Tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam được vận hành sẽ giúp giảm chi phí logistics vốn đang ở mức rất cao.
Tại phiên họp sáng 1/11, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đề xuất làm tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam từ Hà Nội đến Cà Mau với tốc độ 200km/h.




Đường sắt cao tốc đã được nhiều quốc gia xây dựng (ảnh minh họa).

Theo phân tích của ông Nhường, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam có tốc độ 200km/h thì thời gian đi từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất 7 giờ.
Yếu tố về thời gian sẽ hút lượng lớn hành khách về với đường sắt, giảm áp lực cho vận tải đường hàng không và vận tải đường bộ.
Một lợi ích lớn mà đường sắt cao tốc đem lại, theo ông Nhường, đó là chi phí logistics sẽ giảm được rất nhiều. Cụ thể, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ kết nối các cảng lớn ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng…
Như vậy, một lượng lớn hàng hóa sẽ được vận chuyển thông qua đường sắt. Trong khi đó, giá thành vận chuyển bằng đường sắt chỉ bằng 40% giá thành vận chuyển bằng đường bộ.
Chi phí logistics giảm sâu, giúp lấy lại sự cân bằng trong hoạt động vận tải và tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thanh Thanh

Trung Quốc – Việt Nam đang hè nhau đánh trận giả?!

Posted by bvnpost trên 10/06/2010
Hai Xe Ôm
Kết quả hình ảnh cho Đành cờ
Một bài viết thật đáng giá. Ngòi bút “đâm mấy thằng gian” của Hai Xe Ôm sắc bén một nhát trúng tim địch thủ. BVN cũng đã ngửi thấy điều này trong các Lời bình sát sườn đây đó nhưng suy nghĩ rành rẽ đến thế này thì xin chịu. Bái phục, bái phục.
Tuy nhiên, lợi ích mà anh “4 tốt” thu được trong cuộc đánh trận giả ta đang bàn thì có lẽ không chỉ gói vào ngót nghét 30 tỷ đô-la đâu. Còn hơn thế kia. Biết đâu khi ván bài ngả ra ù Biển Đông của chúng ta đã mất sạch. Hà cớ gì mà ông Bộ trưởng Quốc phòng lại tuyên bố ở Hội nghị Shangri-La: “Tình hình Biển Đông chưa có gì căng thẳng”? Ngư dân không được léo hánh đến vùng biển của mình hàng mấy năm trời nay, hễ đến là bị giết, bị cướp, bị bắt, mặc cho tàu Ngư chính của họ ngang nhiên rẽ sóng, thế mà không đủ căng thẳng sao? Các anh nói căng thẳng hay chưa căng thẳng ở đây là vì dân hay vì các anh? Hay đây lại là một “quả lừa” để anh “4 tốt” mượn tay đàn em đánh tạt sườn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, khi biết Mỹ tỏ ý quan tâm thật sự đến biển Đông, làm cho lời tuyên bố của Mỹ ít nhất cũng phần nào bị hẫng?
Ván cờ thật rắc rối. Nhưng không khéo, trước mắt các cường quốc chúng ta sẽ trở thành con rối, giơ tay múa chân rốt cuộc do anh giật phía này anh giật phía kia. Mới biết một khi đã đánh mất lòng tin trong mắt dân chúng thì dù có thay đổi thái độ, trưng ra một tư cách “chững” như thế nào đi nữa, người dân vẫn cứ chán nản lắc đầu. Thật hay giả của các anh, đố ai mà biết được.
Bauxite Việt Nam
clip_image001
Giới quan sát chính trường vỉa hè đang chăm chú theo dõi mối quan hệ qua lại giữa Chính phủ hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong những ngày gần đây, thấy đang xuất hiện nhiều động thái, nhiều dấu hiệu rất đáng lưu ý… Sau đây là một vài quan sát mang tính chất vỉa hè:
1/ Phía Trung Quốc dạo này có vẻ bớt hung đồ hơn, không bắt người cướp của ngang nhiên trên biển như thời kỳ trước đây; các ông to bà lớn Trung Quốc thì có vẻ nhã nhặn hơn, năng lui tới Việt Nam và mời quan chức Việt Nam sang thăm Trung Quốc nhiều hơn và cũng không thấy có tuyên bố nào có ý răn đe, hăm dọa bóng gió như trước đây…
Trong các cuộc tiếp xúc, tiếp kiến này, Trung Quốc luôn tỏ ra nhã nhặn, lịch sự tôn trọng, giữ thể diện cho Việt Nam, không xách mé, làm mất mặt các “chú” Việt Nam như thỉnh thoảng trước đây vẫn thường hay giở trò…
2/ Phía Việt Nam từ chỗ lúng búng, “ăn không nên đọi, nói không nên lời“ khi bị dư luận ép phải lên tiếng về các chuyện liên quan với Trung Quốc; giống như là mở miệng mắc quai hay sao ấy; gần đây thấy có vẻ mạnh bạo hơn, tuyên bố có vẻ rõ ràng rành rẽ, mạch lạc hơn, hung hơn…
Thái độ của phía Việt Nam có vẻ bắt đầu giương vây, cương lên; còn Trung Quốc có vẻ thu mình lại, nhũn nhặn ra? Phải chăng đúng điều mà cha ông từng đúc kết: mềm nắn rắn buông?
Về phía Việt Nam, thấy quân đội, hải quân đã có các động thái cho thấy trong tư thế sẵn sàng đáp trả, ăn miếng trả miếng chứ không chịu chậm lụt như những lần khác. Đô đốc Hải quân đã động viên bà con cứ yên tâm ra khơi đánh cá đi, có gì có Hải quân hỗ trợ. Hình như đã tóm bắt một số tàu Trung Quốc dám vào xâm lấn lãnh hải nước mình như tin báo chí Trung Quốc đưa.
Trung Quốc có vẻ đã chùng xuống, còn Việt Nam thì có vẻ cương cứng lên hơn chăng? Nguyên nhân từ đâu vậy?
Theo Hai Xe Ôm tôi thì mọi động thái diễn ra trên Biển Đông trong giai đoạn gần đây, đó chỉ là những nước cờ nhất thời mang màu sắc giống như động tác giả trong bóng đá…
Vậy việc hai bên đang sử dụng các động tác giả, đang ỡm ờ với nhau trên bàn cờ “Biển Đông” này là để câu giờ cho việc gì? Liệu đây có là màn khởi động ỡm ờ để liếc mắt sang một bàn cờ thật khác, đó là kết cục của Dự án đường cao tốc Bắc Nam? “Ông Tướng” mà cả hai bên đang nín thở để mai phục rình để tóm, bắt cho bằng được: Đó là dự án này được Quốc hội thông qua về chủ trương cho phép được triển khai?
Vậy Trung Quốc thì có liên quan gì tới cái Dự án này khi mà các nguồn tin chính thống đã cho hay: Chính phủ mời tư vấn lập dự án là Nhật, và sẽ sử dụng công nghệ Nhật Bản – Tây Âu, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để xây dựng đường tắt cao tốc này, nếu được Quốc hội bấm nút thông qua?
Đây cũng là động tác giả nốt. Vì biết rõ những động thái vừa qua đều là động tác giả, một trận đánh giả nên Nhật Bản, Ngân hàng thế giới WB và Tây Âu đã lên tiếng “bóc mẽ” với công luận. Họ đã thông báo là họ hoàn toàn không có liên quan và không muốn liên quan tới phiên chợ “treo đầu dê bán thịt chó này”…
Như mọi người đều biết: đây là một dự án như các nguồn tin chính thống đã đưa, sẽ sử dụng nguồn vốn vay quốc tế; khi mới đưa ra thì nói là sẽ vay của Nhật, nhưng hiện Nhật và Tây Âu đã tuyên bố họ chưa sẵn sàng dây vào. Vậy thì Chính phủ Việt Nam sẽ nhằm vào đâu? Không nói mọi người cũng sẽ hiểu: chỉ còn hai ông khách sộp tiềm năng đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc?
Nếu dùng phép loại trừ thì Hoa Kỳ sẽ bị loại đầu tiên và chỉ còn ông bạn láng giềng độc đinh đó là Trung Quốc, là quốc gia có đầy tiềm năng, khả năng để tham gia canh bạc này.
Đối với Trung Quốc, cho Việt Nam vay số tiền 56 tỷ USD để đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này là “chuyện nhỏ như con thỏ”? Tại sao Trung Quốc lại tử tế sẵn sàng mở hầu bao ra mà chia sẻ rủi ro với Việt Nam đối với dự án mà Trung Quốc biết thừa là phiêu lưu là chứa đựng yếu tố chính trị hơn là kinh tế?
Trong khi trên Biển Đông trước đây Trung Quốc đã nhiều lần chơi trò hải tặc trấn cướp của bà con ngư dân Quảng Ngãi từ hàng trăm triệu đồng mà vẫn sấp mặt làm? Thế mà lại dốc hầu bao cho tuyến đường này? Theo Hai Xe Ôm tôi, mở hầu bao để đầu tư cho dự án này của Việt Nam, Trung Quốc đoạt các lợi ích chiến lược sau đây:
– Tạo công ăn việc làm cho ngành đường sắt cao tốc Trung Quốc; bởi Trung Quốc vừa tự lực xây dựng tuyến đường sắt Thượng Hải – Bắc Kinh: từ thiết kế, thi công đến đóng các đầu máy toa xe đều do Trung Quốc tự làm tất. Mà đầu tư xây dựng cả một dây chuyền công nghệ như vậy đâu chỉ để làm mỗi tuyến Thượng Hải – Bắc Kinh!
Hiện Trung Quốc đã lập xong dự án, vận động 17 nước tham gia xây dựng một tuyến cao tốc Bắc Kinh nối Luân Đôn; Bắc Kinh nối Ấn Độ; Bắc Kinh nối Pakistan; Bắc Kinh nối Hà Nội… Hiện nay Câu lạc bộ đường sắt cao tốc này do Trung Quốc khởi xướng chưa thấy quốc gia nào lên tiếng hưởng ứng. Tin này tờ The Telegraph của Anh đã đưa và Blog Phamvietdaonv  đã dịch lại. Như vậy, mọi động thái của Chính phủ Việt Nam về dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, vô tình hay cố ý đều đã trùng khớp với ý đồ chiến lược phát triển mạng đường sắt cao tốc toàn cầu của các chiến lược gia Trung Quốc nhằm tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc?
– Việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, nếu Trung Quốc đầu tư cho vay, và cũng chỉ còn Trung Quốc là nước có thể cho vay, khoản tiền 56 tỷ này thì điều mà Trung Quốc tính toán không phải vì lợi ích kinh tế; đây là dự án đầu tư nhằm phục vụ cho lợi ích chính trị, đúng hơn là một canh bạc chính trị, cho những đám đánh bạc chính trị?
Như chúng ta biết, để tạo thị trường, vỏ bọc, các tay trùm xã hội đen thường hay tung tiền ra cho đám con nhà lành, đám con cha cháu ông ăn chơi; khi đám này đã nghiện rồi thì chúng sẽ trở thành cộng tác viên, thậm chí là tay sai hoặc tham gia băng đảng của chúng để quay sang khống chế, rút ruột tài sản, danh tiếng của bố mẹ chúng là chuyện đương nhiên…
Vậy ý nghĩa chính trị của dự án đầu tư đường sắt cao tốc này là gì nếu Trung Quốc tham gia?
Thứ nhất, đối với Trung Quốc 56 tỷ USD là khoản tiền nhỏ nhưng đối với Việt Nam lại là khoản tiền lớn; Mỹ còn nợ Trung Quôc gần ngàn tỷ USD cơ mà. Con số 56 tỷ USD là con số do phía tư vấn Nhật đưa ra, theo biểu giá tính toán của công nghệ Nhật, chi phí theo bảng lương của người Nhật. Còn nếu dự án này rơi vào tay Trung Quốc thì chắc chắn số tiền đầu tư này thấp hơn nhiều.
Chúng ta có thể so sánh với tuyền đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải dài 1.318 km, hành trình 5 giờ, tốc độ 300-350 km/giờ, Trung Quốc đầu tư hết 22,6 tỷ USD; như vậy, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam nếu Trung Quốc đầu tư thi công giá thành chắc chắn chỉ xoay quanh con số 30 tỷ USD.
Trong khi đó căn cứ vào dự toán do tư vấn Nhật lập là 56 tỷ USD, nếu Trung Quốc bỏ vốn đầu tư toàn bộ, họ sẽ có lãi khoảng 25 tỷ USD, một khoản lãi vô cùng hấp dẫn. Bởi  khi mà bỏ ra khoản chi phí trên 30 tỷ USD để làm con đường thì những người tham gia đã “được ăn, được nói, được gói” mang về rồi… Đấy cái tổ con chuồn chuồn là ở chỗ này đây.
Trong vụ này các nhà công nghiệp tàu cao tốc Tây Âu, tư vấn Nhật đã bị mượn danh; còn Quốc hội Việt Nam nếu bấm nút thông qua tức đã trở thành kẻ “đập bụi cho người Trung Quốc ăn chồn”; ”làm giá cho Trung Quốc xơi“…!
Trong giải trình mới nhất, Chính phủ đã hé ra rằng Chính phủ chỉ bỏ ra 31 tỷ USD còn phần còn lại sẽ được các đối tác khác hỗ trợ, chắc là họ đầu tư để làm từ thiện chắc? Đúng là giấu đầu hở đuôi?!
Thế thì tại sao những người tham gia lập dự án lại không ngửa bài ra như vụ bauxite Tây Nguyên, rằng TKV sẽ vay tiền của một ngân hàng Hồng Kông, khoảng 650 triệu USD để triển khai dự án này?
Giương con bài công nghệ Nhật – Tây Âu chỉ là mẹo giương Đông kích Tây của các nhà lập dự án của Việt Nam. Nếu ngửa bài ra ngay là sẽ liên doanh với Trung Quốc, vay tiền Trung Quốc thì sẽ bị dị ứng giống như việc vụ bauxite và vụ cho thuê đất trồng rừng.
Đảm bảo nếu được Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương, lúc đó cái đuôi Trung Quốc mới thòi ra. Vì biết tỏng điều này, biết mình bị lỡm, nên Nhật Bản ngửa bài ngay: Không có chuyện Nhật bản đầu tư cho vay, Nhật đời nào dại để cho Trung Quốc lỡm mình: cốc mò cò xơi. WB, EU cũng biết tỏng đây là trò “giương đông kích tây”, “ve sầu thoát xác” mà binh pháp Tôn Tử – Trung Quốc đã từng đúc kết.
Sở dĩ các nhà đầu tư Trung Quốc nhắm vào ông bạn Việt Nam là bởi Trung Quốc vừa đầu tư xây dựng xong một nhà máy đóng tàu cao tốc để lắp đặt cho tuyến Thượng Hải – Bắc Kinh trên 1000 km. Không nhẽ làm ra một nhà máy chỉ để sản xuất cho một đoạn đường, hiện Trung Quốc đang bí đầu ra và công ăn việc làm cho công nhân nhà máy này. Thôi thì không cách nào hay hơn là sang dụ dỗ Việt Nam làm tàu cao tốc đi, sẽ cho vay tiền, thậm chí cho công nhân sang thi công hộ… Việt nam chỉ việc ngồi trong phòng máy lạnh, chỉ sau một năm sẽ có tàu cao tốc đi. Tuyến Thượng Hải – Bắc Kinh Trung Quốc chỉ làm trong một năm là xong. Tuyến tàu cao tốc Hà Nội – TP Hồ Chí Minh nếu Trung Quốc thi công bằng tiền và công nhân Trung Quốc thì chỉ vài ba năm là xong. Xong rồi nha, các chú ký sổ nợ rồi nha, lúc đó Trung Quốc mới tính sổ với các chú. Lơ mơ chuyện gì trên Biển Đông là bác bóp dái các chú; chú cấm được kêu bởi các chú đang nợ bác 56 tỷ kia mà?
Như vậy, để phục vụ cho ván cờ thật này, để có thể cho được ông Tướng thật này vào oi của mình, Trung Quốc đã và sẽ bật đèn xanh để cho Hải quân VN bắt tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa tin là 30 chiếc bị hải quân nước ngoài bắt. Trung Quốc kỳ này cũng học Việt Nam trong cách xưng hô nói là bị nước lạ bắt mất tàu, 30 chiếc mà không kêu ca gì. Sao Trung Quốc lại nhũn như chi chi chi làm vậy…
Về phía Việt Nam sắp tới thì chị Nguyễn Phương Nga sẽ lên tuyên bố bù lu bù loa lên án Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam mạnh mẽ hơn và sẽ thông tin cụ thể số tàu cá Trung Quốc, chứ không là tàu lạ đã bị hải quân Việt Nam trừng trị, bắt sống…
Tuyên bố như vậy để tỏ ra với bàn dân thiên hạ là Việt Nam đang chơi rắn với Trung Quốc đây. Còn phía Trung Quốc sẽ cho một số blogger lên mạng Hoàn Cầu dọa sẽ chọc tiết bọn Việt Nam tiểu bá; mặt khác bác Tôn Quốc Tường thì nhũn nhặn xoa tay đấu dịu và mang mấy chục triệu đồng đến nộp phạt để đưa tàu Trung Quốc về.
Những động tác chơi rắn giả, đánh trận giả sắp tới của phía Việt Nam và nhũn nhặn xuống nước giả của các bác Trung Quốc nhằm tung hỏa mù dư luận: Rằng Việt Nam đang rắn với Trung Quốc, sẵn sàng dằn mặt, ăn miếng trả miếng với Trung Quốc chứ không hèn, nhũn như chi chi chi nữa đâu. Phía nhũn như chi chi hèn bây giờ lại là phía Chính phủ Trung Quốc.
Tóm lại tất cả những động thái mang màu sắc đánh trận giả trên đều nhằm đạt mục đích đề ra từ phía Trung Quốc: Nếu các chú Việt Nam chịu nôn ra đây 56 tỷ USD thì các chú có gọi các bác là chó, là lợn, là sài lang… hay là gì gì cũng đều không quan trọng.
Còn khi các chú đã theo ý ta, nếu các các chú muốn có tiền uống rượu hợp pháp, các bác sẽ xui mấy tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam để cho các chú bắt, các bác sẽ đưa tiền nộp phạt để cho các chú có tiền uống rượu. Lấy tiền xử phạt tàu Trung Quốc đem uống rượu thì oai vô cùng, thơm vô cùng?!
Xe ôm là đám bám vào vỉa hè để kiếm sống, muốn sống được thì phải biết luồn lách, chụp giật, ỡm ờ… Do vậy nếu như Hai Xe Ôm tôi có “suy bụng ta ra bụng bò” điều gì đó chưa phải thì cũng mong bà con đại xá…
H.X.Ô
Theo blog Phạm Viết Đào


 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 25/10/2017.
Ngay sau khi Trung Quốc đưa Tư tưởng Tập Cận Bình vào Điều lệ Đảng, Việt Nam đã cử đặc phái viên sang Bắc Kinh tìm hiểu “tinh thần” của tư tưởng này. Các nhà phân tích nói rằng nếu Việt Nam du nhập Tư tưởng Tập Cận Bình sẽ gây ra một ‘thảm họa’ cho đất nước.
Hôm 30/10 ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam, cũng là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để tìm hiểu về tân tư tưởng của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, tại Bắc Kinh, ông Quân nói rằng Việt Nam muốn tìm hiểu sâu hơn về tinh thần của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, và “Tư tưởng Tập Cận Bình về vấn đề Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.”
Từ thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Tương Lai, cựu Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, từng là thành viên nhóm cố vấn cho các cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nói với VOA rằng sẽ là một thảm họa nếu Việt Nam vận dụng Tư tưởng Tập Cận Bình:
“Tư tưởng Tập Cận Bình trở thành điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tai họa lớn nữa đối với Việt Nam. Tư tưởng Tập Cận Bình – thực chất là một tư tưởng độc tài toàn trị, phản dân chủ, dùng Đảng trị nước, giẫm đạp lên trên hiến pháp và pháp luật, và không đếm xỉa gì đến nguyện vọng của nhân dân – nếu vận dụng đưa vào trong đất nước Việt Nam thì đấy là một thảm họa.”
Giáo sư Tương Lai, một đảng viên kỳ cựu, từng nắm nhiều chức vụ quan trọng hàng đầu về lãnh vực tư tưởng Marxist-Lêninnist, phân tích thêm về Tư tưởng Tập Cận Bình:
“Tư tưởng này vẫn xoay quanh vấn đề độc đảng, các tổ chức xã hội dân sự đều nằm trong vòng tay kiểm soát của đảng. Đảng thì lãnh đạo tuyệt đối về quân đội và chính quyền, tập trung một cách gây gắt và quy lại hạt nhân lãnh đạo là ông Tập Cận Bình.”
Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua điều lệ đảng sửa đổi, trong đó nâng Tư tưởng Tập Cận Bình ngang hàng với cựu lãnh tụ Mao Trạch Đông, người khai sinh ra nhà nước “Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.”
Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết đại hội 19 đã đưa tư tưởng quân sự của Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo “tuyệt đối” của đảng đối với lực lượng vũ trang vào điều lệ đảng. Nghị quyết nhấn mạnh, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân khác, cũng như thực hiện tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân đội.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp ông Hoàng Bình Quân
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp ông Hoàng Bình Quân
Từ bang California, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Lê Minh Nguyên, một nhà phân tích tình hình chính trị Trung Quốc nhận định:
“Tên của Tập Cận Bình được đưa vào Điều lệ Đảng tức là những đối thủ của ông không thể thách thức ông được. Rõ ràng là ông dùng ‘Thời đại mới’ và ‘mang đặc tính Trung Quốc’ để nâng ông lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, như vậy là tôn sùng và thần thánh hóa lãnh tụ để củng cố độc tài cá nhân – chuyển từ độc tài cộng sản sang độc tài cá nhân trong một chế độ vẫn không từ bỏ xã hội chủ nghiã – như vậy là mang tính phát-xít.”
Tư tưởng Tập Cận Bình là học thuyết chính trị mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc được Chủ tịch Tập Cận Bình đúc kết sau 5 năm cầm quyền. Trong đó tập trung vào việc thực hiện “Bốn toàn diện” (Tứ Toàn) để đạt mục đích tối hậu là sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Hoa (Trung Quốc Mộng) bằng con đường đi đến hai mục tiêu trăm năm (Bách niên Mục tiêu) và xây dựng quân đội hùng mạnh trong khi không dung thứ hành động ly khai.
Trong ‘Trung Quốc Mộng,’ ông Tập đặt ra hai mục tiêu là xây dựng một xã hội khá giả vừa phải vào năm 2020, và đưa Trung Quốc trở thành “siêu cường xã hội chủ nghĩa” vào năm 2049, tức đúng dịp tròn 100 năm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, thông qua nguyên tắc “Bốn Toàn diện”: xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách kinh tế-xã hội sâu sắc toàn diện, xây dựng một nền pháp trị toàn diện và quản lý Đảng bằng kỷ luật một cách toàn diện.
Giáo sư Tương Lai phân tích mức độ nguy hiểm của sự bành trướng Trung Hoa theo tư Tưởng Tập Cận Bình, khi so sánh với tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Trung Hoa thời Đại Hán:
“Ông ta trở thành hoàng đế mới của Trung Quốc và với chức danh đó, ông muốn ứng xử với thế giới khi ông muốn Trung Quốc thống trị thế giới trở lại như mong muốn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán xưa kia. Nhưng nếu thực hiện bằng con đường của Tập Cận Bình dùng Đảng trị nước để phục hưng nước Trung Hoa vĩ đại thì sẽ rất gay go, bởi vì nó quy vào vai trò của một cá nhân quyết định như thời Mao, càng làm nguy hiểm cho thế giới và nguy hiểm cho những nước láng giềng châu Á, nằm trong tư tưởng của Tập Cận Bình, vẫn là tư tưởng bành trướng Đại Hán được hiện đại hóa.”
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Fox hôm 25/10 ngay sau khi ông Tập tái đắc cử Chủ tịch nhiệm kỳ 2, Tổng Thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông Tập là “một người quyền lực, đến nay một vài người có thể xưng ông ấy là vua của Trung Quốc, dù họ chỉ gọi ông là Chủ tịch.” (“He’s a powerful man. Now some people might call him the king of China. But he’s called president.”)
Trong gần 100 năm lịch sử, Cộng Sản Trung Quốc chỉ ghi tên hai lãnh tụ với vai trò lý thuyết gia là Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, với Tư tưởng Mao Trạch Đông được coi là chủ đạo từ năm 1945, trong khi Lý luận Đặng Tiểu Bình được vận dụng khí Trung Quốc bắt đầu đổi mới kinh tế từ năm 1997.
Trước “kỷ nguyên mới của Chủ Nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc” mở ra trong bối cảnh lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đang “bế tắc” trong việc định hướng Xã hội Chủ Nghĩa, chia rẻ, đấu đá nội bộ, và lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc, giáo sư Tương Lai chia sẻ mối lo ngại:
Ông Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Ông Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tập đoàn lãnh đạo Việt Nam tính từ đại hội đảng thứ 10 cho đến nay đã nằm gọn trong vòng tay của Bắc Kinh, đó là một thảm họa lớn nhất của đất nước này, khiến cho Việt Nam càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Hơn nữa, Đảng CSVN không còn là một khối đoàn kết, mà chia rẻ, hình thành nhiều nhóm lợi ích, đấu đá tranh giành quyền lợi và quyền lực, không thiết tha gì đến quyền lợi đất nước.”
Vì quan hệ Việt Nam và Trung Quốc bị ràng buộc bởi 16 chữ vàng Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan, tiến sĩ Lê Minh Nguyên nhận định rằng Tư Tưởng Tập Cận Bình sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo trong khuôn khổ của Thập lục tự phương châm:
“Theo phương châm 16 chữ vàng thì tôi nghĩ Đảng CSVN cũng muốn bắt chước Trung Quốc, nhưng cái khó của Việt Nam là tư tưởng rất nghèo nàn. Ngay cả ông Hồ Chí Minh cũng nói rằng là những gì ta muốn nói thì Mao Chủ tịch đã nói hết rồi. Điều đó có nghĩa là tư tưởng của ông Hồ là tư tưởng của ông Mao. Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư hiện nay có ra một quyển sách trên một ngàn trang, cũng chỉ góp nhặt những bài viết, những lý luận cùn mằn của Chủ nghĩa Marxist, chứ không nêu ra được viễn cảnh tương lai cho Việt Nam như thế nào. Chính ông Trọng mà còn nói đến hết thế kỷ không biết có tìm ra CNXH hay không. Như vậy là cả ông Trọng, ông Hồ đều không có tư tưởng. Vì vậy, tư tưởng của Đảng CSVN có lẽ sẽ bị Tư tưởng Tập Cận Bình ảnh hưởng theo chiều hướng của 16 chữ vàng.”
Ngoài ra, tiến sĩ Nguyên còn nhận định rằng Việt Nam sẽ có khó nhà lãnh đạo đương nhiệm nào có tư tưởng được đưa vào điều lệ Đảng do truyền thống lãnh đạo tập thể lâu nay và nếu có xuất hiện cá nhân lãnh đạo nào nổi trội thì ngay tức khắc sẽ bị ‘loại trừ.’
Các chuyên ra nhận định rằng Việt Nam nên đa dạng hóa các mối quan hệ, không nên “ngã vào lòng Trung Quốc, và phải từ bỏ thế “du dây” để không bị lao vào vòng xoáy bành trướng của Trung Quốc, một tư tưởng vừa được hơn 86 triệu đảng viên đúc kết và cụ thể hóa qua Tư tưởng Tập Cận Bình.


Đặc phái viên của Tập Cận Bình đến VN




Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Tống Đào, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung QuốcBản quyền hình ảnhTÂN HOA XÃ
Image captionTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Tống Đào, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng hôm 1/11 đã tiếp ông Tống Đào, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trước đó ngày 30/10, ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tiếp xúc với ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh.
Hai chuyến thăm liên tiếp dường như muốn gửi ra tín hiệu về quan hệ khăng khít hiện tại giữa hai đảng Cộng sản.
Theo truyền thông Việt Nam, ông Tống Đào đã thông báo kết quả và những nội dung cơ bản của Đại hội 19 vừa kết thúc ở Trung Quốc.
Ông cũng nói cá nhân Tổng Bí thư Tập Cận Bình "coi trọng cao độ phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Việt Nam".

Gặp gỡ

Trước đó tại Bắc Kinh, khi tiếp ông Hoàng Bình Quân, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam hãy có nỗ lực chung nhằm thúc đẩy việc phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định quan hệ giữa hai nước.
Lời kêu gọi của ông Tập, người vừa được Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc tái xác lập vị trí lãnh đạo trong năm năm tới, được đưa ra trong cuộc gặp với ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam.
Trong chuyến đi lần này, ông Hoàng Bình Quân đảm nhiệm vai trò đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại cuộc gặp gỡ, ông Tập khẳng định rằng bộ máy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ làm với dàn lãnh đạo của Tổng bí thư Trọng.
Mục tiêu, ông nói, là nhằm làm sâu sắc hơn nữa các trao đổi chiến lược, tăng cường tin cậy chính trị lẫn nhau, triển khai những nội dung quan trọng mà hai bên đã nhất trí, và xử lí thích hợp các vấn đề có liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định trong quan hệ song phương, Tân Hoa Xã tường thuật.



XinhuaBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionChủ tịch Tập Cận Bình tiếp ông Hoàng Bình Quân chiều 30/10 tại Bắc Kinh

Ông Tập nói rằng hai đảng của hai nước đều là các đảng cầm quyền ở các đất nước theo đường lối xã hội chủ nghĩa, và cần phải nhìn mối quan hệ Việt-Trung từ một vị trí cao hơn, ở một mức độ sâu sắc hơn, và cần mạnh mẽ thúc đẩy việc xây dựng một cộng đồng cùng chia sẻ vận mệnh.

"Kết quả Đại hội Đảng"

Nhắc tới kết quả Đại hội 19, ông Tập nói rằng ông đã kêu gọi các đảng viên hãy tiếp tục theo đuổi khát vọng và giữ vững sứ mệnh, và điều đó cũng áp dụng vào sự phát triển của quan hệ Việt-Trung.
Đem theo lời chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi tới Chủ tịch Tập, ông Hoàng Bình Quân nói rằng Việt Nam muốn hiểu rõ hơn về tinh thần của Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, và về Tư tưởng Tập Cận Bình trong vấn đề Chủ nghĩa Xã hội Đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, theo Tân Hoa Xã.
Ông Hoàng Bình Quân cũng khẳng định rằng Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ song phương trong thời đại mới lên một tầm cao mới.
Trong chuyến đi, ông Hoàng Bình Quân đã gặp với ông Tống Đào, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi gặp ông Tập, truyền thông Việt Nam nói.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Hoàng Bình Quân đảm nhận vai trò đặc phái viên của Tổng bí thư Trọng tới gặp ông Tập.
Hồi đầu năm ngoái, ông đã sang Trung Quốc "thông báo trực tiếp" kết quả Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam tới lãnh đạo Bắc Kinh.
Trong cuộc gặp với vị khách Việt Nam hôm 29/2/2016, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng "Trung Quốc và Việt Nam cùng chung số phận, cũng như hai đảng cộng sản của hai nước", theo tường thuật của Tân Hoa Xã.
Xem thêm: