải trình về những giải pháp nhằm đảm bảo an toàn nợ công nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn để đầu tư cho phát triển.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, trong bối cảnh nợ công tăng cao (nợ công hiện đã trên 60% và áp sát trần an toàn 65%, còn nợ Chính phủ đã vượt ngưỡng an toàn 50%) và áp lực trả nợ lớn, phải có lộ trình để tránh bội chi trong áp lực nợ công. Hiện Chính phủ đang kiểm soát nợ công chậm lại với nhiều giải pháp.
ĐB Nguyễn Mai Bộ (An Giang) và ĐB Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) thì đặt câu hỏi tình trạng nhiều dự án đắp chiếu mà vẫn vay vốn, đầu tư công không hiệu quả gây nợ công cao nhưng không ai chịu trách nhiệm. Được mời giải trình, Bộ trưởng KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, trước khi có luật Đầu tư công, tình trạng các dự án được đầu tư vô cùng tùy tiện, vượt cân đối ngân sách T.Ư và địa phương. “Giai đoạn 2011 - 2015 có đến 20.000 dự án cả lớn lẫn bé có quyết định đầu tư mà không rõ nguồn vốn ở đâu. Từ đó dẫn đến giãn, hoãn, dừng, thất thoát và lãng phí”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thừa nhận. Sau khi có luật Đầu tư công, tình hình có sáng sủa hơn, song tình trạng triển khai đầu tư vướng quá nhiều thủ tục từ giải phóng mặt bằng đến đấu thầu, khiến nhiều dự án phải điều chỉnh, giãn, hoãn.
Giải trình thêm, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ thừa nhận nợ công đang tăng cao, áp lực trả nợ lớn và giải quyết bài toán này là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan điều hành trong giai đoạn 2016 - 2020. Phó thủ tướng cũng cho hay, để quản lý nợ công chặt hơn, Chính phủ đã trình cấp có thẩm quyền ban hành nghị quyết về đẩy mạnh tái cơ cấu nợ công, cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn hiệu quả... Ông Huệ dẫn số liệu, trong năm 2016 chỉ có một dự án được Chính phủ bảo lãnh với số tiền 170 triệu USD, trong khi đến thời điểm này của năm 2017 không có thêm dự án mới nào cần phải bảo lãnh.
Trả lời dài dòng, chưa có tính đột phá
Trong khoảng thời gian từ 8 giờ 30 tới giữa 15 giờ cùng ngày, có 48 ĐB đăng ký đặt câu hỏi. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính diễn ra sôi nổi. Tuy nhiên, việc trả lời một số nội dung chưa thấy có giải pháp mới, giải pháp mang tính đột phá, nhất là vấn đề quản lý nợ công, quản lý thuế, quản lý hóa đơn mua bán hàng hóa... thể hiện qua việc có nhiều ĐB tranh luận lại.
Trước đó, phiên sáng không dưới 3 lần Chủ tịch QH phải nhắc nhở Bộ trưởng Tài chính đi vào trọng tâm vấn đề. Đơn cử Chủ tịch QH đề nghị Bộ trưởng tập trung trả lời về vấn đề người dân mua hàng không lấy hóa đơn GTGT.
|
Anh Vũ - Chí Hiếu
12.000 tỷ đồng đào tạo 9000 tiến sĩ: Bộ trưởng Giáo dục nói gì?
TPO - Tỉ lệ tiến sĩ của Việt Nam còn quá thấp nên phải đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ và không đào tạo tràn lan. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trao đổi về đề án 12.000 tỷ đào tạo 9.000 tiến sĩ được công luận quan tâm mấy ngày qua.
Sáng 16/11, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi với báo chí về Đề án đào tạo 9.000 tiến sĩ được dư luận quan tâm mấy ngày qua.
Xin Bộ trưởng cho biết đâu là lý do để Bộ GD&ĐT xây dựng đề án đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ với kinh phí 12.000 tỷ đồng?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở nước ta hiện nay khoảng 21% như vậy là thấp nên phải nâng tỷ lệ này lên. Mục tiêu của đề án 911 là phải đạt 35%. Với 9.000 tiến sĩ như trong đề án này thì cũng mới đạt được 30%. Bên cạnh đó, 9.000 tiến sĩ này cũng không phải là đào tạo mới và đề án này cũng không phải là đề án mới. Đây là đề án chỉnh sửa, nâng cao chất lượng từ đề án 911, trong đó tập trung vào việc thu hút các tiến sĩ đã đào tạo ở nước ngoài. Rồi cơ chế, chính sách làm sao để cho các tiến sĩ làm việc tốt, đặc biệt là với các tiến sĩ kiêm nhiệm. Chúng ta phải tạo điều kiện cho các nhà khoa học về các trường Đại học để cống hiến.
Thông tin về vấn đề này có thể chưa rõ, nên dư luận chưa hiểu hết. Đề án này không tập trung vào số lượng mà tập trung vào chất lượng để làm sao đáp ứng được yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không phải đào tạo tràn lan.
Việc thu hút người học sau khi được học bổng đi đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài trở về nước làm việc như thế nào?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Điều quan trọng là đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng. Người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng, cử người đi học, chứ không phải cứ đào tạo ồ ạt ra rồi tiến sĩ tự đi tìm việc.
Cách tiếp cận bây giờ là đào tạo phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng lao động. Các cơ sở đào tạo phải có trách nhiệm, chủ động để quy hoạch và phát triển đội ngũ, trong đó có đội ngũ giảng viên. Căn cứ vào đó thì Bộ hỗ trợ bằng cơ chế chính sách, chứ không phải là cử đi học, cắt biên chế để đi đào tạo xong không về.
Đổi mới cơ chế quản lý đào tạo về tiến sĩ trong đề án mới rất khác với cách làm truyền thống. Tổng số tiền không thay đổi, thậm chí trong số tiền đã được Quốc hội phê duyệt chi, không nhất thiết cứ phải dùng hết mà phải căn cứ vào chất lượng đào tạo, nếu không tiêu hết thì trả lại nhà nước.
Tôi nhấn mạnh lại quan trọng nhất là chất lượng đào tạo. Trong đề án này rất chú trọng đề cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo và người học. Còn vai trò của Bộ GD&ĐT là đưa ra cơ chế chính sách và đề xuất định mức, để làm sao định mức đề ra không quá chênh với định mức chung của các nước và khuyến khích người giỏi đăng ký đi học.
Có ý kiến cho rằng, việc đào tạo tiến sĩ trong nước thời gian qua còn nhiều tồn tại. Giờ lại đặt ra mục tiêu đào tạo 9000 tiến sĩ như thế thì chúng ta kiểm soát chất lượng như thế nào?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD&ĐT đã ban hành quy chế đào tạo tiến sĩ với yêu cầu cao hơn (chẳng hạn phải có thời gian học tập trung, có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế…) và đang siết chặt việc này thông qua việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Lúc đầu nhiều cơ sở đào tạo cũng rất lo ngại nhưng cũng phải chấp nhận. Bên cạnh đó, cách tiếp cận của đề án này là Nhà nước định hướng và hỗ trợ chứ không làm thay. Còn các cơ sở giáo dục đào tạo và bản thân người đi học phải có trách nhiệm, đảm bảo chất lượng. Nếu người đi học đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu thì sẽ được nhà nước cấp học bổng, có thể toàn phần, có thể một phần. Và như vậy sẽ mở rộng đối tượng ra tất cả mọi người đều có thể tham gia, cũng không phân biệt công lập hay tư thục.
Có ý kiến cho rằng kinh phí đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay rất thấp, trong khi kinh phí đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài rất cao. Thời gian tới Bộ có điều chỉnh định mức kinh phí đào tạo tiến sĩ trong nước không?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Theo tôi, chúng ta phải điều chỉnh. Đành rằng người đi học tiến sĩ là tính đến lợi ích sau này và phải hoàn thành trách nhiệm. Nhưng những người giỏi thì lại có rất nhiều cơ hội có học bổng. Chúng ta muốn những người giỏi đi học tiến sĩ và nhà nước đứng ra để hỗ trợ thì cũng phải tính toán mức kinh phí cho phù hợp. Dĩ nhiên có thể mức hỗ trợ không bằng các học bổng khác, nhưng cũng phải đáp ứng yêu cầu đào tạo và tính đến điều kiện phát triển cho người học.
Bộ GD&ĐT đã làm việc với Bộ Tài chính và sẽ tính toán làm sao để suất đào tạo tiến sĩ phù hợp với từng vùng, từng miền. Tuy nhiên, theo tôi, hiện nay chúng ta có nhiều cơ sở đào tạo rất tốt, do vậy nên khuyến khích liên kết với nước ngoài để cùng đào tạo, cùng hướng dẫn, không nhất thiết phải gửi tất cả ra nước ngoài.
Vậy kinh phí 12.000 tỷ đồng để đào tạo tiến sĩ sẽ rót về cho những cơ sở đào tạo nào?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Kinh phí không rót về cơ sở nào cả mà là cho những người trực tiếp đáp ứng được các tiêu chuẩn để được nhận học bổng. Tức là số tiền này là dạng học bổng, ai dành được thì được hưởng, chứ không phải chia tiền rót về địa phương, rót về các cơ sở đào tạo.
Bộ trưởng có định hướng gì trong việc cải tiến chính sách lương bổng cho giáo viên, đây là vấn đề đang có nhiều bức xúc?
Đây là vấn đề rất lớn. Hiện nay Bộ đang rà soát lại chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, chuẩn cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục. Khi cải tiến chuẩn theo hướng nâng cao chất lượng thì thu nhập cũng phải tốt lên. Tất nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo không quyết định được vấn đề lương giáo viên. Bộ đã làm việc với Bộ Nội vụ để triển khai thật tốt Nghị quyết 29 là giáo viên được hưởng thang bậc lương cao nhất.
Đồng thời, Bộ cũng đang tiến hành dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, để đưa vị thế giáo viên hay chính sách đặc thù cho nhà giáo được pháp điển hóa. Yêu cầu cao phải đi đôi với đãi ngộ tương xứng. Khi yêu cầu nhà giáo phải có chuẩn kiến thức, kỹ năng cao hơn thì chế độ cũng phải phù hợp. Còn nếu chỉ yêu cầu giáo viên phải nâng cao chất lượng mà chế độ vẫn như cũ thì không được.
Bộ GD&ĐT có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ ngành khác để xây dựng, thống nhất cơ chế chính sách như vậy. Đến nay qua làm việc sơ bộ, các Bộ trưởng khác cơ bản cũng thống nhất, ủng hộ tinh thần này. Nhưng vấn đề là cụ thể thế nào để làm sao trách nhiệm cao phải đi cùng với quyền lợi tương ứng. Đây là vấn đề không đơn giản nhưng phải làm.
Nhân ngày 20/11, Bộ trưởng có nhắn nhủ gì tới các giáo viên?
Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi rất muốn gửi lời chia sẻ, thấu cảm với các nhà giáo và sẽ cùng đồng hành với đội ngũ giáo viên. Rất nhiều trách nhiệm, rất nhiều thách thức đối với nhà giáo, với tư cách là Bộ trưởng, đứng đầu ngành, tôi rất hiểu và sẽ cùng làm, sẽ đại diện cho các thầy cô để làm việc với các cơ quan có thẩm quyền, một mặt cải thiện chất lượng giáo dục tốt hơn, mặt khác để tất cả các ngành các cấp cùng đồng hành với ngành giáo dục. Có như vậy thì sự nghiệp đổi mới giáo dục mới thành công.
Còn nếu chỉ yêu cầu các thầy cô phải cố gắng lên, phải đổi mới đi mà điều kiện làm việc, chế độ lương bổng, điều kiện làm việc, thậm chí cả danh dự không được bảo vệ một cách chính đáng thì không được. Tôi sẽ cố gắng tối đa trong khả năng của mình để tạo ra được môi trường làm việc thuận lợi cho các thầy cô và bảo vệ các thầy cô một cách chính đáng. Đây là lời chúc thiết thực nhất của tôi dành cho các thầy cô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét